Giao thông

Tiến độ dự án cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận giai đoạn 2, liệu có triển khai?

Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang được đốc thúc thi công sau hơn 10 năm bỏ ngõ. Với biệt danh là "đường cao tốc rùa". Cùng Invert điểm qua những nét tổng quan và tiến độ của tuyến Tp.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, đoạn cuối cao tốc Bắc - Nam trong bài viết dưới đây nhé!.

Tổng quan dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Tên dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (ký hiệu: CT.01)
Chiều dài 51,1km
Điểm đầu Đường cao tốc Bến Lức - Trung Lương (tại xã Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành, Tiền Giang. Đi qua các tỉnh Long An, Tiền Giang
Điểm cuối Quốc lộ 30 tại An Thái Trung, huyện Cái bè, Tiền Giang
Tổng mức đầu tư hiện có 3,400 tỷ đồng vốn tự có từ UBND tỉnh và các nguồn tín dụng khác.
Đơn vị tư vấn thiết kế Tổng Công ty TVTK GTVT tham gia thẩm tra dự án đầu tư dự án và thiết kế kỹ thuật một phần của dự án
Năm khởi công 2009
Dự kiến hoàn thành Tháng 4/2021


Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài 51,1km qua 5 huyện thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang,  và là dự án đường cao tốc cuối cùng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức khởi công năm 2009 có tổng mức đầu tư được Bộ Giao thông vận tải duyệt năm 2017 là 9.669 tỷ đồng, trong đó riêng Tiểu dự án giải phóng mặt bằng là 1.689 tỷ đồng.

Vị trí tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ

Đây là dự án trọng điểm có ý nghĩa giảm gánh nặng giao thông cho quốc lộ 1A, là tuyến đường huyết mạch kết nối các tỉnh miền Đông Nam Bộ với thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ trong bối cảnh thiếu thốn hạ tầng giao thông như hiện nay.

Đối với thị  trường bất động sản, đây cũng là cơ hội để giá trị đất và các dự án nhà ở tại khu vực này tăng trưởng trong thời gian tới, giảm thiểu áp lực nguồn cung khan hiếm tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi chính thức khởi công năm 2009, dự án đã được người dân miền Tây chờ đợi, đến nay đã hơn 10 năm. Song tiến độ triển khai rất chậm trễ.

Tiến độ dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận 

  • 5/2008 Thành lập công ty CP phát triển đường cao tốc BIDV để triển khai dự án
  • 11/2009 Khởi công dự án lần 1
  • 2/2012 BIDV từ chối triển khai tiếp và bàn giao lại Bộ GTVT tiếp nhận nguyên trạng
  • 10/2014 Thủ tướng chấp thuận đầu tư dự án theo hình thức BOT
  • Tháng 11-2014, Bộ GTVT xem xét rút bớt quy mô, giảm chiều dài tuyến cao tốc còn 51,1km, bề rộng mặt đường tuyến cao tốc chính từ 25,5-26,5m xuống còn 13,7m và thu hẹp bề rộng các cầu còn 13,75 m, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 còn 14.678 tỉ đồng
  • 2/1015 Tái khởi công dự án lần 2
  • Giữa năm 2017, Bộ GTVT lại phê duyệt điều chỉnh dự án, đưa bề rộng tuyến nền đường lên 17m (tăng thêm 3,3m), các cầu có bề rộng 17,5m (tăng thêm gần 4m) và tổng mức đầu tư còn 9.668,5 tỉ đồng
  • 6/2017 Thi công trở lại, điều chỉnh vốn đầu tư 9.669 tỷ đồng
  • 8/2018 Bộ GTVT điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án
  • 3/2019 Dự án tái khởi công lần 4, đạt 10% khối lượng
  • 6/2019 Chỉ còn công ty Tuấn Lộc, Công ty BMT, công ty cầu đường CII cùng đồng hành
  • 8/2019 Điều chỉnh tổng mức đầu tư là 12. 668 tỷ đồng
  • 12/2019 Giải ngân vốn ngân sách và ký hợp đồng tín dụng vay vốn ngân hàng
  • 12/2020 Thông xe (Dự kiến) Tiến độ thi công dự án (DA) cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang gặp một số khó khăn, vướng mắc mà chủ đầu tư không thể tự giải quyết
  • Quý 2/2020 Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi:
  • Tháng 9/2020 Lập và phê duyệt thiết kế kỹ thuật
  • Tháng 5 - 12/2020 Tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng
  •  Tháng 11 - tháng 12/2020 Lựa chọn nhà thầu và khởi công xây dựng

Tháng 4/2021 Dự kiến hoàn thành lễ Khánh thành

Đang thi công 30% khối lượng, 99% giải phóng mặt bằngKhởi động lại từ năm 2015, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đến nay mới chỉ đạt 25% khối lượng thi công. Dự án chậm tiến độ do nguồn thu phí trạm TP.HCM - Trung Lương để hỗ trợ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương án tài chính ban đầu không thực hiện được vì thay đổi của luật Quản lý tài sản công.

Đặc biệt, dự án đình trệ còn do Công ty TNHH Yên Khánh, 1 trong 6 thành viên liên danh đang liên quan đến nhiều vụ án hình sự, các ngân hàng tài trợ không giải ngân, yêu cầu phải thay thế. Cuối tháng 3/2019, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức được giao cho UBND tỉnh Tiền Giang 

Đến thời điểm hiện nay, địa phương đã bàn giao được 50,77 km trong tổng chiều dài toàn tuyến là 51,1 km, đạt 99,34%. Hiện chỉ còn lại 330m đường ở 03 địa phương là huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy và huyện Châu Thành chưa được bàn giao.

Vấn đề vốn đầu tư thiếu hụt khiến dự án bị trì trệ suốt hơn 10 năm qua

Tuy nhiên, tổng quan dự án này vẫn đang chậm trễ, phần lớn chỉ là đoạn đường đất, chưa hoàn thiện. Nhiều đoạn vẫn là các khối bê tông trơ trọi. Bên cạnh đó, đoạn nối với cao tốc Tp.HCM - Trung Lương vẫn đang trong tình trạng dang dở, ngày làm ngày nghỉ từ sau khi tái thi công năm 2015. 

Theo đại diện đơn vị thi công các gói thầu, suốt ba tháng qua, chủ đầu tư không có tiền thanh toán cho họ. Vốn đầu tư thiếu hụt là mối lo ngại lớn nhất cho dự án này. Hiện tại, các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn, không có tiền chi trả lương cho công nhân, mua nguyên vật liệu.

Đề khắc phục vấn đề trên, đơn vị quản lý công trình UBND tỉnh Tiền Giang và các doanh nghiệp thực hiện dự án cùng các đơn vị liên quan đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công công trình bằng cách tăng nguồn vốn tự có lên 3,400 tỷ đồng (chiếm khoảng 34% tổng kinh phí đầu tư); đồng thời xoay sở để bù đắp phần vốn 1,200 tỷ đã bị ngân hàng VP rút ra.

Cuối tháng 4/2020, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn một theo hình thức đầu tư công với tổng vốn đầu tư khoảng 4.827,32 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 2.891,51 tỷ đồng.

Theo đó, dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97 km, đi qua địa phận 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, sẽ được phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. 

Theo Bộ GTVT, trong bối cảnh việc huy động vốn tín dụng dài hạn, quy mô lớn cho các dự án PPP giao thông ngày một khó khăn, nếu tiếp tục triển khai dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ theo hình thức PPP sẽ không thể xác định được chính xác thời gian hoàn thành, trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng ngay đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là hết sức cấp thiết.

Dự kiến tuyến kỹ thuật sẽ được hoàn thành cuối năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND Tiền Giang (cơ quan quản lý dự án) cho biết, tỉnh đã đăng ký lịch làm việc với Thủ tướng để báo cáo những khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn ngân sách, điều chỉnh dự án cao tốc.

1. Khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau 13 năm khởi công

Vào ngày 27/4/2022, dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được UBND tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tổ chức Lễ khánh thành. Theo đại diện của Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, tất cả các phần nền mặt đường trên tuyến chính và tuyến nối đã hoàn thành. Các phần an toàn giao thông trên tuyến chính và tuyến nối, hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống giao thông thông minh (ITS) đã được nghiệm thu.

Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51km, nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, cho phép xe lưu thông hai chiều trên tuyến chính từ nút giao Thân Cửu Nghĩa tại km49+620 đến nút giao với quốc lộ 30 tại km101+126 và các đường nối ra quốc lộ 1 tại thị xã Cai Lậy và huyện Cái Bè.

Sau hơn 3 năm tiếp nhận vai trò cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án, tỉnh Tiền Giang đã cùng nhà đầu tư và các nhà thầu nỗ lực và trách nhiệm để đưa dự án hoàn thành vào dịp 30/4 này.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 12.668 tỷ đồng và được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Tuyến chính của dự án đã mở cửa từ ngày 30/4/2022, không thu phí trong vòng 60 ngày và có tốc độ tối thiểu là 60 km/giờ và tối đa là 80 km/giờ.

Trong thời gian không thu phí, nhà đầu tư sẽ thực hiện các bước thử nghiệm vận hành, kiểm soát tải trọng và đánh giá các khâu kỹ thuật trước khi chính thức đưa vào thu phí hoàn vốn cho dự án.

Cũng theo đó, các phương tiện được phép lưu thông trên đường cao tốc, trừ một số loại như xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ, máy kéo, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ, súc vật, xe máy thi công tự hành.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã nhấn mạnh sự quan trọng vô cùng của việc khánh thành dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Ông cho biết rằng cột mốc này đánh dấu sự bắt đầu cho cuộc nỗ lực chung để hoàn thành thêm 361 km đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam vào cuối năm 2022. Ngoài ra, mục tiêu là hoàn thành toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau vào năm 2025.

"Việc khánh thành và đưa vào hoạt động tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận ngày hôm nay mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, đóng góp vào việc tạo ra động lực mới và cơ hội phát triển cho tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận trong khu vực. Đây sẽ tạo nên mạng lưới giao thông hiện đại và đồng bộ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long," Phó Thủ tướng đánh giá.

Ông công nhận và đánh giá cao sự chủ động và sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang, cũng như vai trò tích cực và hỗ trợ từ Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ban, ngành trung ương trong quá trình hỗ trợ dự án.

Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ cũng khen ngợi Tập đoàn Đèo Cả, Ban Quản lý dự án cùng các đơn vị tư vấn, nhà thầu đã có nhiều phương pháp chủ động, sáng tạo để vượt qua khó khăn và hoàn thành công trình theo đúng tiến độ, như đã hứa với Chính phủ.

Trong thời gian tới, để hoàn thành các mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo đề án đã được phê duyệt, các địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Đồng Tháp... sẽ ưu tiên cung cấp nguồn lực, tập trung cao vào công tác chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng, đảm bảo nguồn cung vật liệu, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan trong quá trình triển khai và thực hiện dự án.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng trong năm nay, chúng ta phải khởi công tuyến cao tốc từ Cần Thơ đến Cà Mau và phấn đấu để tháng 6/2023 khởi công tuyến từ Châu Đốc đến Trần Đề, và cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

"Các địa phương cần nghiên cứu mô hình và các phương pháp áp dụng tại tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận để nhân rộng trong quá trình triển khai các dự án có điều kiện tương tự, góp phần thu hút nguồn lực xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000 km vào năm 2030," Phó Thủ tướng gợi ý.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức khánh thành ngày 27/4.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chính thức khánh thành ngày 27/4.

2. Đề xuất đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận GĐ 2 bằng vốn ngân sách

UBND tỉnh Tiền Giang đã gửi công văn 5668/UBND – TH tới Bộ GTVT để đề xuất việc mở rộng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Trong công văn, tỉnh Tiền Giang cho biết rằng hiện nay chính phủ đang đầu tư các tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu bằng nguồn vốn ngân sách. Do đó, tỉnh đề nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách từ Trung ương cho giai đoạn 2 của dự án.

Đối với các hình thức đầu tư khác như BOT, BTL, BLT, UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu và đề xuất cho Thủ tướng Chính phủ quyết định. Về khả năng thực hiện dự án, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết rằng tỉnh đã là cơ quan chủ quản đối với giai đoạn 1 của dự án Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức hợp đồng BOT. Do đó, tỉnh đã đáp ứng các điều kiện để tiếp tục là cơ quan chủ quản cho giai đoạn 2 của dự án.

Hiện nay, tuyến cao tốc này đã quá tải với lưu lượng xe tăng mạnh (hơn 50.000 lượt xe/ngày đêm). Kể từ khi thu phí đã dừng (năm 2019), tuyến cao tốc đã trở nên xuống cấp, khả năng thông hành không còn đảm bảo do nhu cầu vận tải lớn, tốc độ giới hạn hạn chế (60-70 km/h), và thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông.

Đặc biệt, việc chỉ đầu tư 4 làn xe cao tốc mà không có 2 làn dừng xe khẩn cấp đã tạo ra "nút thắt cổ chai" trong kết nối từ TPHCM đến TP. Cần Thơ. Trong khi đó, dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư phân kỳ với bề rộng nền đường 17 m, bao gồm 4 làn xe cao tốc rộng 3,5 m và dải phân cách giữa, cũng như có điểm dừng xe khẩn cấp định kỳ.

Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 đã được Bộ GTVT phê duyệt vào tháng 10/2014 và điều chỉnh vào tháng 6/2017. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác miễn phí từ ngày 30/4/2022 và khai thác thu phí từ ngày 09/8/2022, đã có một số vấn đề cấp bách xuất hiện, bao gồm lưu lượng giao thông trên tuyến cao tốc tăng lên đáng kể so với dự đoán ban đầu. Đồng thời, thiếu điểm dừng khẩn cấp trên tuyến cũng gây khó khăn trong việc xử lý sự cố và cứu hộ.

Trước đó, Bộ GTVT đã gửi công văn tới UBND TP.HCM, UBND các tỉnh Tiền Giang và Long An để triển khai nghiên cứu đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. UBND tỉnh Tiền Giang được yêu cầu báo cáo và đề xuất tiếp tục làm cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu và triển khai dự án mở rộng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Tỉnh cũng nhận nhiệm vụ làm sơ bộ đánh giá, xác định quy mô và phương án đầu tư để báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định cơ quan có thẩm quyền tiếp tục.

Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, hình thức đầu tư hợp lý nhất cho giai đoạn 2 của dự án Trung Lương - Mỹ Thuận là hợp đồng BOT. Ông lý giải rằng, điều này được chọn vì giai đoạn 1 đã được đầu tư theo hình thức BOT. Nếu giai đoạn 2 không áp dụng BOT, sẽ tạo ra một nghịch lý trên cùng một tuyến đường, trong đó giai đoạn 1 thu phí phương tiện, trong khi giai đoạn 2 lại không thu phí.

Một đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Một đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Khẩn trương xóa "nút thắt cổ chai" cao tốc TPHCM - Mỹ Thuận 2023

Trong cuộc trả lời chất vấn từ hai đại biểu Quốc hội gần đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - Nguyễn Văn Thắng, đã thông báo về đề xuất phương án nâng cấp tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 6/2023.

Ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, đã bàn luận thêm với Báo Điện tử Chính phủ về khó khăn và thời gian tiêu tốn trong triển khai các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng.

Các địa phương như TPHCM, Long An, Tiền Giang đã hoàn thành việc giải phóng đủ 100% mặt bằng cho giai đoạn 2 của hai đoạn tuyến này. Điều này đem lại lợi thế quan trọng để tiến hành đầu tư nâng cấp và hoàn thiện tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.

Ông Hồ Nghĩa Dũng cũng đánh giá cao sự tham gia quyết liệt của Bộ GTVT trong việc tháo gỡ nhiều rào cản, triển khai các tuyến cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 dưới các tình huống khó khăn như lạm phát, dịch bệnh kéo dài. Các tuyến như Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đầu tư công) và Nha Trang - Cam Lâm (phương thức PPP) đã hoàn thành.

Ông Hồ Nghĩa Dũng cho biết cách tiếp cận của Bộ GTVT với các tỉnh, thành phố có dự án đi qua đã rất quyết liệt trong việc giải quyết việc giải phóng mặt bằng, tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu và khắc phục các khó khăn khác. Ông cho rằng, hiện tại, Bộ GTVT cần tiếp tục tăng cường vai trò mạnh mẽ để thúc đẩy các dự án cao tốc được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Về phương án đầu tư, ông Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, việc hoàn thiện cao tốc TPHCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận có thể triển khai theo hai phương thức: đầu tư công hoặc PPP. Trong bối cảnh ngân sách hiện tại hạn chế, việc áp dụng đầu tư PPP để nâng cấp tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là điều cần xem xét kỹ lưỡng.

"Việc hợp nhất hai đoạn này thành một dự án và triển khai theo hình thức PPP, trong đó Bộ GTVT giữ vai trò là cơ quan có thẩm quyền, sẽ mang lại lợi ích và thuận lợi hơn cho việc tổ chức thực hiện", ông Dũng đã phân tích.

Giai đoạn 1, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không có làn khẩn cấp.
Giai đoạn 1, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không có làn khẩn cấp.

Công bố mức thu phí chính thức tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Vào chiều ngày 04/8/2022, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang đã tổ chức buổi họp thông tin về giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (được gọi tắt là dự án).

Sau khi tiếp nhận văn bản kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu từ Hội đồng kiểm tra nhà nước và ý kiến của Bộ Giao thông vận tải về giá dịch vụ đối với dự án, UBND tỉnh Tiền Giang đã thống nhất với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và tổ chức tín dụng để quyết định giá dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:

  • Nhóm 1: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 02 tấn, các loại xe buýt vận tải khách công cộng có giá 2.000 đồng/km.
  • Nhóm 2: Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 02 tấn đến dưới 04 tấn có giá 3.000 đồng/km.
  • Nhóm 3: Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 04 tấn đến dưới 10 tấn có giá 3.500 đồng/km.
  • Nhóm 4: Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20feet có giá 4.500 đồng/km.
  • Nhóm 5: Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40feet có giá 6.500 đồng/km.

Mức giá theo chặng được xác định dựa trên quãng đường thực tế mà phương tiện tham gia giao thông (tính theo km) và đơn giá tương ứng với từng loại phương tiện (đồng/km). Ví dụ, mức giá tối đa cho các phương tiện thuộc nhóm 1 từ đầu tuyến đến cuối tuyến (chiều dài 51,5km) là 103.000 đồng, nhóm 2 là 154.000 đồng, nhóm 3 là 180.000 đồng, nhóm 4 là 231.000 đồng và nhóm 5 là 334.000 đồng.

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Tiền Giang, ông Trần Văn Bon, mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ cho dự án đã được UBND tỉnh công bố đã giảm so với phương án giá trước đó. Ngày 08/8/2022, dự án sẽ chính thức thu phí. Theo phương án giá mới, thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến là 14 năm 8 tháng.

UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức cuộc họp để thông tin về giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với dự án.
UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức cuộc họp để thông tin về giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với dự án.

Đón đầu xu hướng chuyển dịch làn sóng bất động sản miền Tây Nam bộ với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Khi tuyến đường này hoàn thành cùng với dự án cao tốc Trung Lương - TP.Hồ Chí Minh (hoàn thành 2010) sẽ rút ngắn thời gian di chuyển bằng ô tô từ các tỉnh miền Tây - ĐBSCL lên thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn hơn 2 giờ. Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sau nhiều lần điều chỉnh là 12.668 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu là 3.400 tỉ và vốn vay 6.686 tỉ đồng, vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ 2.186 tỉ đồng

Chính phủ cũng đã có chủ trương đầu tư nối tuyến cao tốc này đến Cần Thơ và Cà Mau. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thị trường bất động sản sau một thời gian sôi nổi tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và các huyện giáp ranh đang rơi vào tình trạng bão hòa. Cơ hội sắp tới được các chuyên gia bất động sản dần chuyển hướng vào các tỉnh miền Tây Nam Bộ, một trong các dự án tiên phong chính là cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ. Các dự án cơ sở hạ tầng cao tốc chính là yếu tố làm tăng giá trị vô hình giúp nâng cao giá sản phẩm bất động sản và hướng chủ đầu tư phát triển các dự án.

Các điểm nối quan trọng của tuyến cao tốc Trung Lương chính là yếu tố mang lại giá trị cho bất động sản tại khu vực trong thời gian tới.

Khi tuyến đường cao tốc này hoàn thành, hạ tầng phát triển đồng bộ sẽ tạo ra mặt bằng giá mới cho bất động sản ở khu vực dọc tuyến cao tốc. Đối với các nhà đầu tư thì đây chính là thời điểm vàng để bắt đầu tìm hiểu và vạch ra kế hoạch phát triển các dự án cho mình để phục vụ nguồn cầu phát sinh vào đầu năm 2021. 

Ngoài ra, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến đường đầu tiên kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây. Do đó, nó càng hấp dẫn hơn, nhất là với các khu vực gần trung tâm thành phố.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần chọn những vị trí đã có quyết định quy hoạch chính thức, hoặc đầu tư gần các trạm dừng để tăng giá trị bất động sản trong tương lai. Đồng thời cần tránh rơi vão bẫy sốt giá khi công trình này tiến gần đến giai đoạn hoàn thiện và đi vào khai thác.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: cao tốc trung lươngđường cao tốc trung lương mỹ thuậntin mới nhất về cao tốc trung lương mỹ thuậncao tốc trung lương mỹ thuận dài bao nhiêu kmsơ đồ cao tốc trung lương mỹ thuậncao tốc trung lương mỹ thuận đèo cả
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email