Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc tới Nam và được kết nối bằng những tuyến đường xương sống nối liền vô cùng quan trọng. Một trong số đó chính là tuyến đường Hồ Chí Minh. Con đường này không chỉ góp phần vào chiến thắng của dân tộc trong những năm tháng dài đấu tranh bảo vệ tổ quốc mà còn là tuyến đường huyết mạch trong thời bình. Vậy đường Hồ Chí Minh được thiết kế và có tiến độ xây dựng như thế nào?
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Thông tin nhanh đường Hồ Chí Minh
Tên dự án: Đường Hồ Chí Minh |
Quy mô: 3.183 km |
Điểm đầu: Pác Bó– tỉnh Cao Bằng. |
Thiết kế: từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình |
Điểm giữa: Quảng Bình 320 km. |
Số tỉnh đi qua: Qua 28 tỉnh thành |
Điểm cuối: Đất Mũi (Cà Mau) |
Vốn đầu tư: Giai đoạn 1 là 13.000 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 104104. 100 tỷ đồng |
Hình thức đầu tư: BOT |
Khởi công: 5 tháng 4 năm 2000 |
2. Thiết kế dự án đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh được thiết kế đi qua 28 tỉnh thành của cả nước bao gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Tổng chiều dài của con đường này lên tới 3.183 km. Có hai tuyến bao gồm tuyến phía tây với chiều dài 684 km và tuyến chính với chiều dài 2.499 km.Trong đó nhánh phía Tây sẽ chạy qua 11 điểm lần lượt là: Khe Cò, Phố Châu, Tân Ấp, Khe Ve, đèo Đá Đẽo, Khe Gát (bao gồm cả đoạn Khe Gát – Bùng), Đèo U Bò, Tăng Ký, Cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đăk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.
+ Đối với những đoạn đường chạy qua các khu quy hoạch đô thị thì sẽ được thiết kế theo chuẩn TCXDVN 104 – 2007, đây là chuẩn thiết kế đường đô thị.
+ Các đoạn đường không qua đô thị và không phải cao tốc thì thiết kế với chuẩn TCVN 4054 – 2005.
+ Còn đối với các đoạn đường Hồ Chí Minh được làm cao tốc thì sẽ thiết kế theo chuẩn cao tốc là TCVN 5729 – 1997.
Đường Hồ Chí Minh có quy mô hai làn xe, ngoài ra còn được thiết kế đảm bảo kiên cố và chống sạt lở ở đoạn Hoà Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum). Trong năm 2020 trên tuyến đường sẽ được thiết kế một số đoạn cao tốc và cầu lớn.
3. Tiến độ xây dựng đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh là một trong những tuyến đường chạy xuyên suốt từ Bắc tới Nam và có quy mô lớn tại nước ta. Chính vì vậy tiến độ xây dựng con đường này khó có thể hoàn thành mà phải chia làm 3 giai đoạn để đảm bảo quá trình thi công được diễn ra một cách tốt nhất.
Giai đoạn 1: Thi công từ năm 2000 – 2007, Ở giai đoạn này nhà nước đã hoàn thành xuyên suốt tuyến đường với 2 làn xe và đưa vào hoạt động trong năm 2008. Ngoài ra còn đầu tư hệ thống chống sạt lỡ và bảo vệ sự kiên cố cho con đường trải dài từ Hà Nội đến Kom Tum. Cụ thể:
Tiến độ đoạn Pác Bó (Cao Bằng) - Chợ Bến (Hoà Bình). Trong đó:
+ Đoạn Pác Bó (Cao Bằng) - Chợ Chu dài 113km (đã hoàn thành).
+ Đoạn chợ Chu - ngã ba Trung Sơn dài 30km (chưa triển khai).
+ Đoạn Đoan Hùng - Chợ Bến dài 130km (chưa triển khai).
Tiến độ chợ Bến (Hoà Bình) - Tân Cảng (Kom Tum) đã hoàn thành 1.350 km. Trong đó, đoạn Cam Lộ - Tuý Loan dài 175km đang triển khai (dự kiến trong năm 2020 thông toàn tuyến).
Tiến độ đoạn đường chạy qua các tỉnh Tây Nguyên như (Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước), với quy mô đường cao tốc từ 4- 6 làn xe, chiều dài khoảng 553 km đã hoàn thành trong năm 2014-2016.
Giai đoạn 2: Từ năm 2007 đến 2015, Tuyến đường Hồ Chí Minh vẫn được đảm bảo với quy mô 2 làn xe. Trong giai đoạn này, toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) được đầu tư để nối thông. Một vài tuyến cầu lớn và cao tốc cũng được xây dựng. Dự kiến trong năm 2020 sẽ hoàn thành. Cụ thể
+ Đoạn Chơn Thành (Bình Phước) - Đất Mũi (Cà Mau) đã hoàn thành 192km. Trong đó:
+ Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài 55km đang triển khai.
+ Đoạn Chơn Thành - Đức Hoà dài 74km chưa triển khai.
+ Đoạn Rạch Sỏi - Vĩnh Thuận chưa triển khai.
Giai đoạn 3: Thi công từ năm 2015 đến nay. Trong giai đoạn này, việc thi công tập trung chủ yếu vào vấn đề xây dựng cao tốc đạt tiêu chuẩn cao và phù hợp với đường Hồ Chí Minh đã quy hoạch trước đó. Ngoài ra còn kết nối với đường ngang, đường sắt và những con đường khác. Một vài tuyến cao tốc được chú trọng xây dựng trên con đường này như.
Cao tốc từ đoạn Hùng (Phú Thọ) đến Chợ Bến (Hoà Bình): Với quy mô từ 4 – 6 làn xe, chiều dài cả đoạn là 130km. Chi phí đầu tư là 16.215 tỷ đồng. Đây sẽ là tuyến cao tốc kết nối Hà Nội với các tỉnh xung quanh.
Cao tốc Cam Lộ - Túy Loan: Cao tốc này có quy mô 4 làn xe, chiều dài là 182 km. Kinh phí đầu tư 31.274 tỷ đồng. Vì tuyến cao tốc quá dài nên được chia làm 2 đoạn để thi công là cao tốc La Sơn – Tuý Loan dài 79 km và Cam Lộ – La Sơn dài 103 km.
Ngoài ra còn có dự án để kết nối tuyến đường này với trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long với kinh phí 23.000 tỷ đồng.
Dự định sau năm 2020 sẽ xây thêm những tuyến cao tốc còn lại và hoàn chỉnh những tuyến đường đã quy hoạch với mức kinh phí 225.678 tỷ đồng. Một vài tuyến đường sẽ quy hoạch sau năm 2020 như:
+ Tuyến cao tốc Chợ Bến (Hoà Bình) đến Khe Cò (Hà Tĩnh): 04 - 06 làn xe, dài khoảng 322 km.
+ Khe Cò (Hà Tĩnh) đến Bùng (Quảng Bình): Có 4 làn đường và dài 165 km.
+ Ngã ba Bình Ca (km124 +700/QL2 - Tuyên Quang) đến đoạn Hùng (Phú Thọ) với 4 làn xe và chiều dài khoảng 15 km.
+ Vùng (Quảng Bình) đến Cam Lộ (Quảng Trị) đây là đường cao tốc 04 làn xe, dài khoảng 117 km.
Ngoài ra giai đoạn 2021 – 2025 sẽ hoàn thiện Tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn Chơn Thành – Đức Hòa dài 72,5 km đi qua 4 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An.
4. Bản đồ Google Maps đường Hồ Chí Minh
5. Lợi ích của đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh không chỉ là con đường huyền thoại gắn với bao kỳ tích của dân tộc trong thời chiến mà đến hiện tại, con đường nãy cũng đóng vai trò quan trọng đối với từng vùng lãnh thổ của đất nước ta.
Đối với khu vực đồi núi phía Tây, đường Hồ Chí Minh thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì nó là con đường giao thương chính của phía tây với phía đông. Từ khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng, việc đi lại giữa những người dân ở Tây Nguyên thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy việc giao thương trao đổi hàng hóa cũng vô cùng dễ dàng, góp phần phát triển kinh tế miền núi. Ngoài ra con đường trải dài từ Bắc tới Nam này cũng góp phần gắn kết người dân Việt Nam ở mọi miền tổ quốc lại với nhau. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội cùng phát triển.
Trên đây là một vài thông tin về đường Hồ Chí Minh, con đường huyền thoại trong lịch sử ngày nay trở thành tuyến đường huyết mạch, trải dài dọc theo lãnh thổ Việt Nam và cũng góp phần quan trọng vào tiến trình xây dung và phát triển đất nước. Hy vọng bài viết về đường Hồ Chí Minh sẽ giúp bạn có thêm thông tin về con đường quan trọng này.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập