Xa Lộ Hà Nội là tuyến đường huyết mạch duy nhất ở cửa ngõ phía Đông của thành phố nối Đồng Nai, Bình Dương với TP HCM và các tỉnh miền tây Nam Bộ. Bên cạnh đó tuyến đường này đang được nâng cấp và mở rộng nhằm đáp ứng giao thông. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tuyến đường này cũng như lợi ích đem lại cho cuộc sống chúng ta.
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Thông tin nhanh đường Xa Lộ Hà Nội
Tên dự án: Xa Lộ Hà Nội | Quy mô: 31km |
Tên cũ: Xa lộ Biên Hòa |
Vốn đầu tư: Do Mỹ viện trợ, sau này BOT |
Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư và xây dựng Xa lộ Hà Nội (thuộc Công ty CII) | Mục tiêu: Tuyến đường nhanh giảm bớt áp lực giao thông lưu thông ở các cửa ngõ phía Đông |
Địa phận đi qua: Quận 2, 9, Thủ Đức, TP Dĩ An, TP Biên Hòa | Số làn xe: 16 làn xe và rộng 142m |
Phương thức hoàn vốn: Thu phí hoàn vốn trong vòng 20 năm bắt đầu từ 2018 | Điểm đầu: Đồng Nai |
Năm khởi công: 2009 | Điểm cuối: Thành phố Hồ Chí Minh |
2. Thiết kế đường Xa Lộ Hà Nội
Xa lộ Hà Nội có quy mô 31 km được trải dài từ quận 2, 9, Quận Thủ Đức, thành phố Dĩ An, thành phố Biên Hoà và được chia làm 4 giai đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái có lộ giới rộng 153,5m, thiết kế 16 làn (gồm 10 làn trục chính, 6 làn song hành);
+ Đoạn 2: Từ nút giao Bình Thái đến nút giao Trạm 2 có lộ giới rộng 113,5m, thiết kế 16 làn xe (10 làn trục chính, 6 làn song hành);
+ Đoạn 3: Từ nút giao Trạm 2 đến ngã 3 Tân Vạn có lộ giới rộng 113,5m, thiết kế 14 làn xe (8 làn trục chính, 6 làn song hành);
+ Đoạn 4: Từ ngã 3 Tân Vạn đến ngã 3 Chợ Sặt có lộ giới rộng 113,5m, đoạn này được thiết kế từ 6-8 làn xe.
Trước đây, tuyến đường Xa Lộ Hà Nội có tên gọi là Xa lộ Biên Hòa (vì liên kế và kết nối trực tiếp TP Biên Hoà) với 2 chiều đi về, mỗi chiều có 2 làn đường với 21m lòng đường. Đến tháng 10/1984 nhân dịp kỉ niệm 30 năm giải phóng thủ đô Hà Nội mới đổi thành Xa lộ Hà Nội.
Đến năm 2009 do lượng lưu thông xe qua lại giữa TP HCM và các tỉnh lân cận ngày càng nhiều nên dẫn đến tình trạng quá tải, kẹt xe liên tục. Vì vậy tuyến đường Xa lộ Hà Nội này chính thức được mở rộng lên đến 140m.
Năm 2018 Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành gần hoàn toàn các tuyến đường trong đó có tuyến đường mở rộng song hành Xa lộ Hà Nội. Tổng số làn đường hiện tại lên đến 16 làn và 142m lòng đường.
Hiện tại còn một số tuyến đường và các nút giao thông đang được chủ đầu tư công ty CII thi công và hoàn thiện. Ngoài các trục đường lớn Xa lộ Hà Nội còn có các cầu lớn với nhiều làn đường như cầu Rạch Chiếc, Cầu Sài Gòn hay hầm chui và cầu vượt.
3. Tiến độ thi công
Đầu tư mở rộng tuyến đường Xa lộ Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông, kết nối xe cộ của các tỉnh thành đến với TP HCM và các tỉnh miền Tây. Cụ thể dự án được phê duyệt tổng mức đầu tư năm 2009 là 2.287,8 tỷ đồng. Tiếp sau đó, năm 2016 UBND thành phố điều chỉnh lại mức hơn 4.905 tỷ đồng từ nguồn đầu tư BOT.
Dự án mở rộng khởi công ngày 2/4/2010, theo hợp đồng giữa Công ty CP Đầu tư hạ tầng TP. Hồ Chí Minh (CII) và UBND TP. Theo kế hoạch, dự kiến công trình này hoàn thành trong 36 tháng kể từ ngày CII được nhận mặt bằng.
Tuy nhiên, cuối tháng 9/2019, một số đoạn trên xa lộ Hà Nội vẫn còn nhiều chưa giải tỏa mặt bằng. Cụ thể, dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội chưa triển khai được do vướng đoạn khoảng 800 mét từ cầu Rạch Chiếc thuộc Quận 9 và có hai dự án đang thực hiện song song…
Sau 10 năm thi công, hiện dự án đạt khoảng 75% khối lượng, tiến độ thi công và giải ngân đều đạt yêu cầu mặt bằng thực tế. Theo dự kiến mất thêm 3 năm để hoàn thành toàn bộ dự án mở rộng tuyến đường Xa Lộ Hà Nội. Trong đó trục đường giao thông chính trên xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến khu ĐH Quốc Gia đạt 100% khối lượng.
Bên cạnh đó, đoạn song hành Xa lộ Hà Nội phía bên phải từ Quận 2 đến Quận 9 đã hoàn thành 100% mặt bằng được giao, hiện còn vướng đoạn 800 mét thuộc Quận 9. Còn đoạn xa lộ Hà Nội nằm phía bên trái Quận 2 đến Thủ Đức thì đã thi công đạt khoảng 70% khối lượng.
Danh sách các đoạn đang thi công của tuyến đường Xa Lộ Hà Nội
a. Xây dựng đường song hành trái
- Đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc;
- Đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến nút giao ngã tư Thủ Đức);
- Đoạn từ nút giao ngã tư Thủ Đức đến cầu Suối Cái;
- Đoạn từ cầu Suối Cái đến nút giao Đại học Quốc gia);
b. Xây dựng đường song hành phải
- Đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến UBND Quận 9;
- Đoạn từ UBND Quận 9 đến cuối nút giao ngã tư Thủ Đức;
- Đoạn từ cuối nút giao ngã tư Thủ Đức đến nút giao Đại học Quốc gia;
- Xây dựng cầu Suối cái và cải tạo đoạn rạch tương ứng.
Tăng vốn để đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện: Do chậm tiến độ hoàn thiện nên dẫn đến tình trạng bị đội vốn, vì thế UBND thành phố đã quyết định tăng mức đầu tư từ năm 2.287 tỷ đồng lên hơn 4.905 tỷ đồng để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện dự án.
4. Lợi ích khi mở rộng Xa Lộ Hà Nội
Đây tuyến đường trọng điểm nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, góp phần giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ Phía Đông. Tạo nhiều lợi thế cho việc di chuyển hàng hóa nhanh hơn.
Tạo lợi thế nhất định thu hút nhà đầu tư bất động sản: Theo kế hoạch đã đền bù và giải ngân đầy đủ cho người dân. Chủ đầu tư đã tiến hành thi công mở rộng đoạn 2,2 km với lộ giới 113m, đủ đáp ứng 16 làn xe lưu thông vào tháng 2/2016.
Cùng với tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên sẽ góp phần thu hút một lượng khách hàng đến với các căn hộ nơi đây. Giá nhà đất nơi đây cũng sẽ vào loại cao, góp phần sinh lợi rất nhiều các chủ đầu tư biết năm bắt thời cơ.
Hiện nay, Một số dự án căn hộ trên tuyến đường Xa lộ Hà Nội như Masteri Parkland, Metro Star, Masteri An Phú, Master Thảo Điền… sẽ là những điểm nhấn, không gian xanh và nhịp sống hiện đại giúp thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến sinh sống và làm việc.
Xa Lộ Hà Nội sau khi hoàn thành tất cả các tuyến đường, cầu, cầu vượt, hàm chui thì đây sẽ là tuyến đường quan trọng bậc nhất trên nước ta nhằm phát triển kinh tế và thuận lợi lưu thông. Hi vọng bài viết này của đội ngũ Invert sẽ đem đến cho bạn một số thông tin về các tuyến đường quan trọng trong nước. Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục thông tin trục đường này đến quý bạn đọc.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập