Giao thông

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quyết định Số 3247/QĐ-UBND, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể giao thông tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Cụ thể:

 Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương

1. Hệ thống giao thông Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Quốc lộ 1A: Đoạn qua thuộc tỉnh Bình Dương có chiều dài 7,3km, đoạn từ cầu Đồng Nai, đến giáp phường Tam Bình, thành phố Hồ Chí Minh; Theo Quy hoạch TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TT ngày 08/4/2013 với quy mô 10 làn xe, tiêu chuẩn đường cấp I, xây dựng trước 2015.

- Quốc lộ 1K: Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều dài 5,68m, đoạn từ cầu Hóa An, tỉnh Đồng Nai, đến giáp Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, giữ nguyên hiện trạng với quy mô 06 làn xe.

- Quốc lộ 13: Đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài dài 64,1 km, Điểm đầu cầu Vĩnh Bình, điểm cuối cầu Tham Rớt, được quy hoạch:

+ Đoạn từ cầu Vĩnh Bình đến ranh giữa thành phố Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát, duy trì tiêu chuẩn đường cấp I, với quy mô 6 làn xe.

+ Đoạn từ ranh giữa thành phố Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát đến ranh tỉnh Bình Phước, duy trì tiêu chuẩn đường cấp II, với quy mô 6 làn xe.

Xem thêm: Thông tin mở rộng Quốc Lộ 13 lên đến 8 làn xe với tổng vốn 10.000 tỷ đồng

- Đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành - Đức Hòa): Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều dài 32km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 02 làn xe, lộ giới 45m, xây dựng trước năm 2020.

Được biết, Đoạn đường này có điểm đầu tại ranh tỉnh Bình Phước (huyện Chơn Thành), điểm cuối tại ranh huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương và huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

- Đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh: Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 24,5km, đoạn này được quy hoạch tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô 6-8 làn xe, xây dựng trước năm 2020.

+ Điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại khu vực Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Tân Vạn - Mỹ Phước (có chiều dài 16,3 km đi trên cao), đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao quốc lộ 13 tại thành phố Thủ Dầu Một.

+ Điểm cuối vượt sông sài Gòn tại vị trí cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500m (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn). 

2. Hệ thống đường bộ do tỉnh Bình Dương quản lý

2.1 Các trục Bắc - Nam dự kiến nâng cấp

+ Đường ĐT.741 có tổng chiều dài 49,67km: Điểm đầu tại ngã tư Sở Sao, điểm cuối tại Bàu Trư (thuộc ranh tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước), duy trì tiêu chuẩn đường cấp 2, quy mô 06 làn xe, lộ giới 54m.

+ Đường ĐT. 742 có tổng chiều dài 23,82km: Điểm đầu tại ngã ba Sao Quỳ - giáp Quốc lộ 13, điểm cuối giáp đường ĐT747a, quy hoạch cụ thể:

- Đoạn từ Quốc lộ 13 (ngã ba Sao Quỳ) đến giao đường ĐH.407 giữ nguyên hiện trạng (mở rộng những đoạn chưa đủ 06 làn xe), triển khai trước năm 2020;

- Đoạn còn lại nâng cấp với tiêu chuẩn đường cấp 2, quy mô 06 làn xe, lộ giới 42m, xây dựng trước năm 2020.

+ Đường ĐT. 743B có chiều dài 4,3km: Điểm đầu ngã ba Vườn Tràm, điểm cuối giáp đường Độc Lập (đường vào khu công nghiệp Sóng Thần), quy hoạch cụ thể:

- Đoạn từ giao đường ĐT.743C (Ngã tư 550) đến giáp đường Độc Lập (đường vào khu công nghiệp Sóng Thần): quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 08 làn xe, lộ giới 54m. Đoạn còn lại duy trì quy mô như hiện tại.

+ Đường ĐT.744 có chiều dài 62,39 km: Điểm đầu giáp Quốc lộ 13, điểm cuối ngã ba Minh Hòa, quy hoạch cụ thể:

- Đoạn từ ngã ba Suối Giữa, thành phố Thủ Dầu Một đến ngã ba Kiểm Lâm, huyện Dầu Tiếng duy trì quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m.

- Đoạn từ ngã ba Kiểm Lâm, huyện Dầu Tiếng đến ngã ba Minh Hòa, quy hoạch đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m, xây dựng sau năm 2015.

+ Đường ĐT. 746 có chiều dài 60,1 km: Điểm đầu ngã ba Bình Quới, điểm cuối giáp đường ĐT747A, quy hoạch cụ thể:

- Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp 2, quy mô 06 làn xe, lộ giới 42m.

- Xây dựng mới đoạn đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh đi trùng với đường ĐT.746 tại khu vực Tân Phước Khánh và Bình Chuẩn, giai đoạn một xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, mặt đường rộng 10,5m.

- Đoạn từ cầu Tân Khánh đến Bình Hóa, xây dựng trước năm 2015, các đoạn còn lại xây dựng trong giai đoạn 2016-2020.

+ Đường ĐT.747A có chiều dài 31,33Km: Điểm đầu cầu Ông Tiếp, điểm cuối ngã ba Cổng Xanh, quy hoạch cụ thể:

- Đoạn từ cầu Ông Tiếp đến cầu Rạch Tre, trước năm 2020 với quy mô hiện tại, lộ giới 42m;

- Đoạn từ dốc Bà Nghĩa đến Cổng Xanh: Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 2, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m, triển khai trước năm 2015.

- Sau năm 2020, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 06 làn xe (trừ các đoạn đi qua đô thị được quy hoạch).

+ Đường ĐT.747B có chiều dài 21,4km: Điểm đầu ngã ba Tân Ba đến Miếu Ông Cù, Hội Nghĩa, điểm cuối giáp đường ĐT745A (xã Tân Lập, Tân Uyên Quy hoạch với tiêu chuẩn đường cấp 2, quy mô 06 làn xe, lộ giới 42m). 

+ Đường ĐT. 748 có chiều dài 37,2km: Điểm đầu ngã tư Phú Thứ, huyện Bến Cát, điểm cuối ngã ba Giáng Hương, huyện Dầu Tiếng. Quy hoạch với tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m. Dự kiến triển khai trước năm 2015. Sau năm 2020, mở rộng quy mô 06 làn xe.

+ Đường ĐT.749A có chiều dài 45,1km: Điểm đầu cầu Quan, huyện Bến Cát, điểm cuối ngã ba Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, quy hoạch cụ thể:

- Đoạn từ cầu Quan đến ngã ba Thị Tính, quy hoạch tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m, dự kiến triển khai trước năm 2020;

- Đoạn từ ngã ba Thị Tính đến Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, quy hoạch với tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m, dự kiến triển khai sau năm 2020.

Hệ thống đường Vành Đai 3 hiện nay
Hệ thống đường Vành Đai 3 hiện nay

2.2 Các trục Bắc - Nam dự kiến xây dựng mới

+ Đường Quốc lộ 13 trên cao có chiều dài 37,2 km: Điểm đầu tại cầu Vĩnh Bình, điểm cuối giáp đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh, quy hoạch cụ thể:

- Trước năm 2020 triển khai đoạn từ cầu Vĩnh Bình đến Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, với quy mô 4 làn xe. Sau năm 2020, triển khai đoạn còn lại với quy mô 04 làn xe.

+ Đường ĐT.746B có chiều dài 13,8km: Điểm đầu giao đường ĐT.746 tại dốc Cây Quéo, điểm cuối đường ĐT746 (xã Tân Thành, huyện Tân Uyên). Quy hoạch với quy mô 04-06 làn xe, xây dựng trước năm 2020.

+ Đường ĐT. 749C có chiều dài 9km: Điểm đầu giao đường ĐT.749B gần Ủy ban nhân dân xã Minh Hòa, điểm cuối tại ranh tỉnh Bình Phước. Quy hoạch tiêu chuẩn đường cấp 4, quy mô với 02 làn xe, lộ giới 42m, xây dựng trước năm 2015.

+ Đường Mỹ Phước - Tân Vạn có chiều dài 54,3 km: Điểm đầu tại ngã ba Tân Vạn, điểm cuối Đường Hồ Chí Minh (Huyện Bàu Bàng). Quy hoạch quy mô 6 làn xe, lộ giới 50m- 64m. Riêng đoạn từ ngã ba Tân Vạn đến Mỹ Phước (đã hoàn thành).

- Đoạn đường Mỹ Phước - Bàu Bàng còn khoảng 2km đang tiến hành thi công, thông xe toàn tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng vào cuối năm 2020.

Trục đường Mỹ Phước Tân Vạn đã hoàn thiện 80%, dự kiến thông toàn tuyến trong năm 2020
Trục đường Mỹ Phước Tân Vạn đã hoàn thiện 80%, dự kiến thông toàn tuyến trong năm 2020

+ Đường Đồng Phú - Bình Dương: Đoạn qua tỉnh Bình Dương dài 3km, từ ranh tỉnh Bình Dương - Bình Phước đến giáp đường ĐT.741 tại xã An Bình, huyện Phú Giáo. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 08 làn xe, lộ giới 120m, triển khai trước năm 2020.

2.3 Các trục Đông - Tây dự kiến nâng cấp

+ Đường ĐT.743A có chiều dài 26,7km: Điểm đầu Ngã 4 Chợ Đình, điểm cuối ngã 3 Tân Vạn, quy hoạch cụ thể:

- Đoạn từ ngã tư Chợ Đình đến ngã tư Miếu Ông Cù, giữ nguyên với quy mô hiện tại.

- Đoạn từ ngã tư Miếu Ông Cù đến ngã ba Vườn Tràm quy hoạch với tiêu chuẩn đường cấp 2, quy mô 08 làn xe, triển khai trước năm 2015.

- Đoạn từ ngã ba Vườn Tràm đến Bình Thung, giữ nguyên với quy mô hiện tại.

- Đoạn từ Bình Thung đến cầu Tân Vạn nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp quy mô 04 làn xe, triển khai trước năm 2015.

+ Đường ĐT.749B dài 21km: Điểm đầu cầu Bà Và (ranh tỉnh Bình Phước), điểm cuối lòng hồ Dầu Tiếng Giữ nguyên hiện trạng đường cấp 4, quy mô 02 làn xe. Sau năm 2020, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe.

+ Đường ĐT.750 dài 56km: Điểm đầu giáp đường ĐT741 (ngã ba Bến Trám), điểm cuối Cầu Tàu Dầu Tiếng, quy hoạch cụ thể:

- Trước năm 2020, triển khai đoạn từ ngã ba Bến Trám đến ngã tư làng 10, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m.

- Sau năm 2020, mở rộng đoạn từ ngã ba Trừ Văn Thố đến ngã tư làng 10, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường đường cấp 2 với quy mô 06 làn xe, lộ giới 42m.

+ Đường Bố Lá – Bến Súc dài 44,37km: Điểm đầu ngã ba Bố Lá, điểm cuối giáp đường ĐT744, Bến Súc - Dầu Tiếng, quy hoạch cụ thể:

- Đoạn 1: Từ ngã ba Bố Lá đến giao đường ĐT.750B quy hoạch thành đường ĐT.745A, đường cấp 2, quy mô 06 làn xe, triển khai sau năm 2015.

- Đoạn 2: Từ đường ĐT.750B đến giao đường ĐT.749A quy hoạch thành đường ĐT.745C, đường cấp 2, quy mô 06 làn xe triển khai sau năm 2015.

- Đoạn 3: Từ đường ĐT.749A đến đường ĐT744 (Bến Súc), giữ nguyên.

06 tuyến giao thông chính của tỉnh Bình Dương
06 tuyến giao thông chính của tỉnh Bình Dương

2.4 Các trục Đông - Tây dự kiến xây dựng mới

+ Đường ĐT. 745A (Vành đai 5) dài 50,0 km: Điểm đầu giao với đường Vành đai 4 tại xã Tân Lập, Tân Uyên, Theo đường Bố Lá - Bến Súc đến Tân Hưng, Theo hướng Tây đi trùng đường Mỹ Phước - Tân Vạn đoạn qua khu công nghiệp Bàu Bàng, qua Long Nguyên đến giao đường ĐT.744 tại Thành Tuyền. 

- Quy hoạch đoạn này đạt tiêu chuẩn đường cấp 2 với 6 làn xe, lộ giới 60m. Đoạn từ giao đường Vành đai 4 đến giao đường ĐT.741 tại Hưng Hòa, huyện Bến Cát xây dựng trước 2015, đoạn còn lại xây dựng trước năm 2020.

+ Đường ĐT. 745B (Vành đai 6) dài 49,8 km: Điểm đầu giao Vành đai 4 tại xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, qua khu công nghiệp Tân Mỹ - Thường Tân, nối liền các xã Tân Thành, Tân Định, Vĩnh Hòa, Tân Hiệp đến giao với đường ĐT.750 tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo, quy hoạch với đường cấp 2 với 6 làn xe, lộ giới 60m, dự kiến triển khai sau năm 2020.

+ Đường ĐT.745C dài 21,8 km: Điểm đầu giao ĐT.745A tại xã Tân Hưng, huyện Bến Cát, điểm cuối giao đường ĐT.748 tại xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, quy hoạch đường cấp 2 với 6 làn xe, lộ giới 60m, dự kiến triển khai trước năm 2020.

+ Đường ĐT.750B dài 33,5km: Điểm đầu giao đường ĐT.745A (xã Tân Hưng, huyện Bến Cát), hướng Đông cắt đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường ĐT.750 tại Tân Long, nối vào đường ĐH.505, giao đường ĐT.741 tại Phước Vĩnh, theo đường ĐH.501 đến ranh tỉnh Đồng Nai (xã Tam lập, huyện Phú Giáo) và kết nối với đường Hiếu Liêm, quy hoạch đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 52m. 

Đoạn từ giao đường Mỹ Phước - Tân Vạn đến giao đường ĐT.741 tại Phước Vĩnh, dự kiến triển khai trước năm 2020. Đoạn còn lại triển khai sau năm 2020.

3. Thông tin quy hoạch đường sắt tại Bình Dương

3.1 Đường sắt quốc gia

- Tuyến Bắc - Nam: Theo quy hoạch đường sắt quốc gia. Đoạn tránh đi qua tỉnh Bình Dương nằm trong dự án đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng (đoạn tránh thành phố Biên Hòa). 

Đoạn đi qua tỉnh Bình Dương được bố trí 2 ga (Ga Dĩ An thuộc phường Dĩ An, Ga An Bình thuộc phường An Bình) và 2 trạm khách (trạm khách Nghĩa Sơn thuộc phường Bình An, trạm khách Sóng Thần thuộc phường An Bình).

- Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh đoạn đi qua tỉnh Bình Dương dài 55,2 km: Thuộc dự án đường sắt Xuyên Á, bố trí 5 ga và 4 trạm khách. Theo quy hoạch với tiêu chuẩn cấp 1, đường đôi, khổ 1.435mm.

- Tuyến TP Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ - Cà Mau đoạn đi qua Bình Dương dài 5,7 km: quy hoạch xây dựng đường đôi, khổ 1.435 mm. Riêng đoạn từ ranh quận Thủ Đức đến ranh quận 12, tuyến này dự kiến được bố trí đi trên cao.

3.2 Đường sắt đô thị

- Tuyến số 1 (thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên) có chiều dài 28,2 km: điểm đầu tại ga trung tâm Thành phố mới (hướng Nam đến ĐT.742). Theo đường Mỹ Phước - Tân Vạn đến ga Suối Tiên, tuyến này đi trên cao, đầu tư triển khai trước năm 2020.

- Tuyến số 2 (Thủ Dầu Một - Hồ Chí Minh) dài 21,4 km: kết nối với tuyến số 1 theo đường Phạm Ngọc Thạch và đi dọc Theo Quốc lộ 13 qua Vĩnh Bình kết nối với tuyến metro số 3 trong tương lai của TP HCM tại khu vực ngã tư Bình Phước. Tuyến đi trên cao, triển khai sau năm 2020.

- Tuyến số 3 (thành phố mới Bình Dương - Mỹ Phước - Bàu Bàng - Long Nguyên) dài 32,3 km: Từ ga trung tâm tại thành phố mới theo đường NT8, đường Mỹ Phước - Tân Vạn tới khu công nghiệp Mỹ Phước, theo đường ĐH.604 qua Mỹ Phước rồi dọc theo Quốc lộ 13 tới huyện Bàu Bàng theo đường ĐT.745A tới Long Nguyên. Tuyến đi trên cao, triển khai sau năm 2020.

- Tuyến số 4 (thành phố mới Bình Dương - Uyên Hưng - Tân Thành) dài 22,3 km: Từ ga trung tâm tại thành phố mới theo đường đường ĐT746B, Tạo lực 5, đại lộ Thủ Dầu Một - Uyên Hưng tới Uyên Hưng, theo đường ĐT.746B tới Tân Thành. Tuyến này đi trên cao, triển khai sau năm 2020.

- Tuyến số 5 (Vĩnh Phú - Uyên Hưng) dài 27,5 km: Từ Vĩnh Phú, Thuận An, đi dọc đường ĐT.743 qua ngã tư Miếu Ông Cù, theo đường ĐT.747B đến KCN Nam Tân Uyên theo đường ĐT.746 đến trung tâm Nam Tân Uyên. Tuyến này đi trên cao, triển khai sau năm 2020.

- Tuyến số 6 (thành phố mới Bình Dương - Phước Vĩnh) dài 29,6 km: Từ ga trung tâm thành phố mới theo đường ĐT.742 tới ngã ba Cổng Xanh rồi theo đường ĐT.741 tới thị trấn Phước Vĩnh. Tuyến này đi trên cao, triển khai sau năm 2020.

- Tuyến số 7 (Mỹ Phước - Dầu Tiếng) dài 38,8 km: Kết nối với tuyến 3 tại Mỹ Phước, theo đường ĐT.749A qua đô thị Long Nguyên, Long Hòa, theo đường ĐT.750 đến thị trấn Dầu Tiếng. Tuyến này đi trên mặt đất, triển khai sau năm 2020.

4. Định hướng phát triển giao thông tại Bình Dương đến năm 2030 

4.1 Hệ thống đường quốc gia

- Quốc lộ 1K: Theo Quy hoạch giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 568/QĐ-TT ngày 08/4/2013 với quy mô 08 làn xe (mặt cắt ngang 60m), tiêu chuẩn đường ô tô cấp 2.

- Quốc lộ 13: Đoạn từ ranh TP HCM với tỉnh Bình Dương đến thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, theo Quyết định số 568/QĐ-TT ngày 08/4/2013 với quy mô 08 làn xe (mặt cắt ngang 60m), tiêu chuẩn đường cấp 1.

- Đường Hồ Chí Minh: Mở rộng 04 làn xe, với tiêu chuẩn đường cao tốc.

- Đường Vành đai 4 TP HCM đoạn đi qua Bình Dương dài 46,2 km: Điểm đầu tại cầu Thủ Biên theo hướng Tây giao với quốc lộ 13 tại Bến Cát, vượt sông Sài Gòn tại xã An Tây huyện Bến Cát (triển khai mới cầu Phú Thuận). Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với quy mô 6-8 làn xe, triển khai sau năm 2020.

- Cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn đi qua Bình Dươngdài 60km: Điểm đầu giao đường Xuyên Á tại giao lộ ngã tư Gò Dưa (điểm cuối đường Vành đai 2), đi dọc tỉnh lộ 43 khoảng 500m rồi rẽ phải theo đường ĐT.743B đến ngã 3 Vườn Tràm, theo đường ĐT.743A đến giao lộ Miếu Ông Cù, theo đường ĐT.747B cắt đường ĐT.746 tại Khánh Bình, đến Bình Mỹ Theo đường ĐT.747 qua ngã 3 Cổng Xanh, cắt đường ĐT.750 tại Tân Long, tiếp tục đi về phía Đông Nam của khu công nghiệp và dân cư Becamex Bình Phước, điểm cuối tại Chơn Thành, Bình Phước. Quy hoạch với đường cao tốc với 6-8 làn xe, triển khai sau năm 2020.

4.2 Hệ thống đường tỉnh Bình Dương

- Đường ĐT.741: Nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp 2, quy mô 06 làn xe, lộ giới 54m, triển khai sau năm 2020.

- Đường ĐT. 747: Mở rộng lên 06 làn xe, lộ 42m, triển khai sau năm 2020.

- Đường ĐT. 748: Mở rộng lên 06 làn xe, lộ giới 42m, triển khai sau năm 2020.

- Đường ĐT. 749B: Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 42m, triển khai sau năm 2020.

- Đường ĐT. 750: triển khai đoạn từ ngã 3 Trừ Văn Thố đến ngã 4 Làng 10, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường đường cấp 3 với 6 làn xe, lộ giới 42m, triển khai sau năm 2020.

- Đường Quốc lộ 13 trên cao: triển khai đoạn từ Vành đai 3 đến đường Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh để nối thông toàn tuyến, với quy mô 4 làn xe, triển khai sau năm 2020.

- Đường ĐT.745B: Điểm đầu giao đường Vành đai 4 tại xã Thường Tân, Tân Uyên, điểm cuối giao đường ĐT.750 tại Tân Long, huyện Phú Giáo. Tuyến dài 49,8 km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 với 6 làn xe, lộ giới 60m, triển khai sau năm 2020.

- Đường ĐT.750B: triển khai đoạn từ giao đường ĐT.741 đến ranh tỉnh Đồng Nai. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp 3, quy mô 04 làn xe, lộ giới 52m, triển khai sau năm 2020.

Hy vọng những thông tin về quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn 2030 sẽ giúp bạn có cái nhìn mới hơn về việc giao dịch trong lĩnh vực bất động sản tại Bình Dương.

Hiện tại, Invert.vn đang triển khai hàng hoạt các dự án tại Bình Dương với loại hình đất nền Bình Dương, căn hộ Bình Dương như: 

+ Loại hình căn hộ: Ba dự án căn hộ ngay Phường Đông Hoà là căn hộ Bcons Green View, 9x Next Gen, Phúc Đạt Tower (mặt tiền Quốc Lộ 1k); Đất Xanh sắp triển khai hàng loạt căn hộ tại Bình Dương như Opal Avenue, Opal City View, Opal Skyline tại Thuận An; dự án C River View của tại Thủ Dầu Một, dự án căn hộ Minh Quốc Plaza ngay mặt tiền Mỹ Phước - Tân Vạn, dự án căn hộ Tecco Home ngay vòng xoay An Phú; dự án căn hộ The Emerald Golf View đầu tiên của công ty Lê Phong.

+ Loại hình nhà phố: Dự án nhà phố Avenue City (Khu nhà ở U&I Thới Hoà); Dự án nhà phố The Standard của An Gia tại Tân Uyên; Dự án VietSing Phú Chánh tại Phú Chánh, Tân Uyên; dự án nhà phố Đại Phát Mall Town tại Tân Uyên.

+ Loại hình đất nền: Hai dự án của công ty TBSLand (công ty con của Giầy Thái Bình) làm chủ đầu tư chuẩn bị triển khai: Hồ Gươm Xanh Thuận An City tại Thuận An, Green Square Dĩ An City tại TP Dĩ An; 

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (7)

  1. Image

    # 30 Tháng Mười, 2020

    Thật không đấy. Hãy là vẫn ùn tắc và tai nạn giao thông. Chỉ kể lụt lội và tối tăm.

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại Bình Dương