Giao thông

Tiến độ đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh miền Nam đang xây dựng đến đâu?

Nối tiếp các dự án đường vành đai 1, 2 và 3. Dự án đường Vành đai 4 (đi qua 5 tỉnh là Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM và Long An, dài 198km) khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc giải phòng giao thông, tạo đà phát triển hạ tầng, kinh tế.

Dự án Vành đai 4 đi qua TPHCM và 4 tỉnh dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023. Dự án dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025 và dự kiến hoàn thành để đưa vào khai thác vào năm 2028. Tuyến đường này cũng tác động rất lớn đến thị trường bất động sản nơi có tuyến đường đi qua. Cùng INVERT điểm qua một vài thông tin sơ lược cũng như tiến độ của dự án đường vành đai 4 TP.HCM trong bài viết sau nhé!

Hình ảnh thực tế tuyến Vành Đai 4
Hình ảnh thực tế tuyến Vành Đai 4

Thông tin tổng quan đường Vành Đai 4

1. Quy mô và vốn đầu tư tuyến Vành Đai 4

Tuyến đường vành đai 4 do Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí xây dựng cầu vượt, trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch). Vành Đai 4 có tổng chiều dài 197,6km, đi qua 5 tỉnh, thành là: TP Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An. Nguồn vốn đầu tư này từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA; huy động tư nhân và từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường này đi qua.

Quy mô: Theo khảo sát, diện tích đất chiếm dụng quy hoạch tuyến đường vành đai 4 là khoảng 2.061 ha. Trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau:

  • Đoạn 1 (Vành đai 4 Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha): Đoạn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) đến Trảng Bom – Đồng Nai (quốc lộ 1A).
  • Đoạn 2 (Vành đai 4 Đồng Nai: 273 ha): Đoạn từ quốc lộ 1A (Trảng Bom – Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) dự kiến hoàn thành trước 2025.
  • Đoạn 3 (Vành đai 4 Bình Dương: 441 ha): Đoạn quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương) đến quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2024.
  • Đoạn 4 (Thành phố Hồ Chí Minh: 452 ha (đường vành đai 4 Củ Chi): Từ quốc lộ 22 (Củ Chi – TP Hồ Chí Minh) đến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương (Bến Lức – Long An) dự kiến hoàn thành trước 2023.
  • Đoạn 5 (Vành đai 4 Long An: 711 ha): Đoạn Bến Lức – Long An (giao với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương) đến cuối tuyến trục Bắc – Nam TP Hồ Chí Minh (cảng Hiệp Phước – TP Hồ Chí Minh) hoàn thành trước 2017.

Sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ có 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m, tốc độ 60-80 km/giờ. Trên tuyến có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao QL1. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 6.707 tỷ đồng. Dự kiến nguồn vốn được huy động đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT.

Tuyến đường Vành Đại 4 trên google maps
Tuyến đường Vành Đại 4 trên google maps

2. Hướng tuyến đường Vành Đai 4

Lộ trình Đường Vành đai 4 – TP.HCM có tổng chiều dài là 197,6km gồm 5 đoạn:

Đoạn 1: Phú Mỹ - Trảng Bom: Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).

Đoạn 2: Trảng Bom – QL13 dài 51,9km, kinh phí 24.000 tỷ đồng. Bắt đầu tại QL.1 (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13 (Bến Cát – Bình Dương).

Đoạn 3: Quốc Lộ 13 – Quốc Lộ 22: Bắt đầu tại nút giao QL13 (Bến Cát, Bình Dương), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.

Đoạn 4: Quốc Lộ 22 – Bến Lức dài 41,6km, kinh phí 23.000 tỷ đồng: Bắt đầu tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi theo ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, rẽ trái đi theo đường QLN2 đến cầu Đức Hòa, tiếp tục rẽ trái nhập vào ĐT.830, đến điểm giao cắt với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.

Đoạn 5: Bến Lức – Hiệp Phước dài 35,8km, kinh phí 20.000 tỷ đồng. Bắt đầu tại nút giao Bến Lức (giao giữa đường cao tốc TPHCM – Trung Lương với đường tỉnh 830) thuộc địa phận xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; kết thúc tại nút giao với đường trục Bắc - Nam nằm trong khu quy hoạch cảng – công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TPHCM.

Tuyến đường được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 8 làn xe, rộng 74,5 m. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tính khả thi tài chính, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 có quy mô 2 nhánh song hành 3 làn xe (rộng 9,5m), vận tốc thiết kế 80km/h. Đoạn qua tỉnh Long An (gọi là ĐT830E) sẽ được khởi công trong năm 2021, hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

3. Bản đồ chi tiết đường Vành Đai 4

Quy hoạch tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 05 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (01 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (03 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (02 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (02 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (04 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.

Đường vành đai 4 đi qua 5 tỉnh tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Đường vành đai 4 đi qua 5 tỉnh tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh

Tiến độ thi công đường vành đai 4 mới nhất năm 2023

Vào ngày 8/6/2023, Nghị quyết số 09 về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 TPHCM qua tỉnh Bình Dương đã được Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương, Nguyễn Trường Nhật Phượng, ký và ban hành. Theo đó, dự án Vành đai 4 qua Bình Dương đoạn từ cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn (giai đoạn 1) sẽ được đầu tư theo hình thức PPP.

Tuyến đường đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch chi tiết và hành lang quy hoạch sử dụng đất vào năm 2022.

Theo đề xuất, điểm đầu tuyến sẽ nằm tại vị trí nút giao đường Vành đai 4 TPHCM với cầu Thủ Biên hiện tại thuộc xã Thường Tân (huyện Bắc Tân Uyên). Điểm cuối tuyến sẽ nằm tại khu vực trước mố cầu Phú Thuận thuộc xã An Tây (thị xã Bến Cát). Tổng chiều dài của dự án đoạn qua Bình Dương là khoảng 47,85km.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi (ngoài cùng bìa phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh (thứ ba từ phải sang) đi khảo sát thực tế dự án Vành đai 4 TPHCM.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi (ngoài cùng bìa phải) và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh (thứ ba từ phải sang) đi khảo sát thực tế dự án Vành đai 4 TPHCM.

Hướng tuyến dự án sẽ cơ bản bám theo tuyến đường Thủ Biên - Đất Cuốc hiện tại, giao với đường ĐH 411, đi qua Khu Công nghiệp Vsip 3. Đồng thời, giao cắt với đường ĐT 747 tại phường Hội Nghĩa (TP Tân Uyên), giao với đường cao tốc TPHCM - Chơn Thành, giao với đường ĐT 742 tại nút giao hiện hữu, đi trùng với đường số 17 (KCN Vsip 2A), giao cắt với đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, giao với đường ĐT 741 tại phường Hòa Lợi (thị xã Bến Cát) kết nối với đường Vành đai 4 TPHCM hiện hữu đến cầu Thới An.

Song song đó, đường Vành Đai 4 cũng theo đường giao thông hiện hữu đến đường ĐT 748 và giao cắt với đường ĐT 744 tại xã An Tây (thị xã Bến Cát) và phóng mới theo quy hoạch đến sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận. Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h và được xếp loại công trình giao thông cấp 1.

Đối với giải phóng mặt bằng, sẽ được thực hiện hoàn chỉnh với quy mô 8 làn xe cao tốc và nền đường rộng 74,5m cho các đoạn từ Đất Cuốc (đường ĐH 411) đến KCN Vsip 2A và từ cầu Thới An đến sông Sài Gòn cùng các nút giao. Riêng đoạn nối Khu công nghiệp Vsip 2A - Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 sẽ giải phóng mặt bằng với quy mô 62m. Đoạn Thủ Biên - Đất Cuốc (bao gồm cầu Thủ Biên phía Bình Dương) đã được thực hiện trong một dự án khác và không tính trong dự án này.

Dự án Vành đai 4 qua Bình Dương sẽ đầu tư quy mô 4 làn cao tốc hoàn chỉnh bao gồm làn dừng khẩn cấp liên tục. Đoạn từ đường ĐT 742 đến cầu Thới An sẽ giữ nguyên hiện trạng các đoạn đã được đầu tư (quy mô 62m, 10 làn xe), trong khi đoạn từ Khu công nghiệp Vsip 2A đến Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 sẽ đầu tư đồng bộ theo quy mô 62m, 10 làn xe. Dự án cũng sẽ bao gồm các nút giao thông liên thông, trực thông và xây dựng đường song hành 2 bên tuyến để đảm bảo yếu tố kỹ thuật của tuyến cao tốc và kết nối giao thông trong khu vực, phù hợp với tình hình phát triển địa phương. Các cầu vượt ngang hoặc hầm chui sẽ được sử dụng tuỳ theo điều kiện của dự án.

Ngoài ra, Bình Dương cũng sẽ đầu tư 2 tuyến đường nhánh để kết nối với Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương (đường Lê Lợi và đường Tạo lực 2) với quy mô phù hợp. Dự án Vành đai 4 sẽ đi qua các địa giới hành chính của thành phố Tân Uyên, thị xã Bến Cát và huyện Bắc Tân Uyên trong tỉnh Bình Dương. Dự kiến thời gian thực hiện dự án Vành đai 4 TPHCM đoạn qua Bình Dương là từ năm 2023 đến 2026.

Vành đai 4 TPHCM đoạn trùng với dự án đường Thủ Biên - Đất Cuốc (Bình Dương).
Vành đai 4 TPHCM đoạn trùng với dự án đường Thủ Biên - Đất Cuốc (Bình Dương).

Tiến độ Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM: Hiện tại, dự án Vành đai 4 chỉ có đoạn 5 (Bến Lức - Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM) đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt để lập dự án đầu tư, còn bốn đoạn còn lại chưa có nguồn vốn nên chưa triển khai các bước tiếp theo.

Tuy nhiên, gần đây, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho Dự án thành phần đoạn Bến Lức - Hiệp Phước thuộc đường Vành đai 4, TP.HCM.

Theo đề xuất, tuyến đường này sẽ được đầu tư theo hình thức PPP, có chiều dài khoảng 35,8 km, đi qua các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) và Nhà Bè (TP.HCM). Điểm đầu (Km0) sẽ nằm tại nút giao Bến Lức, nằm giữa đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đường tỉnh 830, thuộc địa phận thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An; điểm cuối (Km 35 + 800) sẽ kết nối với đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch cảng - công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Tuyến đường này sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc, với quy mô 8 làn xe và rộng 74,5 m. Để đảm bảo tính khả thi tài chính và hiệu quả đầu tư, dự án sẽ được phân kỳ thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ có quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay là 7.075 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước tham gia là 2.600 tỷ đồng. Mức phí khởi điểm dự kiến là 2.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Dự án có thể thu hồi vốn trong vòng 19 năm 7 tháng.

Nếu chủ trương đầu tư được thông qua, Dự án dự kiến sẽ khởi công vào quý III/2020 và hoàn thành vào quý I/2023.

Tuyến đường này có chiều dài khoảng 35,8km, nối liền 3 huyện của Long An là: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc dài 32km), và kết thúc tại huyện Nhà Bè TP.HCM (dài 3,8km). Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, đây là dự án rất cần thiết để phát triển cảng Hiệp Phước mà còn cả khu đô thị Hiệp Phước.

Dự kiến sau khi hoàn thành tuyến đường này sẽ có bề rộng 74,5m bao gồm: 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên. Trên tuyến đường này còn có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao QL1.

Đoạn 5 của dự án Vành Đai 4 Tp.HCM có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 7.075 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) trong đó phần vốn Nhà nước tham gia là 2.600 tỷ. Trên kế hoạch dự kiến, nguồn vốn này được huy động đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT.

Tiến độ Đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước
Tiến độ Đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước

Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tính khả thi tài chính, dự án vành đai 4 Bến Lức - Hiệp Phước được phân kỳ theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe. Dự kiến dự án giai đoạn 1 này có thể thu hồi vốn trong vòng 19 năm 7 tháng với mức phí khởi điểm là 2500 đ/km/xe tiêu chuẩn. Dự kiến nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự án sẽ khởi công vào quý III/2020 và hoàn thành vào quý I/2023.

Tiến độ đường vành đai 4 được cập nhật ngày 8/8/2019 trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể với đại diện TP.HCM, các đơn vị tham mưu và Tổng công ty đầu tư phát triển & quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.

Theo Tổng công ty Cửu Long, hiện tại dự án này mới chỉ có đoạn 5 là được Bộ cho phép lập dự án đầu tư, còn lại 4 đoạn chưa có nguồn vốn nên chưa triển khai các bước tiếp theo.

Bảo đảm thực hiện đường Vành đai 4 đồng bộ, hiệu quả

Ngày 16/4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, trong đó đề cập đến việc triển khai dự án Vành đai 4, TP.Hồ Chí Minh. Nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc triển khai dự án Vành đai 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao cho tỉnh Long An làm cơ quan chủ trì trong quá trình thực hiện dự án.

Dự án Vành đai 4 có chiều dài 197,6km, đi qua 5 tỉnh và thành phố gồm Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và Long An. Điểm xuất phát là điểm giao với cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và điểm kết thúc là cảng Hiệp Phước, TP.Hồ Chí Minh.

Vào tháng 9/2021, Thủ tướng đã phê duyệt cho 5 tỉnh và thành phố là cơ quan có thẩm quyền đầu tư cho các đoạn tuyến thuộc Vành đai 4 trên địa bàn. Cụ thể, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ thực hiện đoạn từ Phú Mỹ đến Bàu Cạn, dài khoảng 18km; Đồng Nai thực hiện đoạn từ Bàu Cạn đến cầu Thủ Biên, dài khoảng 45km; Bình Dương thực hiện đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn (bao gồm cầu Thủ Biên), dài khoảng 49km; Long An thực hiện đoạn từ kênh Thầy Cai đến Hiệp Phước, dài khoảng 71km; còn TP.Hồ Chí Minh sẽ thực hiện đoạn từ cầu qua sông Sài Gòn đến kênh Thầy Cai (bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), dài khoảng 17km.

Theo kế hoạch, cuối năm 2023, các địa phương có dự án Vành đai 4 sẽ hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2024 để có thể khởi công dự án. Dự án dự kiến sẽ được thi công trong ba năm và bắt đầu thu phí hoàn vốn từ quý 1/2028.

Đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chủ đầu tư đã quyết tâm hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý II/2023. Trong giai đoạn 2023-2025, chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để hoàn thành các bước như thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, lập và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư, bàn giao mặt bằng và khởi công công trình. Mục tiêu là hoàn thành thi công và thông xe kỹ thuật toàn tuyến trong tháng 12/2027.

Các giai đoạn đường Vành Đai 4
Các giai đoạn đường Vành Đai 4

Thống nhất trình dự án Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2023

UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị dự án đầu tư đường Vành đai 3 và Vành đai 4 vào chiều ngày 12/1/2023, trong đó các địa phương đã thống nhất và ký kết kế hoạch trình dự án Vành đai 4 vào cuối năm 2023.

Dự án Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh sẽ có chiều dài khoảng 200 km, đi qua 5 địa phương bao gồm Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án bắt đầu từ điểm giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước, Tp. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, các địa phương đang gấp rút tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho từng đoạn tuyến của dự án, theo sự giao phó của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ thực hiện đoạn từ Phú Mỹ đến Bàu Cạn với chiều dài khoảng 18 km. Đồng Nai sẽ thực hiện đoạn từ Bàu Cạn đến cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên) với chiều dài khoảng 45 km. Bình Dương sẽ thực hiện đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn (bao gồm cầu Thủ Biên, nhưng không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 49 km.

Đại diện đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN
Đại diện đơn vị tư vấn báo cáo nghiên cứu dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN

UBND Tp. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện đoạn từ cầu qua sông Sài Gòn đến kênh Thầy Cai (bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 17 km. Còn Long An sẽ thực hiện đoạn từ kênh Thầy Cai đến Hiệp Phước (bao gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận Tp. Hồ Chí Minh) với chiều dài khoảng 71 km.

Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, Phan Văn Mãi, đã thống nhất kế hoạch rằng dự án sẽ được trình thông qua chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023. Dự kiến vào tháng 6/2024 sẽ phê duyệt dự án và cuối năm 2024 sẽ duyệt thiết kế kỹ thuật. Các địa phương sẽ cố gắng khởi công Vành đai 4 vào ngày 30/4/2025, một thời điểm mang ý nghĩa quan trọng. Theo lịch trình này, dự án dự kiến hoàn thiện vào năm 2028.

Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, Phan Văn Mãi, cũng nhấn mạnh rằng sau hội nghị này, ông sẽ tiếp lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải để thống nhất hình thức và đầu mối triển khai dự án.

Theo Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, các địa phương cần xác định tiến độ để cơ bản hoàn thành hai tuyến Vành đai 3 và Vành đai 4 trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương cần cùng với đơn vị tư vấn nghiên cứu và xác định sớm về quy mô, nguồn vốn và hướng tuyến của dự án Vành đai 4.

Tại hội nghị, các địa phương và chuyên gia đã thống nhất về cơ chế vốn, với sự tham gia của Trung ương, địa phương và nhà đầu tư. Đối với việc sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP, tỷ lệ vốn nhà nước không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Các cơ chế đặc biệt được trình Quốc hội cho phép trong việc đầu tư xây dựng dự án Vành đai 4 Tp. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Nguyễn Thị Hoàng, cho biết tỉnh Đồng Nai đã thống nhất với kế hoạch triển khai Vành đai 4 do UBND Tp. Hồ Chí Minh đề xuất. Hiện tuyến Vành đai 4 qua Đồng Nai đã xác định hướng tuyến với đơn vị tư vấn, chỉ còn việc xác định về chi phí đầu tư.

Đối với dự án Vành đai 3, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, Trần Quang Lâm, cho biết các địa phương đã có sự phối hợp tốt trong việc trao đổi thông tin, lấy ý kiến và phản hồi ý kiến góp ý kịp thời theo kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai dự án. Áp dụng các cơ chế và chính sách đặc biệt đã được Quốc hội và Chính phủ cho phép, từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư cho dự án. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác phê duyệt và bàn giao ranh giải phóng mặt phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đồng thời, đã phối hợp với Chính phủ trong việc bố trí đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho dự án.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại Hội nghị.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu tại Hội nghị.

Lợi ích của dự án đường Vành đai 4 TP.HCM

Tạo ra sự đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông: Sau khi hình thành đường Vành đai 4 cùng với dự án đường Vành đai 3 (đang kêu gọi đầu tư) đường cao tốc Bến Lức-Long Thành đưa vào khai thác sẽ tạo sự đồng bộ kết nối giao thông liên hoàn từ miền Tây vào TP.HCM và các tỉnh lân cận. Do đó tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP.HCM. Ngoài ra cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối kết nối khu vực Tây Nam bộ với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.

Làm tăng giá bất động sản nơi tuyến đường này đi qua: Theo nhận định từ các chuyên gia, tuyến đường vành đai 4 đóng vai trò lớn giúp hạ tầng khu Tây trở nên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Một điều hiển nhiên, hạ tầng và bất động sản nơi đây cũng có sự tăng giá theo. Thực tế cho thấy, nơi nào có hạ tầng giao thông công cộng thuận tiện, tiến bộ thì kinh tế nơi đó phát triển rầm rộ, đồng thời kéo theo các giá trị bất động sản tăng cao.



Tuy nhiên, đây không phải là sự phát triển quán tính mà người ta đã tính toán được lợi nhuận từ tuyến đường này mang lại. Hiệu ứng của sự phát triển này không chỉ dừng chân ở các mảnh đất dọc đường mà còn lan tỏa đến các vùng đất xung quanh

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: đường vành đai 4 bến lứcđường vành đai 4 củ chiđường vành đai 4 bến cátđường vành đai 4 ba ria vung tauđường vành đai 4 đoạn bến lức hiệp phướcđường vành đai 4 tp hcm 2019chiều dài đường vành đai 4
Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (5)

    • Avatar Image

      # 22 Tháng Tám, 2020

      Khi nào xong là việc của nhà nước lo. Còn bạn chỉ nên lo mua đất chờ tăng giá. Chứ nó mà xong là không rờ tới đc đâu ạ.

  1. Image

    # 25 Tháng Giêng, 2023

    Mình có đất mặt tiền vành đai 4 dài hơn 100mét , ai cần gọi mình để giá rẻ đầu tư 0979324746

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
CÙNG CHUYÊN MỤC

Cho ACC Liên Quân 0đ full tướng Free, tặng Nick VIP miễn phí

19 Tháng Mười Hai, 2024 855

Liên Quân Mobile là một trong những trò chơi hiện nay được nhiều game thủ yêu thích. Do đó, đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu những acc 0đ của trò chơi này, ngay trong bài viết sau của INVERT.

Cho Acc Free Fire Miễn Phí - Tặng ACC FF Free VIP Mới

19 Tháng Mười Hai, 2024 983

Free Fire là một trong những game sinh tồn đứng vị trí TOP 1 hiện tại. Chính vì vậy, số lượng người mong đợi sự kiện cho acc ff miễn phí tăng lên đáng kể để có trải nghiệm mượt mà hơn. 

Code Huyền Thoại Hải Tặc (HTHT) đại chiến Miễn phí Mới

18 Tháng Mười Hai, 2024 0

Game Huyền Thoại Hải Tặc là một trong những tựa game vô cùng hấp dẫn được chuyển thể từ tác phẩm truyện tranh manga One piece nổi tiếng của Nhật Bản. Tựa game này thường xuyên cập nhật các mã code với nhiều quà tặng hấp dẫn để nhằm mang đến cho người chơi một trải nghiệm game ...

Code Roblox Miễn Phí Mới Nhất

19 Tháng Mười Hai, 2024 2

Roblox là một trong những tựa game phiêu lưu nhập vai, thu hút người chơi trên toàn thế giới. Để tham gia vào các nhiệm vụ trong game, hãy cùng INVERT nhanh tay nhập ngay các mã code trò chơi này trong bài viết sau bạn nhé!

Tặng Acc Blox Fruit Free 0k, 10k, 20k, 50k, 100k, 200k Mới Nhất

19 Tháng Mười Hai, 2024 346

Blox Fruit là một tựa game dựa trên bộ truyện tranh nổi tiếng One Piece - Vua Hải Tặc, thu hút đông đảo người chơi yêu thích. Vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu những acc của trò chơi này, ngay trong bài viết sau của INVERT.

Code King Piece (King Legacy) Update 4.8 Miễn phí Mới nhất (03/2024)

19 Tháng Mười Hai, 2024 3

Code King Piece (King Legacy) mới nhất. King Legacy là một trong những tựa game lấy cảm hứng từ bộ truyện anime Vua Hải Tặc – One Piece nổi tiếng, code King Legacy Update 4 (trước đó là King Piece) mới được cập nhật gần đây, bạn có thể thoải mái sáng tạo và xây dựng ra thế giới ...