Giao thông

Thông tin MỚI NHẤT dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài hơn 57 km được khởi công 9 năm trước, với tổng vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, bốn năm qua dự án phải dừng thi công do thiếu vốn, vướng thủ tục. Sau khi được Chính phủ khai thông vốn và thủ tục pháp lý, gói thầu A7 qua Đồng Nai khởi động trở lại, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành.

Theo lãnh đạo VEC, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (TP HCM, Long An, Đồng Nai) dài 58km đã thi công đạt 80% khối lượng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành là dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời, góp phần giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM.

Cao tốc Bến Lức-Long Thành là tuyến đường quan trọng kết nối giao thông, tạo điều kiện phát triển vùng kinh tế TPHCM và các tỉnh lân cận
Cao tốc Bến Lức-Long Thành là tuyến đường quan trọng kết nối giao thông, tạo điều kiện phát triển vùng kinh tế TPHCM và các tỉnh lân cận

Thông tin mới nhất dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Tháng 10-2014, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công, hoàn thành năm 2023, đến nay đã giải ngân hơn 16.500 tỷ đồng. Trong đó, riêng phần xây lắp có 11 gói thầu chính, sản lượng thi công đạt khoảng 78,96% (10.858 tỷ đồng/13.751 tỷ đồng tổng giá trị các hợp đồng).

Tháng 10-2010: Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án và Bộ GTVT phê duyệt đầu tư

Trong hai năm 2020 - 2021, do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, vì vậy chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) kiến nghị vậy cho phép gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến quý III năm 2025.

Tiến độ xây dựng: Cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công năm 2014 và dự án tính hoàn thành năm 2019. Tuy nhiên, do gặp nhiều vướng mắc, nhất là về vốn nên nhiều lần lùi thời hạn hoàn thành. Hiện, dự án đạt gần 80% khối lượng. >>> Ngày 15/6/2023: Sau thời gian ngưng do thiếu vốn và vướng thủ tục, một số gói thầu cao tốc Bến Lức - Long Thành bắt đầu thi công trở lại.

Mốc hoàn thành cao tốc Bến Lức đến quý 3/2025: Với những khó khăn nhất định, chủ đầu tư VEC kiến nghị gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến quý 3/2025 thay vì vào cuối 2023 như kế hoạch đã được duyệt. Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét hỗ trợ việc điều chỉnh các Hiệp định vay vốn, hỗ trợ thủ tục giao vốn ODA liên quan dự án.

Toàn cảnh cao tốc Bến Lức - Long Thành
Toàn cảnh cao tốc Bến Lức - Long Thành

Thông tin tổng quan dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành do VEC làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 7/2014 chia làm 3 phân đoạn, gồm phân đoạn giữa (chủ yếu là các cầu vượt sông lớn), phân đoạn phía tây và phía đông.

Đoạn 1 (phía tây) dài 21,1 km, gồm 5 gói thầu là A1, A2-1, A2-2, A3 và A4 sử dụng vốn vay của ADB thông qua Hiệp định vay lần 1 số 2730-VIE trị giá khoảng 350 triệu USD. Do hiệp định vay này đã hết hiệu lực sau ngày 30/6/2019, nên các gói thầu đã dừng thi công từ tháng 7/2019 khi khối lượng thi công đạt 87,2%, giải ngân được 50,62% hiệp định vay.

Đoạn 2 (giữa) dài 10,7 km chủ yếu là các cầu lớn vượt sông, có độ phức tạp rất cao về kỹ thuật, gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3, sử dụng vốn vay ODA của JICA. Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%.

Đoạn 3 (phía đông) dài 25,3 km, gồm 3 gói thầu A5, A6 và A7, sử dụng vốn vay ADB thông qua Hiệp định vay lần 2 số 3391-VIE trị giá khoảng 297 triệu USD đã được gia hạn đến ngày 31/12/2023. Đây là 3 gói thầu duy nhất được bố trí vốn để các nhà thầu triển khai thi công, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, khối lượng thi công đạt khoảng 50% và đang bị ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19 khiến thi công gặp khó khăn.

Điểm đầu từ nút giao với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; Điểm kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tuyến có 4 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h, khi hoàn thành sẽ giúp kết nối khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.

  • Tỉnh Đồng Nai: đi qua các  xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch);
  • Huyện Nhà Bè: Qua các xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ), Long Thới, Nhơn Đức (huyện Nhà Bè);
  • TP HCM: Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh (huyện Bình Chánh);
  • Còn tỉnh Long An là Mỹ Yên (huyện Bến Lức).

Cụ thể:

  • 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc
  • 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ
  • 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
Tên dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành
Chủ đầu tư  Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
Lộ trình các tuyến Đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai
Tổng vốn đầu tư: Giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỷ đồng.
Thời gian khởi công Tháng 7/2014

 

Năm 2023, tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành đang tới đâu?

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng.

Khởi công từ tháng 7-2014, đến nay đoạn từ Bến Lức (Long An) đến Hiệp Phước, Nhà Bè (TP.HCM) dài khoảng 20km đã có hình hài đường cao tốc, một số đoạn đã trải nhựa, nhiều cầu đã được bắc qua các sông rạch.

Theo lãnh đạo VEC, tiến độ dự án đã đạt 80% khối lượng thi công nhưng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn. Vì vậy, khối lượng thi công mấy năm nay chưa tiến triển thêm. Một số nhà thầu dừng thi công và yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng đã ký.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua huyện Nhà Bè tháng 7/2020
Cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua huyện Nhà Bè tháng 7/2020

Cao tốc cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 58km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng. Được chia thành ba đoạn, trong đó:

Đoạn 1 (đoạn phía Tây) dài 21,1km, gồm 5 gói thầu (A1, A2-1, A2-2, A3 và A4) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại), hiệp định vay vốn lần 1 đã hết hiệu lực sau ngày 30-6-2019. Các gói thầu đã dừng thi công từ tháng 7-2019 do chưa có vốn, khối lượng thi công đạt 87,2%.

Đoạn 2 dài 10,7km, gồm 3 gói thầu (J1, J2 và J3) sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (Chính phủ vay thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA và giao cho VEC quản lý), hiệp định vay lần 2 có hiệu lực đến ngày 17-7-2024.

Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%. Các nhà thầu Nhật Bản đề nghị chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành và chi phí dừng chờ.

Đoạn 3 (phía Đông) dài 25,3km, gồm 3 gói thầu (A5, A6 và A7) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại), hiệp định vay vốn được gia hạn đến 31-12-2023. Đây là 3 gói thầu duy nhất được bố trí vốn để các nhà thầu đang triển khai thi công, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm.

Do vướng mắc kéo dài về chủ trương giao vốn đến nay chưa được giải quyết, dẫn đến VEC gặp rất nhiều khó khăn pháp lý trong quá trình hoạt động. Các dự án của VEC không được giao kế hoạch vốn nên không thể tiếp tục triển khai theo các hợp đồng, hiệp định vay đã ký với các nhà tài trợ và đang có nguy cơ bị phạt hợp đồng với các nhà thầu quốc tế.

Hiện Bộ Giao thông vận tải và VEC đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khởi động thi công lại dự án để hoàn thành công trình vào cuối năm 2023, trong đó phấn đấu hoàn thành thông xe đoạn qua địa phận TP.HCM năm 2022.

Để thi công đáp ứng tiến độ dự án, Bộ Giao thông vận tải mới đây đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện giải quyết các tồn tại, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành bàn giao trong tháng 6-2022.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành qua sông Soài Rạp địa bàn huyện Nhà Bè và Cần Giờ vẫn dở dang từ nhiều năm nay
Cao tốc Bến Lức - Long Thành qua sông Soài Rạp địa bàn huyện Nhà Bè và Cần Giờ vẫn dở dang từ nhiều năm nay
Gói thầu J3 xây dựng cầu Bình Khánh bị dừng tiến độ do thiếu vốn từ đầu năm 2020 đến nay.
Gói thầu J3 xây dựng cầu Bình Khánh bị dừng tiến độ do thiếu vốn từ đầu năm 2020 đến nay.
Công trường phía tây của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (đoạn giao với quốc lộ 50, huyện Bình Chánh. TP.HCM) đã bị hoang hóa
Công trường phía tây của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (đoạn giao với quốc lộ 50, huyện Bình Chánh. TP.HCM) đã bị hoang hóa
Một đoạn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (qua huyện Bình Chánh, TP.HCM) trở thành nơi để người dân chăn bò - Ảnh: CHÂU TUẤN Một đoạn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (qua huyện Bình Chánh, TP.HCM) trở thành nơi để người dân chăn bò
Một đoạn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (qua huyện Bình Chánh, TP.HCM) trở thành nơi để người dân chăn bò - Ảnh: CHÂU TUẤN Một đoạn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành (qua huyện Bình Chánh, TP.HCM) trở thành nơi để người dân chăn bò 

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn vướng giải tỏa 26 hộ dân và 133 hộ dân ở tỉnh Đồng Nai, việc đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa sẽ góp phần bảo đảm hoàn thành tuyến cao tốc này vào năm 2020. Trong đó tại giao lộ cao tốc nối với quốc lộ 1 vẫn còn một căn hộ chưa giải tỏa, nên nhà thầu không thể thi công các đường dẫn quốc lộ 1.

Theo ban quản lý các dự án đường cao tốc phía Nam đến nay tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã đạt 71.37% tổng giá trị xây lắp (cập nhật tháng 8/2019)

Phần cao tốc qua tỉnh Đồng Nai dài 27 km gặp nhiều khó khăn với địa chất phức tạp, sông ngòi và đất sình lầy. Trong đó, có 3,3 km đi qua khu rừng ngập mặn với cây đước và vẹt.
Phần cao tốc qua tỉnh Đồng Nai dài 27 km gặp nhiều khó khăn với địa chất phức tạp, sông ngòi và đất sình lầy. Trong đó, có 3,3 km đi qua khu rừng ngập mặn với cây đước và vẹt.
Công nhân đang làm việc trên trụ cầu chính P9 giữa sông Thị Vải. Đây là phần quan trọng nhất của gói thầu này, gồm 77 trụ và 2 mố cầu, trong đó có 4 trụ dưới lòng sông.
Công nhân đang làm việc trên trụ cầu chính P9 giữa sông Thị Vải. Đây là phần quan trọng nhất của gói thầu này, gồm 77 trụ và 2 mố cầu, trong đó có 4 trụ dưới lòng sông.

 

Công trường xây cầu qua sông Thị Vải (gói thầu A7) với hơn 200 kỹ sư, công nhân và nhiều máy móc.
Công trường xây cầu qua sông Thị Vải (gói thầu A7) với hơn 200 kỹ sư, công nhân và nhiều máy móc.
Cầu được thiết kế có tĩnh không là 9 m để cho phép tàu và sà lan lớn đi qua sông Thị Vải. Để đóng móng trụ, công nhân phải sử dụng cần cẩu.
Cầu được thiết kế có tĩnh không là 9 m để cho phép tàu và sà lan lớn đi qua sông Thị Vải. Để đóng móng trụ, công nhân phải sử dụng cần cẩu.
Công nhân và kỹ sư thường phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn khi làm việc giữa dòng nước. Một công nhân đang kiểm tra thanh sắt trên trụ cầu.
Công nhân và kỹ sư thường phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn khi làm việc giữa dòng nước. Một công nhân đang kiểm tra thanh sắt trên trụ cầu.
Khu vực cầu cạn qua rừng ngập mặn ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, vẫn còn đoạn đường chưa được đổ bê tông. Công nhân đang buộc thép đã đổ nền cầu.
Khu vực cầu cạn qua rừng ngập mặn ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, vẫn còn đoạn đường chưa được đổ bê tông. Công nhân đang buộc thép đã đổ nền cầu.
Kỹ sư giám sát công nhân đo đạc phân cách cứng trên cầu cạn trước khi đổ bê tông. Họ cần đảm bảo chất lượng và sẵn sàng chỉnh sửa nếu có sai sót.
Kỹ sư giám sát công nhân đo đạc phân cách cứng trên cầu cạn trước khi đổ bê tông. Họ cần đảm bảo chất lượng và sẵn sàng chỉnh sửa nếu có sai sót.

Tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành

Vì sao cao tốc tỷ USD Bến Lức - Long Thành bất động?

Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng mức đầu tư lên tới 31.320 tỷ đồng, tương ứng hơn 1,6 tỷ USD, nhưng tạm dừng thi công từ năm 2019 tới nay vì vài trăm tỷ đồng còn lại để đối ứng cho dự án. 

Văn phòng Chính phủ vừa tiếp tục có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang về tháo gỡ thủ tục cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) bố trí vốn đối ứng còn lại nhằm tái thi công cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Phó Thủ tướng đánh giá, việc tiếp tục thực hiện Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là vấn đề cấp bách, nên yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương rà soát, cho ý kiến rõ ràng về điều chỉnh chủ trương đầu tư tuyến cao tốc này.

Trước đó, ngày 16/6/2023, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản trình Thủ tướng xem xét quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc Bến Lức - Long Thành. Theo đó, Bộ GTVT đề xuất Chính phủ cho phép lùi tiến độ dự án tới hết tháng 9/2025; cho phép VEC sử dụng tiền thu phí đang tạm nhàn rỗi để thay vốn đối ứng còn lại và vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hết hạn giải ngân.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dài hơn 57 km và vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, bị dừng thi công vì thiếu vốn và vướng mắc thủ tục.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dài hơn 57 km và vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, bị dừng thi công vì thiếu vốn và vướng mắc thủ tục.

Tháng 3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 41, thống nhất chủ trương giao VEC tự cân đối, bố trí vốn đối ứng còn lại để tiếp tục triển khai, sớm hoàn thành dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Theo tính toán của VEC, số vốn đối ứng còn lại cho dự án khoảng 758 tỷ đồng; và khoảng hơn 5.200 tỷ đồng số vốn vay ADB hết hạn nhưng chưa giải ngân.

Tuy nhiên, khi triển khai Nghị quyết 41, vướng mắc lại phát sinh, theo Bộ GTVT, nghị quyết này không đề cập nội dung vốn đối ứng VEC sử dụng cho dự án lấy từ nguồn nào. Dù VEC đang quản lý khoảng 10.700 tỷ đồng tạm nhàn rỗi, nhưng đây là tiền thu phí từ 4 tuyến cao tốc đang khai thác, dùng để trả nợ khoản vốn vay đầu tư các dự án này (nhưng chưa tới kỳ trả nợ). Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, nếu VEC dùng nguồn tiền này đối ứng cho dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là chưa phù hợp, do không phải vốn chủ sở hữu của VEC.

Nếu VEC không được sử dụng nguồn tiền thu phí nhàn rỗi theo phương án trên, theo lãnh đạo Bộ GTVT, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ tiếp tục dừng, giãn tiến độ, chưa thể xác định mốc hoàn thành. Trong khi chờ hướng dẫn, VEC đã và đang sử dụng một phần tiền thu phí nhàn rỗi để thanh toán cho nhà thầu tiếp tục thi công cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Tới nay, tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành đã thi công đạt trên 81% khối lượng, nhưng đa số gói thầu tạm dừng thi công từ năm 2019 tới nay. Do dừng thi công quá lâu, nhiều nhà thầu đã rút khỏi công trường, VEC đã và đang làm thủ tục dừng hợp đồng với 5 gói thầu.

Tin từ VEC cho hay, các nhà thầu thi công gói A1, A3, A6, J1, J3 đang khiếu nại, yêu cầu VEC bồi thường do dừng chờ thi công, có nhà thầu đã kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Singapore (SIAC). Các nhà thầu này yêu cầu VEC bồi thường khoảng 1.656 tỷ đồng chi phí phát sinh do dừng chờ và hủy hợp đồng. Về khoản chi phí bồi thường này, đơn vị tư vấn giám sát tính toán rơi vào khoảng 840 tỷ đồng, VEC sẽ phải thanh toán theo phán quyết của trọng tài.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành chỉ thi công chưa tới 20% nhưng "tắc" vốn từ năm 2019 tới nay.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành chỉ thi công chưa tới 20% nhưng "tắc" vốn từ năm 2019 tới nay.

Tăng tốc tiến độ điều chỉnh Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành 2023

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh rằng việc tiếp tục Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là rất quan trọng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương rà soát và đưa ra ý kiến về báo cáo của Bộ Giao thông - Vận tải để điều chỉnh chủ trương đầu tư trước ngày 22/6/2023.

Ngày 16/6/2023, Bộ GTVT đã gửi Công văn 6376/BGTVT-KHĐT đến Phó thủ tướng Trần Lưu Quang để hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư cho Dự án.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đã ngừng thi công từ năm 2019. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, bao gồm thời gian thực hiện đến ngày 30/9/2025 và sử dụng nguồn vốn từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC, là cấp thiết và cấp bách.

ADB và JICA, hai nhà tài trợ quốc tế, mong muốn Việt Nam đẩy nhanh việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án để sử dụng vốn từ VEC và hoàn thành Dự án. JICA đã gửi thư bày tỏ quan ngại về sự chậm trễ trong việc điều chỉnh chủ trương đầu tư và yêu cầu VEC và Bộ GTVT thúc đẩy tiến trình này để tránh chi phí phát sinh.

Trước đó, cuối tháng 11/2022, Bộ GTVT đã trình Tờ trình số 12266/TTrBGTVT đề nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án. Tờ trình này bao gồm 3 nội dung chính để đảm bảo VEC có đủ cơ sở pháp lý để tiếp tục công tác thi công trên toàn bộ công trường.

Để tăng tốc tiến độ điều chỉnh Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành trong năm 2023, có ba nội dung chính cần được thực hiện:

  • Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án: Thay vì ngày 31/12/2023 như đã phê duyệt trước đó, thời gian thực hiện Dự án sẽ được kéo dài đến ngày 30/9/2025. Điều này là cần thiết để Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) có thể ký hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng với các gói thầu xây lắp và tư vấn, nhằm hoàn thành 20% khối lượng công việc còn lại.
  • Điều chỉnh tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư của Dự án sẽ được rà soát, tính toán lại và giảm đi 1.247 tỷ đồng, còn 30.073 tỷ đồng. Đồng thời, cơ cấu nguồn vốn đầu tư Dự án sẽ được điều chỉnh tương ứng với tổng mức đầu tư mới. VEC sẽ bổ sung phần vốn tự bố trí từ hoạt động sản xuất - kinh doanh vào nguồn vốn đầu tư Dự án, với số tiền khoảng 6.000 tỷ đồng, để thực hiện các hạng mục còn lại của Dự án.
  • Gia hạn Hiệp định vay JICA và hủy số vốn dư không sử dụng: Hiệp định vay JICA lần 2 trị giá 31,328 tỷ yên sẽ được gia hạn đến ngày 31/12/2025. Đồng thời, vốn dư không có nhu cầu sử dụng do điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư của Hiệp định vay ADB lần 02 (số 3391-VIE) trị giá 100 triệu USD sẽ bị hủy bỏ.
Tăng tốc tiến độ điều chỉnh Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
Tăng tốc tiến độ điều chỉnh Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chờ thẩm định vốn cao tốc Bến Lức - Long Thành

Theo thông tin mới năm 2022, cuối tuần trước, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã có Công văn số 27/BGTVT-KHĐT gửi Bộ Tài chính liên quan đến quá trình thẩm định việc sử dụng vốn dư của Hiệp định vay ADB lần 2 (3391-VIE), Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Bộ Tài chính chủ trì, sớm hoàn thành thủ tục thẩm định việc sử dụng vốn dư của Hiệp định vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB lần 2 (3391-VIE) cho các hạng mục bị thiếu vốn tại Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

“Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng hoàn thành, đưa vào khai thác Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành vào ngày 31/12/2023”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Việc sử dụng phần vốn dư sau đấu thầu tại Hiệp định  l3391- VIE trị giá khoảng 74 triệu USD để hoàn thành Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã được Bộ GTVT đề xuất lên cấp có thẩm quyền phê duyệt từ tháng 8/2020. Cụ thể, Bộ GTVT đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ sớm chấp thuận sử dụng vốn của Hiệp định vay ADB lần 2 (3391-VIE) để hoàn thành các công việc chưa được thực hiện của Hiệp định vay ADB lần 1 (2730-VIE).

Bộ GTVT cũng muốn Chính phủ cho phép sử dụng vốn dư từ Hiệp định vay ADB để thực hiện các hạng mục nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí do không được sử dụng nguồn vốn vay Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành

Theo chúng tôi tìm hiểu, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ và chỉ đạo dự án phải được hoàn thành trước năm 2020 để phục vụ người dân các tỉnh thành phía Nam.

Theo Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết: Hiện nay, công tác GPMB tại đoạn 1, phía Tây ( A1-A4): còn vướng 26 hộ thuộc huyện Bình Chánh, do vướng mắc về chính sách (giá đền bù không thỏa đáng, tái định cư chưa hợp lý,…) và tranh chấp khiếu kiện tại tòa án nên đến nay các tồn tại nêu trên vẫn chưa được giải quyết.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thúc tiến độ cao tốc Bến Lức - Long Thành

Đoạn 3, phía Đông (gói thầu A5-A7): Đã bàn giao mặt bằng được 1.090/1.223 hộ (đạt trên 90%), còn vướng 133/1.223 hộ (trong đó có 55 hộ đã nhận tiền đền bù nhưng chưa bàn giao do mới nhận nền tái định cư chờ xây lại nhà). Tình hình thi công hiện nay đạt 71,68% tổng giá trị xấy lắp mà các gói thầu đã triển khai.

Tổng công ty đầu tư Phát triển đường Cao tốc Việt Nam cho biết thêm: Tình hình chung trong công tác GPMB là có những vướng mắc trong chuyện đền bù, tái định cư cho các hộ dân nằm trên khu vực thi công dự án tập trung tại huyện Bình Chánh-Tp.HCM và các huyện Nhơn Trạch- Long Thành tỉnh Đồng Nai. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm tiến độ cho dự án (các gói thầu phía Tây chỉ mới đạt khoảng 85% chậm so với kế hoạch đã được điều chỉnh từ 14,5 đến 37%).

Bên cạnh đó, hiện nay năng lực máy móc thiết bị và nhân sự của các gói thầu thiếu, nguồn tài chính không đảm bảo nên việc thi công chậm tiến độ đề ra. Đặc biệt gói thầu A4 đến này không còn nguồn lực tài chính để thi công. Các thay đổi bổ sung thiết kế kỹ thuật của các gói thầu nhiều và phức tạp, hiện tại các nhà thầu đang lập cơ sở thiết kế điều chỉnh (gói A6) và thiết kế đề xuất phương án cho cầu Thị Vải (gói thầu A7).Với các vướng mắc nêu trên tiến độ của các gói thầu phần vốn ADB phía Đông rất khó khăn. VEC đang cố gắng giải quyết các vướng mắc đẩy nhanh công tác thi công, đảm bảo tiến độ cuối năm 2020 kết thúc, theo thời gian đóng khoản vay của Hiệp định.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: với tình hình thực hiện tại các gói thầu trên thì khả năng kéo dài rất cao. Bộ yêu cầu chủ đầu tư gấp rút giải quyết các vướng mắc về công tác GPMB. Khẩn trương hoàn tất và rà soát các đề nghị của nhà thầu về việc hướng dẫn các văn bản, thủ tục để gia hạn hợp đồng. Đồng thời các bên như chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu,… cần ngồi lại để làm việc cụ thể với nhau và tập trung thi công trong thời gian tới.

Riêng các gói thầu phía Đông (A5,A6,A7) tuy có cố gắng nhưng so với tiến độ chung vẫn chậm, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị kiện toàn lại công tác điều hành, nhân sự, phân định rõ trách nhiệm của các bên. Nếu nhà thầu, tư vấn không tuân thủ cần xử lý theo hợp đồng, thậm chí thay đổi nhà thầu, thay đổi tư vấn.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP HCM, tuyến đường sẽ nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc - quốc lộ, hệ thống cảng biển với sân bay quốc tế Long Thành. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1, 51 và rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, đường cao tốc sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnom Penh, TP HCM - Vũng Tàu.

Cuối năm 2019  thông xe trước đoạn Nhà Bè - Bến Lức
Cuối năm 2019  thông xe trước đoạn Nhà Bè - Bến Lức

Cuối năm 2022 thông xe trước đoạn Nhà Bè - Bến Lức

Ngoài vướng đền bù giải tỏa, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành còn gặp khó khăn trong việc cần mua 2 triệu m3 cát và đất để gia tải nền móng đường cao tốc. Do cát đang khan hiếm nên giá từ 80.000 đồng/m3 đã tăng vọt lên 200.000 đồng/m3.

Để thông xe tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cuối năm 2022, ban quản lý dự án sẽ thay đổi thiết kế trên những đoạn mặt bằng chậm giải tỏa để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Theo đó, nhà thầu sẽ rút ngắn thời gian thi công trên nền đất yếu bằng biện pháp sử dụng cọc ximăng đất, thay vì sử dụng bấc thấm. Ở các công trình xây dựng cầu, nhà thầu sẽ đúc dầm hộp tại chỗ...

Ban quản lý các dự án cao tốc phía Nam đang thúc đẩy các nhà thầu thi công để phấn đấu thông xe trước 20km, đoạn cao tốc từ Nhà Bè đến Bến Lức vào cuối năm nay.

Việc thông xe đoạn tuyến cao tốc này sẽ góp phần giảm bớt áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ 1 (TP.HCM), giảm tải cho cầu Bình Điền, đồng thời tạo thuận lợi cho xe lưu thông từ khu cảng biển, Khu công nghiệp Hiệp Phước về các tỉnh miền Tây.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành hẹn 2018, hứa 2019, rồi "chậm"

Theo VN - VEC (chủ đầu tư) đến nay dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (Long An, TP.HCM, Đồng Nai) vẫn chậm tiến độ do chưa được giao kế hoạch vốn đầu tư công (vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, vốn ODA) năm 2019.

Các nhà thầu đã có nhiều thư khiếu kiện gửi đến VEC, JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) và Đại sứ quán Nhật Bản về việc chủ đầu tư chậm thanh toán khối lượng thi công. Trong đó, nhà thầu thực hiện gói J3 đã có yêu cầu dừng thi công từ ngày 20-9-2019 do VEC không bố trí được nguồn vốn trả theo hợp đồng...

Trước tình hình thiếu vốn cấp cho dự án, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn vướng mắc ở dự án.

Thời gian thi công dự án càng kéo dài càng làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, không hoàn thành trong thời gian hiệp định vay vốn Ngân hàng phát triển châu Á - ADB, gây ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ đối với các nhà tài trợ.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch - đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính sớm tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động và tái cơ cấu tài chính các dự án do VEC làm chủ đầu tư.

Từ đây, Thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội cho ý kiến về chủ trương thực hiện và phân bổ nguồn vốn nước ngoài cho dự án.

Đặc biệt: Chủ đầu tư dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành thiếu nợ? có nguy cơ dừng thi công và dự án còn vướng mặt bằng giải tỏa.

 

Mặt dù đã thi công được 72% khối lượng nhưng nhiều nhà thầu đề nghị dừng thi công dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành vì chủ đầu tư đang thiếu nợ hàng trăm tỉ đồng.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: cao tốc bến lức nhơn trạch 2019cao tốc bến lức 2019cao tốc bến lức hiệp phướccao tốc bến lức dầu giâycao tốc bến lức nhơn trạch 2018cao tốc biên hòa vũng tàucao tốc trung lươngcao tốc trung lương mỹ thuận
Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (5)

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh