Giao thông

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ chạy và hoàn thành?

Ðường sắt đô thị Cát Linh-Hà Ðông dài 13,5km, phê duyệt năm 2009. Tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 552 triệu USD sau đó bị đội lên 891,9 triệu USD. Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT dự án vẫn chưa thể hoàn thành.
Tổng quan Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 

1. Thông tin đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ngày 20 tháng 10 năm 2015, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã cho trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông tại Triển lãm Giảng Võ. Theo đó, tuyến số 2A sẽ có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có 4 toa tàu. Chiều dài đoàn tàu 79 m, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8 m, độ rộng lớn nhất toa tàu 2,8 m, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác trung bình ≥ 35 km/giờ. Năng lực vận chuyển tối đa khoảng 28.500 hành khách/giờ/hướng. Phía ngoài tàu được sơn màu xanh lá cây, đầu tàu được trang trí bằng biểu tượng Khuê Văn Các và dòng chữ trắng ghi rõ tên tuyến Cát Linh - Hà Đông.

2. Sơ đồ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

3. Tổng chi phí đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông, hay còn gọi là Tuyến Cát Linh, có chiều dài 13,5 km, được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 10 năm 2011 và do Bộ Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư.

Toàn tuyến đi qua 12 nhà ga, trải qua ba quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hà Đông. Tuyến đường sắt được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, ký năm 2008. Dự án có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD (8.770 tỉ đồng) vào năm 2008 trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh tính đến năm 2019 là 868,04 triệu USD (18.001,6 tỷ đồng, tăng 9.231,6 tỷ đồng), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 13.800 tỷ đồng).

4. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bao giờ hoàn thành

Tính tới tháng 9 năm 2019, sau 8 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ dự án, tuyến tàu vẫn chưa xác định cụ thể thời gian đi vào khai thác thương mại.
 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đứa con tinh thần 16 năm chưa chào đời
 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đứa con tinh thần 16 năm chưa chào đời

5. 4 lý do chậm đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác

Đầu tiên, phải tiến hành nghiệm thu toàn bộ hệ thống của dự án vào vận hành, vì khi chưa có kiểm định thì không ai dám cho chạy cả.

"Để kiểm định được thì chúng ta đã đồng ý cho Công ty đường sắt 6 Trung Quốc (tổng thầu thực hiện theo nguồn vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc cho vay) đưa toàn bộ chứng minh liên quan nguồn gốc, xuất xứ toàn bộ thiết bị theo tiêu chuẩn Trung Quốc, nhưng hiện nay tổng thầu đang chậm và hứa sẽ sớm cung cấp, khi đó thì hội đồng nghiệm thu nhà nước mới nghiệm thu hoàn toàn.

Được biết, Công ty vận hành đường sắt đô thị Hà Nội đã vận hành chạy 5 ngày liền, sau khi chạy đủ 20 ngày thì sau đó sẽ nghiệm thu. Sau đó, hệ thống sẽ đưa vào chạy.

Thứ hai là những nội dung về kiểm toán. Tổng thầu nói không phải kiểm toán, nhưng tôi nói rõ quan điểm là bất kể một dự án FDI, vốn ODA của bất cứ nước nào hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì phải chấp hành theo pháp luật của Việt Nam, cơ quan kiểm toán Việt Nam hoàn toàn có quyền và tổng thầu phải giải trình"

Thứ ba, tất cả các thiết bị liên quan đến nguồn gốc xuất xứ là phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận Tải để cung cấp trang thiết bị và các nội dung trong hợp đồng đã ký thì phải thực hiện.

Thứ tư, tất cả các kiến nghị của kiểm toán là phải khắc phục, Hà Nội cũng đồng ý việc này vì sau khi dự án kiểm định sẽ bàn giao cho Hà Nội quản lý và sử dụng.

Đối với dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, theo ông Chung thì chậm nhất đến tháng 5-2020, đoàn tàu thứ nhất sẽ được bàn giao tại Việt Nam.

6. 8 lần lỗi hẹn của đường sắt Cát Linh - Hà Đông 

  • 6/2015: dự kiến đưa vào khai thác 
  • 6/2016: tổng thầu EPC - công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc báo cáo mới đạt 30-50% khối lượng và xin lùi tiến độ 
  • Cuối quý 2/2017: Bộ GTVT yêu cầu thay lãnh đạo tổng thầu
  • Đầu năm 2018:  tổng thầu EPC thất hứa và xin lùi tiến độ
  • Quý 4/2018: Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng xin lùi tiến độ 
  • 9/2018: dự án đưa vào chạy thử liên động toàn hệ thống
  • Tết âm lịch Kỷ Hợi: Không thực hiện được. Bộ GTVT đặt mốc vận hành mới vào tháng 4/2019
  • 30/04/2019: dự án tiếp tục “án binh bất động
 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông với 8 lần lỗi hẹn
 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông với 8 lần lỗi hẹn
 
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email