Giao thông

Toàn cảnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thu phí không dừng

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giúp phát triển hệ thông giao thông Thủ Đô, phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra cao tốc này đang được thu phí không dừng ETC giúp các tài xế không phải dừng xe, đưa tiền, lấy vé. Dưới đây là một số thông tin về cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với tổng chiều dài khoảng 30km
Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với tổng chiều dài khoảng 30km

Thông tin nhanh dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Tên dự án: Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ Quy mô: 30km 
Vốn đầu tư: 6.731 tỷ đồng Nguồn đầu tư: Theo hình thức BOT
Số làn xe: 6 làn Năm hoàn thành: 2014 đến 2020
Điểm đầu: Nút giao Pháp Vân Hoàng Liệt, Hoàng Mai Hà Nội Điểm cuối: Cầu Giẽ, Phú Xuyên, Hà Nội 

Thiết kế dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Đường cao tốc  Pháp Vân - Cầu Giẽ có chiều dài là 30km, điểm đầu tại nút giao Pháp Vân Hoàng Liệt, Hoàng Mai Hà Nội giao cắt với đường vành đai 3, điểm cuối tại Cầu Giẽ Phú Xuyên nối với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình. Đường cao tốc này được xây dựng quy mô 2 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Thi công cải tạo, nâng cấp đường Pháp Vân Cầu Giẽ thành đường cao tốc với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 25m, vận tốc thiết kế cho xe di chuyển là 100km/giờ.

Giai đoạn 2: Thi công cải tạo nâng cấp đường cao tốc lên 6 làn xe và xây dựng làn đường khẩn cấp hai bên ở giữa là giải phân cách, bề rộng nền đường 33,5m, vận tốc thiết kế cho xe di chuyển là 100km/giờ. 

Trên toàn dự án có 5 nút giao thông như sau: Nút giao Pháp Vân, nút giao Thường Tín, nút giao Vạn Điểm, nút giao Đại Xuyên, nút giao Cầu Giẽ. Ngoài ra dự án này còn xây dựng 36 cầu gồm 1 cầu vượt đường sắt, 1 cầu vượt sông và 34 cầu chui dân sinh.

Thiết kế cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/giờ
Thiết kế cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/giờ

Tiến độ dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ năm 2023

Ngày 4/9/1998 đường Pháp Vân - Cầu Giẽ được khởi công xây dựng và hoàn thành vào ngày 1/1/2002 với thiết kế làn đường theo đường cao tốc nhưng vì một số lý do đường bị nứt, gãy khúc, các nút giao không hợp lý nên không được đề xuất lên đường cao tốc.

Đến năm 2013 con đường này được chấp thuận nâng cấp lên thành đường cao tốc và nâng cấp hai giai đoạn theo hình thức đầu tư, kinh doanh và chuyển giao BOT. Kinh phí dự kiến là 6.731 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 1.973 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 4.757 tỷ đồng do công ty BOT Pháp Vân Cầu Giẽ làm chủ đầu tư. 

Ngày 20/7/2014 giai đoạn 1 nâng cấp cải tạo dự án đường cao tốc được triển khai, giai đoạn này hoàn thành và thu phí vào 10/2015. 

Tháng 11/2015 dự án khởi công giai đoạn 2 để hoàn chỉnh tuyến đường từ 4 làn xe lên thành 6 làn xe. 

Dự án đi qua các quận huyện như Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín và Phú Xuyên dự kiến đến năm 2017 sẽ hoàn thành. Thế nhưng, một số lí do giải phóng mặt bằng nên dự án không hoàn thành đúng tiến độ. 

Tháng 7/2019 dự án mới được nghiệm thu và đưa vào khai thác. Hiện tại đang triển khai thi công đường gom cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ.

1. Xây dựng đoạn đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ 19 km

Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn, vừa ký ban hành quyết định số 4021/QĐ-UBND để chấp thuận Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường gom phía Đông của đoạn đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đoạn đường này trải dài qua khu vực huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên và TP. Hà Nội.

Mục tiêu của Dự án là xây dựng tuyến đường gom phía Đông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của cộng đồng, cũng như liên kết một cách hài hòa hệ thống đường giao thông trong khu vực với tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Ngoài ra, Dự án còn đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư và các địa điểm quan trọng khác theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, phải phù hợp với quy hoạch chung của huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên cũng như quy hoạch đô thị vệ tinh Phú Xuyên.

Dự án cũng đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống giao thông theo kế hoạch, tạo nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện, giảm ùn tắc giao thông và mang đến vẻ đẹp đô thị cho khu vực Thường Tín và Phú Xuyên. Tuyến đường này sẽ có chiều dài khoảng 18,970 km, rộng đến 40m.

Điểm bắt đầu của tuyến đường nằm tại Km2+441,00, tại vị trí nút giao với Tỉnh lộ 427 thuộc xã Vân Tảo, huyện Thường Tín. Điểm cuối tuyến nằm tại Km21+410,80, tại vị trí đầu cầu chui nối tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường gom dân sinh của nút Đại Xuyên, gồm cả một cầu vượt đi qua tuyến cao tốc với 3 nhánh tuyến có chiều dài khoảng 2,2367 km. Dự án sẽ được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, với kế hoạch thực hiện từ năm 2023 đến 2025.

Xây dựng đoạn đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ 19 km
Xây dựng đoạn đường gom phía Đông cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ 19 km

2. Khởi công tuyến đường nối cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với Vành đai 3

Vào sáng ngày 19/7/2023, UBND TP.Hà Nội đã chính thức khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3. Kế hoạch thực hiện dự án sẽ kéo dài từ nay đến năm 2025.

Theo thiết kế, tuyến đường nối tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3 sẽ có chiều dài 3,4 km, với tổng kinh phí đầu tư vượt quá 3.200 tỉ đồng. Đường chính sẽ có bề rộng mặt cắt ngang là 60 m, bao gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

Vào sáng ngày 19/7, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng tuyến đường nối liền đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.
Vào sáng ngày 19/7, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng tuyến đường nối liền đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.

Tại lễ khởi công, ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, đã chia sẻ rằng dự án này mang tính chiến lược trong việc nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Pháp Vân - cửa ngõ phía nam thủ đô.

Bên cạnh việc đảm bảo trật tự và an toàn giao thông tại khu vực nội thành, dự án còn hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho các khu vực như Q.Hoàng Mai, H.Thanh Trì và khu vực phía nam, phía đông nam, cũng như trung tâm TP.Hà Nội.

Phối cảnh dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.
Phối cảnh dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân – Cầu Giẽ với đường Vành đai 3. 

Để đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, ông Tuấn đã yêu cầu các sở, ngành và đơn vị thực hiện tuân thủ nghiêm ngặt quy trình đầu tư xây dựng, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình cần thiết.

Thêm vào đó, ông Tuấn cũng đặt ra yêu cầu cho việc giảm thiểu tác động của việc thi công đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Đặc biệt, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì giao thông thông suốt và an toàn trong suốt quá trình triển khai dự án.

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại lễ khởi công đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại lễ khởi công đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.

Đặc biệt, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ được coi là tuyến đường huyết mạch kết nối Hà Nội với các tỉnh phía nam, thường phải đối mặt với lưu lượng phương tiện giao thông vô cùng lớn, thường xuyên gây ra tình trạng ùn tắc, đặc biệt là vào các dịp lễ và tết. Cũng theo thống kê, lượng xe ô tô trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dao động khoảng 70.000 - 80.000 xe/ngày đêm. Trong dịp tết Nguyên đán 2023, số lượng xe đã tăng lên đến khoảng 150.000 xe/ngày đêm.

Tại buổi lễ khởi công, ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội đã đưa ra báo cáo.
Tại buổi lễ khởi công, ông Nguyễn Chí Cường - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội đã đưa ra báo cáo.

Thông tin thêm về trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ bắt đầu thu phí tự động không dừng ETC 16 làn trên 8 trạm thu phí tại các điểm ra vào đường cao tốc. Mục đích chuyển đổi hình thức thu phí nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các trạm thu phí có lưu lượng xe qua lại nhiều như phía Nam Hà Nội. Từ Hà Nội đến Lạng Sơn, Phú Yên đều thu phí ETC giúp tài xế qua trạm nhanh chóng không phải dùng xe trả tiền và lấy vé nữa.

Danh sách 8 trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ:

  • Trạm thu phí Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: WV56+2H Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam.
  • Trạm thu phí Đại Xuyên 2: Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội, Việt Nam
  • Trạm thu phí Vạn Điểm: Cầu Chui Vạn Điểm, Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.
  • Trạm thu phí Thường Tín: ĐT427, Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.
  • Trạm thu phí Liêm Tuyền: Liêm Tuyền, Thanh Liêm, Hà Nam, Việt Nam.
  • Trạm thu phí Vực Vòng: Yên Bắc, Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam.
  • Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ: Duy Minh, Duy Tiên, Hà Nam, Việt Nam.
  • Trạm thu phí Cao Bồ: Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định, Việt Nam.

Đến tháng 7/2020 tài xế đi trên cao tốc này sẽ phải sử dụng bằng thu phí ETC, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân Cầu Giẽ sẽ không bán vé tháng, vé quý thủ công.

Ngày 25/6/2020 trạm thu phí Pháp Vân Cầu Giẽ chính thức thu phí không dừng ETC
Ngày 25/6/2020 trạm thu phí Pháp Vân Cầu Giẽ chính thức thu phí không dừng ETC 

Mức phí trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

Khi đi qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, người vận hành phương tiện giao thông cần tuân theo mức phí cụ thể theo các nhóm sau đây:

  • Loại 1: Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi hoặc xe buýt công cộng, xe tải dưới 2 tấn
  • Loại 2: Xe ô tô có 12 – 30 chỗ ngồi hoặc xe tải từ 2 – dưới 4 tấn
  • Loại 3: Xe ô tô có từ 31 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải từ 4 – dưới 10 tấn
  • Loại 4: Xe tải từ 10 – dưới 18 tấn hoặc xe chở hàng bằng container 20 fit
  • Loại 5: Xe tải từ 18 tấn trở lên hoặc xe chở hàng bằng container 40 fit
Lộ trình Phương tiện giao thông chịu phí
Loại 1 (VNĐ) Loại 2 (VNĐ) Loại 3 (VNĐ) Loại 4 (VNĐ) Loại 5 (VNĐ)
Pháp Vân – Thường Tín Vé lượt 10.000 20.000 20.000 30.000 50.000
Vé tháng 300.000 600.000 600.000 900.000 1.500.000
Pháp Vân – Vạn Điểm Vé lượt 25.000 35.000 50.000 60.000 100.000
Vé tháng 750.000 1.050.000 1.050.000 1.800.000 3.000.000
Pháp Vân – Đại Xuyên Vé lượt 35.000 45.000 55.000 85.000 130.000
Vé tháng 1.050.000 1.350.000 1.650.000 2.550.000 3.900.000
Pháp Vân – Hà Nam Vé lượt 35.000 45.000 55.000 85.000 135.000
Vé tháng 1.050.000 1.350.000 1.650.000 2.550.000 4.050.000
Pháp Vân – Vực Vòng Vé lượt 50.000 65.000 85.000 115.000 175.000
Pháp Vân – Liêm Tuyền Vé lượt 65.000 85.000 115.000 145.000 220.000
Pháp Vân – Cao Bồ Vé lượt 105.000 145.000 195.000 225.000 340.000

Thu phí không dừng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải chính thức ban hành Quyết định số 1001/QĐ – BGTVT liên quan đến việc thực hiện hình thức thu phí không dừng trên toàn tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Thông tin từ Quyết định này cho biết, Bộ đã đưa ra quyết định triển khai hình thức thu phí điện tử không dừng hoàn toàn trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, bắt đầu từ 9h ngày 1/8/2022.

Trước đó, từ ngày 25/5/2020, VEC đã bắt đầu vận hành 15 làn thu phí ETC song song với các làn thu phí trả tiền mặt trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Kể từ đầu tháng 6/2022, VEC đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần TASCO để cung cấp dịch vụ ETC trên các tuyến cao tốc dưới quản lý và khai thác của VEC. Sau hơn 40 ngày triển khai và thực hiện công việc tại hiện trường, VEC và TASCO đã thành công trong việc đưa vào hoạt động thêm 13 làn thu phí ETC trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Từ 0h ngày 20/7/2022, tại 3 trạm thu phí trên tuyến cao tốc này, tổng cộng có 28 làn thu phí ETC đã hoạt động, đảm bảo khả năng thông hành giao thông một cách hiệu quả. Và từ ngày 1/8, chỉ những phương tiện sử dụng ETC mới được phục vụ trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, theo hướng dẫn của Chính phủ.

Tổng giám đốc VEC, ông Phạm Hồng Quang, cho biết rằng từ ngày 26/7, VEC sẽ tiến hành triển khai ETC trên toàn bộ tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Các tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Nội Bài - Lào Cai cũng sẽ hoàn tất công việc lắp đặt và thử nghiệm hệ thống ETC trước ngày 29/7. Từ 0h ngày 1/8/2022, hai tuyến cao tốc này sẽ chính thức áp dụng hình thức thu phí ETC.

Ông Quang khẳng định rằng với tiến độ triển khai như vậy, VEC đã thực hiện nghiêm túc và sẽ đáp ứng đúng tiến độ mà Chính phủ đưa ra, tức là đến ngày 1/8/2022, tất cả các trạm thu phí trên 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý và khai thác đều hoàn toàn chuyển sang hình thức thu phí ETC.

Ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, chia sẻ rằng tất cả các làn xe tại các trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã được trang bị hệ thống ETC kể từ tháng 6/2019. Do cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cùng tham gia trong hệ thống thu phí liên thông với tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình của VEC (thực hiện 1 phần thu phí thủ công), vì vậy Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn tiếp tục duy trì 1/3 làn thu phí thủ công mặc dù hệ thống ETC đã được triển khai.

Ông Khôi cho biết: "Trong ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hoàn tất việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng trên toàn tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, chỉ duy trì 1 làn xe mỗi chiều để xử lý những tình huống khẩn cấp".

Ưu điểm của hình thức thu phí không dừng cũng dành cho những người sử dụng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ:

  • Thanh toán tiện lợi: Không cần mua vé giấy hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Hệ thống sẽ tự động ghi nhận xe và trừ tiền từ tài khoản của người sử dụng.
  • Tránh ùn tắc: Việc không cần dừng lại mua vé tại BOT giúp tránh ùn tắc giao thông. Đặc biệt, tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ thường xảy ra ùn tắc do lưu lượng xe lớn và việc phải dừng lại để mua vé. Sử dụng hình thức thu phí không dừng là giải pháp hữu ích giúp giảm tắc nghẽn trên tuyến đường này.
  • Quản lý hóa đơn dễ dàng: Mọi giao dịch được lưu lại trong hệ thống. Người dùng chỉ cần mở ứng dụng để xem lại thông tin hóa đơn.

Tuy nhiên, để trải nghiệm những lợi ích này, người dùng phương tiện cần sử dụng dịch vụ thu phí không dừng của VDTC bằng cách gắn thẻ ePass.

VDTC được biết đến là một đơn vị thuộc Tập đoàn Viettel - một tập đoàn uy tín và nổi tiếng tại Việt Nam. Cũng theo đó, VDTC đã phát triển mạng lưới các điểm dán thẻ ePass phong phú, bao gồm các điểm dán thẻ di động, cũng như các điểm dịch vụ Viettel trên khắp cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể chọn hình thức dán thẻ tại nhà.

Ngoài ra, người vận hành phương tiện giao thông cũng có thể thanh toán phí qua tài khoản ePass hoặc Viettel Pay. Ngoài ra, khi nạp tiền vào các tài khoản này, người dùng vẫn có thể dễ dàng rút tiền ra.

Hình ảnh làn ETC trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Hình ảnh làn ETC trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Lợi ích của dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Cao tốc này đưa vào khai thác giúp hoàn thiện hệ thống giao thông cao tốc tại Thủ Đô, giảm ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ Hà Nội. 

Ngoài ra, dự án được đánh giá là dự án đặc biệt quan trọng của Hà Nội, giúp phát triển kinh tế xã hội, bất động sản. Theo ông Nguyễn Hồng Trường thứ trưởng Bộ GTVT cho biết “Tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ có vai trò đặc biệt quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc”. 

Cao tốc Pháp Vấn Cầu Giẽ giúp phát triển kinh tế xã hội, hoàn thiện hạ tầng giao thông Thủ Đô
Cao tốc Pháp Vấn Cầu Giẽ giúp phát triển kinh tế xã hội, hoàn thiện hạ tầng giao thông Thủ Đô

Cao tốc này hiện tại đang đường chủ đầu tư hoàn thiện đường gom và đang được UBND Hà Nội đề xuất mở rộng nối đường cao tốc với Vành đai 3. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin khi có tiến độ mới nhất về dự án.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: cao tốc hà nộicao tốc pháp vân cầu giẽ
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email