Tiến độ thi công 8 tuyến đường Cao Tốc nối trực tiếp TP.HCM?
18 Tháng Hai, 2020
0
Hiện nay có 8 dự án cao tốc đã được quy hoạch nối trực tiếp thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ vào thành phố và rút ngắn thời gian di chuyển đến các tỉnh trọng điểm phía Nam.
Cụ thể, có 2 cao tốc đã đưa vào khai thác, 1 cao tốc đang thi công và 5 dự án đang kêu gọi nhà đầu tư. Tiến độ 8 tuyến đường cao tốc nối trực tiếp TP.HCM có những biến chuyển gì mới?
Tiến độ thi công 8 tuyến đường Cao Tốc nối trực tiếp TP.HCM?
I. Cao tốc đang đưa vào khai thác
1. Cao tốc Long Thành - Dầu Giây
Địa phận đi qua: TP.HCM, Đồng Nai
Chiều dài: 54,9km
Địa bàn TP.HCM: 12km
Tuyến Cao tốc Long Thành - Dầu Giây hiện nay
2. Cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Địa phận đi qua: TP.HCM, Long An, Tiền Giang
Chiều dài: 40km; đường nối 20km
Địa bàn TP.HCM: gồm 1,2km đường cao tốc và 14km đường nối
Tuyến Cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện nay
II. Cao tốc đang được thi công?
3. Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Chiều dài: 58km
Địa phận đi qua: TP.HCM, Long An, Đồng Nai
Địa bàn TP.HCM: 24,9km
Thời gian hoàn thành: dự kiến năm 2020
Theo khảo sát, diện tích đất chiếm dụng quy hoạch tuyến đường vành đai 4 là khoảng 2.061 ha. Ttrong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau:
Vành đai 4 Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha;
Vành đai 4 Đồng Nai: 273 ha;
Thành phố Hồ Chí Minh: 452 ha (đường vành đai 4 Củ Chi)
Vành đai 4 Bình Dương: 441 ha
Vành đai 4 Long An: 711 ha.
Sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ có 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m. Trên tuyến có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt nút giao tại nút giao QL1. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 6.707 tỷ đồng. Dự kiến nguồn vốn được huy động đầu tư theo hình thức BOT kết hợp BT. Xem tiến độ thi công Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Bản đồ Cao tốc Bến Lức - Long Thành
III. Cao tốc chưa được đầu tư
4. Đường Vành đai 3
Chiều dài: 48km
Địa phận đi qua: Đoạn Bình Chuẩn, Quốc lộ 22, Bến Lức
Phân đoạn:
Giai đoạn 1: Rộng 24,5m; gồm 4 làn xe; tốc độ 100km/h
Giai đoạn 2: Rộng 67 - 74m; gồm 6 - 8 làn xe; tốc độ 100km/h (đường song hành vận tốc 60km/h)
Dự án xây dựng đường vành đai 3 có tổng chiều dài 98,54km đi qua 4 tỉnh/tp Long An, Bình Dương và TP.HCM và Đồng Nai gồm
Đoạn 1: Tân Vạn - Nhơn Trạch (34,28km) chia làm 2 dự án thành phần 1A và 1B. (đoạn màu tím bản đồ bên trên)
Đoạn 2: Từ Mỹ Phước - Tân Vạn (16,3km) (đoạn xanh lá cây bản đồ bên trên)
Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22 (19,1km) đoạn màu cam trên bản đồ
Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 về Bến Lức (28,86km) đoạn màu xanh dương
Địa phận đi qua: Dầu Giây, Đồng Nai - Liên Khương - đèo Prenn, TP. Đà Lạt
Chiều dài: 208km
Số làn xe: 4 làn
Vốn đầu tư: 65.000 tỉ đồng
Tiến độ dự kiến: Giai đoạn 1: đi qua Dầu Giây - Tân Phú (Đồng Nai); dài 60km; rộng 17m; vốn BOT 7.000 tỉ đồng; Giai đoạn 2: đi qua Tân Phú - Bảo Lộc; dài 66km; rộng 17m; vốn vay JICA cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 17.000 tỉ đồng; Giai đoạn 3: kết nối vùng TP.HCM - Đồng Nai và Lâm Đồng; đi qua Bảo Lộc - Liên Khương; dài 80km; rộng 17m; vốn 13.000 tỉ đồng. Xem thêm: Tiến độ đường Cao tốc Dầu Giây Liên Khương
8. Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
1. Tổng quan dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Tên dự án
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Ký hiệu
CT13
Chiều dài
77,8km
Tổng vốn đầu tư
9.222,8 tỷ đồng (theo hình thức BOT)
Điểm đầu
Tuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điểm cuối
Nút giao thông Ông Từ thuộc phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chủ đầu tư
Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC)
Cơ quan quản lý
Bộ GTVT giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Quy mô
Được thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h với 6 làn xe.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu chính thức được Chính phủ giao quyền phê duyệt đề xuất dự án cho Bộ GTVT năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2014, do chi phí đầu tư khá cao nên đơn vị giám sát PMU 85 đã đề xuất phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn.