Giao thông

Tiến độ đường Vành Đai 2 và 2,5 Hà Nội đang thi công đến đâu?

Sau hơn nửa năm, dự án mở rộng đường vành đai 2 Hà Nội cơ bản đã hoàn thiện. Dự án được xây dựng nhằm góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 2, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong khu vực. Đồng thời giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông do lưu lượng các phương tiện giao thông tăng nhanh.

Thông tin đường vành đai 2 Hà Nội
Thông tin đường vành đai 2 Hà Nội

Thông tin chi tiết đường vành đai 2 Hà Nội

Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km, chạy qua địa bàn các quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh.

Hiện đường vành đai 2 đang được mở rộng đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến ngã tư Sở (đường Trường Chinh - Đại La - Minh Khai) kết hợp với đường trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở và đang có quy hoạch mở rộng đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Giấy. Đến thời điểm năm 2016, việc mở rộng đoạn từ ngã tư Sở - Nhật Tân đến Vĩnh Tuy (tức các đường Láng, Bưởi, Võ Chí Công, Võ Nguyên Giáp, Trường Sa, Lý Sơn, Nguyễn Văn Linh, Đàm Quang Trung) đã được hoàn thành.

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 2 Hà Nội
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 2 Hà Nội

Theo thiết kế, tuyến đường vành đai 2 chạy qua các điểm sau:

  • Cầu Vĩnh Tuy - đường Minh Khai -> Đường Đại La - Ngã tư Vọng;
  • Đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở;
  • Đường Láng - Cầu Giấy;
  • Đường Bưởi -> đường Võ Chí Công -> Cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp;
  • Đường Trường Sa - cầu Đông Trù -> Đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm;
  • Đường Nguyễn Văn Linh -> đường Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy.

Bản đồ chi tiết đường Vành Đai 2 Hà Nội

Thiết kế đường Vành Đai 2 trên cao

Tuyến đường Vành đai 2 trên cao, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở có tổng vốn khoảng 9.400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Đây là dự án do Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm chủ đầu tư.

Đoạn tuyến vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh. Tổng chiều dài đoạn tuyến xấp xỉ 5,1 km. Các hạng mục gồm: cầu chính (bề mặt 19 m), cầu dẫn (bề mặt 7 m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có vai trò kết nối quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Hai bên đường vốn mật độ dân cư đông đúc, những năm gần đây phải gánh thêm hàng chục chung cư cao tầng. Việc mở rộng và xây đường trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề quá tải về hạ tầng cho khu vực cũng như các chung cư cao tầng 2 bên.

Tuyến đường vành đai 2 trên cao được thiết kế tốc độ tối đa 80km/h.
Tuyến đường vành đai 2 trên cao được thiết kế tốc độ tối đa 80km/h.

Hà Nội chính thức thông xe đoạn Vành đai 2 năm 2023

Với niềm vui và sự tự hào, vào ngày 11/1, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức lễ thông xe dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch đi bằng. Dự án này đã được đầu tư với tổng mức vốn hơn 9.500 tỷ đồng và triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao).

Đoạn tuyến vành đai 2 trên cao có chiều dài hơn 5km, bắt đầu từ cầu Vĩnh Tuy và kết thúc tại nút giao Ngã Tư Sở. Phần mở rộng bên dưới dài trên 3km, khởi điểm từ cầu Vĩnh Tuy và kết thúc tại nút giao Ngã Tư Vọng. Dự án này nối liền ba quận trung tâm của Hà Nội, bao gồm Đống Đa, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng. Quá trình xây dựng đã khởi công từ năm 2018.

Trong bài phát biểu tại lễ khánh thành, ông Dương Đức Tuấn - phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội - cho biết việc hoàn thiện và thông xe tuyến đường vành đai 2 trên cao sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến Minh Khai - Đại La - Trường Chinh và các tuyến đường phía dưới. Đồng thời, con đường này cũng tạo ra sự thông suốt và thuận tiện cho việc di chuyển của người dân và phương tiện giao thông trên tuyến đường này.

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh rằng việc hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 trên cao là một bước tiến quan trọng theo quy hoạch. Nhằm tạo nên một trong những tuyến đường vành đai nội đô quan trọng trong hệ thống giao thông chung của thành phố. Điều này sẽ cung cấp điều kiện thuận lợi để thủ đô tiếp tục đầu tư và hoàn thiện các tuyến đường vành đai 2.5, 3.4, và đặc biệt là vành đai 4 đang được triển khai một cách đồng bộ và sẵn sàng để đầu tư dự án.

UBND TP Hà Nội cắt băng thông xe đường vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở.
UBND TP Hà Nội cắt băng thông xe đường vành đai 2 từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở.

Năm 2023, đường Vành đai 2,5 ở Hà Nội chưa hẹn ngày về đích

Dự án xây dựng đường Vành đai 2.5 ở Hà Nội đã gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng trong nhiều năm. Vấn đề này đã trở thành nút thắt lớn gây chậm tiến độ của dự án, khiến 9 đoạn tuyến đang trong giai đoạn đầu tư và chờ đầu tư.

Dự án Vành đai 2.5, đoạn Đầm Hồng - QL1A, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2002 và quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010. Tuy nhiên, sau 13 năm, công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn gặp nhiều vướng mắc, làm chậm tiến độ thi công trong nhiều năm.

Công trình từ sông Lừ đến QL1A vẫn đang gặp khó khăn, với những cụm gạch, ngói và phế thải xây dựng tích tụ từ hoạt động giải phóng mặt bằng. Đoạn ngõ 192 Lê Trọng Tấn, phân đoạn Đường 2.5 dài khoảng 500m, đang bị gián đoạn và trở thành nơi tập kết rác, tạo ra mùi hôi thối khó chịu cho người dân xung quanh. Đoạn từ đường Cầu Giấy đến Khu đô thị mới Dịch Vọng, một phần của Vành đai 2.5, cũng gặp chậm tiến độ và trở thành nơi đậu xe và chứa rác thải, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cuộc sống của người dân trong khu vực.

Ban quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng quận Cầu Giấy cho biết, để thực hiện dự án, cần giải phóng mặt bằng 21.459,7 m2 đất trên 338 phương án. Trong số đó, hơn 200 trường hợp yêu cầu thu hồi toàn bộ đất và cần bố trí nhà tái định cư. Tuy nhiên, đến thời điểm này, quỹ nhà tái định cư để phục vụ dự án vẫn chưa có, làm cho công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Hà Nội đầu tư gần 2.570 tỉ đồng cho đoạn Nguyễn Trãi - Đầm Hồng của Vành đai 2,5.
Hà Nội đầu tư gần 2.570 tỉ đồng cho đoạn Nguyễn Trãi - Đầm Hồng của Vành đai 2,5.

Theo ông Nguyễn Việt Trung, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng, hầu hết người dân thuộc diện giải phóng mặt bằng đều là những gia đình khó khăn, gia đình có người thương binh liệt sĩ hoặc có công với cách mạng. Việc thiếu quỹ nhà tái định cư đã gây chậm tiến độ dự án và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là những hộ gia đình phải giải phóng mặt bằng.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tuyến Vành đai 2.5 có chiều dài 19.41km và quy mô mặt cắt ngang rộng 40-50m. Tuyến này được chia thành 13 đoạn, trong đó 4 đoạn đã được đầu tư và hình thành theo quy hoạch với chiều dài 9.59km.

Hiện có 5 đoạn tuyến đang triển khai đầu tư với chiều dài 5.97km, bao gồm: Khu đô thị Ciputra - Nguyễn Hoàng Tôn - Ngoại giao đoàn (do nhà đầu tư khu đô thị Ciputra và Tây hồ Tây đầu tư); Đường 32 - Khu đô thị mới Dịch Vọng (quận Cầu Giấy làm chủ đầu tư); Đầm Hồng - Quốc lộ 1A (theo hình thức PPP và loại hợp đồng BT).

Còn lại, 4 đoạn tuyến chưa được đầu tư xây dựng có chiều dài 3.85km, gồm: Đoạn 1, Khu đô thị mới Dịch Vọng - Dương Đình Nghệ; đoạn 2 Trung Kính - Trần Duy Hưng; đoạn 3 Nguỵ Như Kon Tum - Nguyễn Trãi - Đầm Hồng; đoạn 4 Hồ Vĩnh Hưng - Lĩnh Nam.

Với đoạn từ Đầm Hồng - QL1A, ông Nguyễn Anh Đức, Phó giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Hà Nội, cho biết theo kế hoạch, dự án đã bắt đầu thi công từ ngày 9/3/2014 và dự kiến hoàn thành trong năm 2017. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa thể hoàn thành do vẫn còn 14 hộ chưa giải phóng mặt bằng. Hiện tại, dự án đã triển khai trên tất cả các vị trí đủ điều kiện thi công với chiều dài khoảng 1,381.7m, tương đương hơn 87%, chỉ còn khoảng 200m chưa thể thực hiện do vướng phải việc giải phóng mặt bằng.

Ông Đức cũng cho biết rằng, từ tháng 1/2022 đến nay, dự án gần như không triển khai thi công. Đơn vị đang yêu cầu hoàn thành giải phóng mặt bằng trong quý II/2023 để bàn giao cho nhà đầu tư và kỳ vọng mở thông xe vào cuối năm 2023.

Trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 5.5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tiết lộ rằng dự án Vành đai 4 của Hà Nội được tính toán có chi phí khoảng 328 tỉ đồng trên mỗi km. Ông Dũng đã so sánh chi phí của dự án này với hai tuyến đường vành đai đang xây dựng khác.

 

 

Theo đó, đối với tuyến Vành đai 2,5 từ Nguyễn Trãi đến Đầm Hồng dài hơn 1 km, chi phí là 2.500 tỉ đồng, bao gồm cả chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng đường với 4-5 làn xe. Còn về tuyến đường Vành đai 1 từ Hoàng Cầu đến Voi Phục cũng dài hơn 1 km, chi phí đạt tới 7.600 tỉ đồng.

 

 

Ông Dũng nói: "Nói để thấy chúng ta làm đường sớm ngày nào, đồng bộ ngày nào thì rẻ ngày đấy. Ngoài mặt kinh tế, điều quan trọng hơn nếu làm đồng bộ thì sớm ổn định đời sống nhân dân. Như đường vành đai 1, vành đai 2,5, nhân dân hàng chục năm nay có yên được không? Có làm ăn kinh doanh yên ổn không hay suốt ngày lo lắng về giải phóng mặt bằng"

 

Vành đai 2,5 đoạn qua Định Công, Hoàng Mai.
Vành đai 2,5 đoạn qua Định Công, Hoàng Mai.

Quá trình xây dựng đường Vành Đai 2 Hà Nội

Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng (đường Trường Chinh), các hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng hiện đã nhận tiền đền bù và chấp thuận di dời. Theo kế hoạch, dự kiến đến hết tháng 11/2017 sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và thi công đến quý I/2018 sẽ thông xe toàn tuyến.

Tiến độ dự án đường Vành Đai 2 Hà Nội
Tiến độ dự án đường Vành Đai 2 Hà Nội
Tiến độ dự án đường Vành Đai 2 Hà Nội
Tiến độ dự án đường Vành Đai 2 Hà Nội

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 9.459 tỷ đồng do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành vào quý 2/2022. Đến nay, chủ đầu tư đã triển khai 7 gói thầu, trong đó gói thầu XL 01 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động đã cơ bản hoàn thiện mở rộng phần đi bằng, đang tiến hành hoàn thiện hệ thống hạ tầng, vỉa hè, cống thoát nước... Gói thầu XL 03 (thi công xây dựng cầu cạn) tại phần cầu chính đã thi công được 302 cọc khoan nhồi, 39 bệ trụ và thân trụ, 30 dầm đúc

 

Bạn đang theo dõi bài viết Tiến độ Đường Vành Đai 2 Hà Nội đang đến đâu? của đội ngũ Invert tổng hợp. Để biết thêm thông tin dự án khác của Invert, bạn có thể tham khảo thêm tại đây

 

Loại xe nào được đi trên đường vành đai 2 trên cao?

Các loại xe không được phép đi trên đoạn đường vành đai 2 trên cao gồm: xe máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe ba bánh, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; xe máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường trên cao), người đi bộ, xe thô sơ, súc vật.

Các loại xe được phép đi trên đường vành đai 2 trên cao bao gồm: xe cơ giới đường bộ đã được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Việc lưu thông các loại xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng trên đường trên cao phải tuân thủ theo giấy phép lưu hành được cấp bởi cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

Giao thông trên đường trên cao được phân chia thành hai chiều riêng biệt (được phân tách bởi dải phân cách cứng). Các xe chỉ được ra vào đường trên cao tại các điểm đầu cầu và đường nhánh tại Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Trần Đại Nghĩa và điểm đầu tuyến chân cầu Cầu Vĩnh Tuy; không được quay đầu xe trên đường trên cao. Tốc độ lưu thông cho phép trên các cầu chính là 80km/h và trên các cầu nhánh là 60km/h.

Ô tô mới được đi trên đường vành đai 2 trên cao.
Ô tô mới được đi trên đường vành đai 2 trên cao.

Lợi ích kết nối của vành đai 2 Hà Nội trong khu vực

Giảm thiểu ùn tắc khu vực nội đô: Lợi ích lớn nhất mà dự án đường vành đai 2 mang lại là khả năng giảm thiểu ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô. Với việc tạo ra một tuyến đường nối giữa các tỉnh thành mà không cần đi qua những tuyến đường chính trong nội đô, dự án giúp giảm tải tình trạng ách tắc và khó khăn di chuyển của người dân. 

Điều này đáp ứng một thách thức quan trọng cho các cấp chính quyền thành phố, đặc biệt là khi dân số Hà Nội đang gia tăng không ngừng. Đồng thời, vành đai 2 cũng tạo ra nhiều lựa chọn di chuyển linh hoạt hơn cho người dân, giúp thông thoáng hơn và dễ dàng hơn trong việc di chuyển trong thành phố.

Thúc đẩy thông thương vận tải của người dân: Việc kết nối thuận tiện giữa các tuyến đường nội - ngoại thành, dự án vành đai 2 góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động giao thương, vận tải và mua bán trong khu vực. Điều này giúp tăng cường sự kết nối giữa các khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các địa phương. 

Bên cạnh đó, tuyến đường vành đai 2 cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy giá trị bất động sản của các dự án đi qua, đồng thời tạo điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Thuận lợi di chuyển cho tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vào nội đô: Tuyến đường vành đai 2 xuyên qua tổng cộng 8 quận huyện khác nhau của thành phố Hà Nội là Long Biên, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đông Anh. 

Đặc biệt, việc kéo gần khoảng cách địa lý, thuận tiện trong việc lưu thông, tuyến đường này giúp các khu vực ngoại thành dễ dàng tiếp cận đến trung tâm thành phố hơn.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (1)

  1. Image

    # 14 Tháng Ba, 2020

    Tôi thấy với luật pháp hiện hành việc giải phóng mặt bằng cho các tỉnh táo còn khúc mắc nhiều. Việc bồi thường đền bù cho người dân và bàn giao mặt bằng có điểm rất bất hợp lý ban giải phóng yêu cầu người dân bàn giao mặt bằng nhưng không công nhận đó là tài sản đó của người dân thì làm sao người ta có quyền để bàn giao mặt bằng hàng cho nhà nước nếu coi đó là tài sản của người dân Tại sao không trả tiền bồi thường cho họ

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email