Đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây chính thức được vận hành toàn tuyến vào đầu tháng 2/ 2015, mang lại tiện ích giao thông và mở đầu cho sự phát triển hệ thống hạ tầng vùng Đông Nam Bộ. Cùng Invert điểm sơ qua vài nét về tuyến đường cao tốc Long Thành Dầu Giây và những lợi ích mà nó mang lại cho sự phát triển bất động sản, kinh tế của khu vực phía Nam nhé!
1. Mở rộng cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
Sau 5 nay đưa vào khai thác, cao tốc đã bị quá tải nên Bộ GTVT kiến nghị mở rộng đường cao tốc này, cụ thể: Tháng 12/2019 Bộ GTVT giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long nghiên cứu và đề xuất phương án mở rộng cao tốc. Theo quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định mở rộng dự án đường cao tốc TP HCM Long Thành Dầu Giây với quy mô 6 đến 9 làn xe vào năm 2020.
Năm 2020 Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long đã đưa ra đề xuất về quy mô và thời gian thực hiện như sau: Năm 2025 đoạn từ nút giao An Phú đến Long Thành sẽ thực hiện mở rộng quy mô từ 4 làn xe lên thành 8 làn xe và sau năm 2040 đoạn này phải mở rộng quy mô lên 10 làn xe. Còn đối với đoạn từ Long Thành đi Giầu Dây vẫn giữ nguyên hiện trạng đến năm 2040 vì đoạn đường này vẫn đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông.
2. Sơ lược đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây
Tên cao tốc | Đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây (ký hiệu: CT.01) |
Chiều dài | 55,7km |
Tổng vốn đầu tư | 20,630 tỉ từ vốn vay thương mại (OCR) của ADB, ODA và vốn đối ứng của Chính phủ. |
Chủ đầu tư | Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) |
Thời gian xây dựng | 3/10/2009 - 8/2/2015 |
Điểm đầu - điểm cuối | An Phú, quận 2, Tp HCM - Nút giao thông Dầu Giây, Long Thành, Đồng Nai |
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) có chiều dài 55,7km, điểm đầu tại nút giao thông An Phú, thuộc Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Dự án cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I (đoạn An Phú-Vành đai II) có tổng vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng. Đoạn cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị với tốc độ là 80 km/giờ với 4 làn xe, rộng 26,5 m.
Giai đoạn II của dự án (đoạn vành đai II-Long Thành-Dầu Giây) gồm 4 làn xe được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc 120 km/giờ. Chiều rộng mặt đường 27,5 m, chiều rộng làn đường khẩn cấp là 6m.
Ngoài ra, tuyến cao tốc này còn được lắp đặt hệ thống thu phí tự động sử dụng công nghệ DSRC và hệ thống biển báo điện tử cho hệ thống giao thông thông minh.
3. Bản đồ đường cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây
4. Tiến độ đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây
- Ngày 2 tháng 1 năm 2014: 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 (thuộc Quận 9) đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe
- Ngày 29 tháng 8 năm 2014: tiếp tục thông xe nút giao thông vành đai 2 (phường Phú Hữu, Quận 9).
- Ngày 10 tháng 1 năm 2015: thông xe đoạn đường dài 4 km từ nút giao thông An Phú, Mai Chí Thọ (thuộc Quận 2) đến nút giao vành đai 2.
- Vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây hoàn tất thi công, toàn bộ đường cao tốc thông xe.
Kể từ khi chính thức vận hành, tuyến cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây có mức phí thấp nhất là 20.000đ/km
Bảng phí Cao tốc Sài Gòn Dầu Giây
5. Lợi ích của đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là tuyến đường huyết mạch kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sau khi được đưa vào khai thác, các tuyến đường từ TP HCM đi ngã ba Dầu Giây và hướng đi Liên Khương sẽ được rút ngắn 20 km, chỉ còn 1 giờ. Hành khách di chuyển đến huyện Long Thành cũng chỉ mất 20 phút và đi Vũng Tàu chỉ còn 1 giờ 20 phút. Đồng thời giảm 20% - 30% chi phí vận tải.
Trong tương lai khi hệ thống đường vành đai TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, và cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai được hoàn thành sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa phát triển kinh tế trong khu vực.
Bên cạnh đó, việc vận hành tuyến cao tốc còn có tác động thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản dọc tuyến đường như: khu vực Quận 9, Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh), huyện Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) với việc mở ra nhiều dự án mới có quy mô, góp phần tăng giá trị đất đai, đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương dọc hai bên tuyến cao tốc.
Xem thêm: Những điều cần biết về Quận 2
Tuy nhiên, hiện nay người tham gia giao thông phải đối mặt với tình trạng kẹt xe nhiều giờ trên tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây, nhất là vào những ngày cuối tuần. Ngoài ra, ở hướng đi từ quốc lộ 51 về TP HCM đang triển khai hệ thống thu phí khép kín. Như vậy, tài xế buộc phải thêm 1 lần dừng lại lấy thẻ ở đường dẫn vào cao tốc nên khiến tình trạng ùn tắc giao thông càng nặng nề hơn.
Theo các chuyên gia cho biết, nhà đầu tư đã không lường trước được sự phát triển nhanh chóng của tuyến đường này, dẫn đến tình trạng quá tải sớm như hiện nay, đường ùn tắc, kẹt xe thường xuyên.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập