Giao thông

Thông tin quy hoạch tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài

Tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài gồm đường Hồng Hà, Bạch Đằng và đường Phạm Văn Đồng với tổng chiều dài hơn 13,657km, vốn đầu tư hơn 314 triệu USD. Tuyến đường này đã được chính thức thông xe vào tháng 8/2016, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho cửa ngõ Đông bắc của TP HCM.

Bản đồ đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài 

Đây là trục đường hướng tâm quan trọng, nằm trong quy hoạch hệ thống giao thông của TP HCM, nối từ sân bay Tân Sơn Nhất - quốc lộ 13 - quốc lộ 1 - 1K đi qua các quận Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức.

Thông tin nhanh dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài 

Tên dự án: Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài Quy mô: 13,657km
Chủ đầu tư: Công ty GS E&C (Hàn Quốc) Tổng vốn đầu tư: Hơn 314 triệu USD
Điểm bắt đầu: Nút giao Trường Sơn - cổng sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình)  Thời gian khởi công: Ngày 9/6/2008
Điểm kết thúc: Ngã tư Linh Xuân, Quốc lộ 1A (Q.Thủ Đức)  Năm hoàn thành: 8/2016
Thời gian chủ trương: Năm 1997 Tổng hộ dân di dời: Gần 4.000 hộ dân 

Chi phí giải phóng mặt bằng: 6.783 tỷ đồng (vốn ngân sách TP.HCM)

 

Thiết kế tuyến đường

Tuyến đường này bắt đầu từ sân bay Tân Sơn Nhất qua nút giao Nguyễn Thái Sơn, cầu Bình Lợi, theo tuyến đường Kha Vạn Cân và điểm kết thúc tại ngã tư Linh Xuân, Quốc lộ 1A (Q.Thủ Đức) (cầu vượt Linh Xuân), tuyến có mặt cắt ngang rộng 60m (12 làn xe), với tổng lượng 42.000 xe/ngày đêm. Cụ thể:

+ Đọan từ sân bay Tân Sơn Nhất đến ngã năm Nguyễn Thái Sơn gồm 2 nhánh đi theo đường Hồng Hà và Bạch Đằng, mỗi nhánh rộng 20m (3 làn xe được tổ chức giao thông 1 chiều).

Chức năng nhằm phục vụ vận chuyển hành khách từ sân bay ra hệ thống đường vành đai. Trong đó, tuyến đường Hồng Hà (lộ giới 20m có 3 làn xe), còn đường Bạch Đằng (lộ giới 60m). Hiện trạng đường Bạch Đằng chỉ rộng 20m (6 làn xe).

+ Đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao cầu Gò Dưa rộng 60m cho 12 làn xe. Còn đoạn từ nút giao Gò Dưa đến Quốc lộ 1A (Thủ Đức) rộng 30m cho 6 làn xe.

+ Đọan nối giữa Vành đai trong (vị trí cách cầu Gò Dưa 300m) và vành đai ngoài (quốc lộ 1A) rộng 30m (6 làn xe). Chức năng đoạn này góp phần nối thông từ vành đai 1 ra quốc lộ 1A về phía Bắc, tiếp cận Tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai .... 

Theo quy hoạch, trong tương lai, điểm cách cầu Gò Dưa 300m sẽ hình thành nút ngã 5: một nhánh từ sân bay Tân Sơn Nhất ra, một nhánh đi về nút giao thông Bình Thái qua cầu Phú Mỹ, một nhánh nối ra nút giao thông Gò dưa trên quốc lộ 1A, và một nhánh là đường hiện hữu Kha Vạn Cân. Vì vậy, khi đến khu vực này nhu cầu giao thông và lưu lượng bị giảm đi, nên chính phủ chỉ thiết kế lộ giới 30m.

Cầu Bình Lợi băng qua sông Sài Gòn với tổng chiều dài 1,1 km với 6 làn xe mỗi chiều. 
Cầu Bình Lợi băng qua sông Sài Gòn với tổng chiều dài 1,1 km với 6 làn xe mỗi chiều. 

Trên tuyến đường có xây dựng cầu Vĩnh Cửu có tuổi thọ 100 năm gồm các cầu Bình Lợi, Rạch Lăng và Gò Dưa.

Lưu ý khi di chuyển trên tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài 
Lưu ý khi di chuyển trên tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài 

Lưu ý khi di chuyển

Hiện tại, Sở GTVT TP đã phân luồng tuyến đường này, Cụ thể:

+ Nhánh đường Hồng Hà và Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đoạn đi qua công viên Gia Định, chỉ lưu thông 1 chiều tất cả phương tiện hướng từ nút giao Trường Sơn đến nút giao Nguyễn Thái Sơn, cấm đỗ xe toàn bộ nhánh đường. 

+ Đối với nhánh đường Bạch Đằng và Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (đoạn nối tiếp với đường Bạch Đằng hiện hữu) chỉ lưu thông 1 chiều tất cả phương tiện hướng từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao Trường Sơn, cấm ô tô tải lưu thông từ 6 - 22 giờ, cấm đỗ xe toàn bộ nhánh đường. 

+ Đoạn Đường Bạch Đằng (đoạn từ đường Hồng Hà đến Trường Sơn, phía đường A75), chỉ lưu thông 2 chiều các loại phương tiện và cấm dừng đỗ xe theo cả 02 hướng lưu thông từ 6 - 22 giờ.

Lễ chính thức thông xe toàn tuyến
Lễ chính thức thông xe toàn tuyến

Lợi ích  

Thứ 1: Tạo thuận lợi cho người dân từ các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai di chuyển vào sân bay Tân Sơn Nhất dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thứ 2: Khi tuyến này đưa vào khai thác, góp phần giảm tải áp lực giao thông trên tuyến đường Trường Sơn. Vì vậy, tình trạng kẹt xe, ùn tắc tại khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất cũng theo đó giảm đáng kể.

Thứ 3: Giảm ùn tắc giao thông cho khu vực nội thành và cửa ngõ đông bắc của TP HCM, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và cũng như chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường. 

Thứ 4: Theo tính toán của Sở GTVT TP HCM, các tuyến đường khác như Kha Vạn Cân, Đinh Bộ Lĩnh, Phan Văn Trị sẽ giảm ùn tắc đáng kể, cụ thể giảm đến 50% so với trước đây.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email