Đường cao tốc Hà Nội Bắc Giang dự kiến thời gian xây dựng 18 tháng kể từ ngày khởi công. Nhờ vào sự nổ lực của chủ đầu tư, đơn vị thi công và Bộ GTVT, dự án đã hoàn thành sớm hơn dự kiến đề ra 6 tháng. Đường cao tốc này hoàn thành giúp cho các tỉnh thành có đường cao tốc đi qua phát triển về kinh tế xã hội.
Thông tin nhanh dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
Tên dự án: Đường cao tốc Hà Nội Bắc Giang | Quy mô: 45,8km |
Vốn đầu tư: 4.200 tỷ đồng | Nguồn đầu tư: Theo hình thức BOT |
Điểm đầu: km 113+985 nút giao quốc lộ 31 của QL1 cũ tại TP Bắc Giang tỉnh Bắc Giang | Điểm cuối: km 159+100 trạm thu phí Phù Đồng cũ thuộc huyện Gia Lâm tỉnh Hà Nội. |
Thiết kế dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
Dự án đường cao tốc Hà Nội Bắc Giang dài 45,8km, điểm đầu tại km 113+985 nút giao quốc lộ 31 của Quốc Lộ 1 cũ tại TP Bắc Giang tỉnh Bắc Giang, điểm cuối tại km 159+100 trạm thu phí Phù Đồng cũ thuộc huyện Gia Lâm tỉnh Hà Nội.
Tuyến cao tốc này được thiết kế theo quy mô đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế cho xe di chuyển là 100km/giờ. Trên toàn tuyến xây dựng trên quốc lộ 3 cầu vượt, tỉnh lộ xây dựng cầu vượt Quốc lộ 37 còn gọi là cầu vượt Đình Trám, cầu vượt tỉnh lộ 398 và cầu vượt Hùng Vương (Cầu vượt Hùng Vương được thiết kế cầu vượt vĩnh cửu)
Dự án này đầu tư theo hình thức BOT nên các chủ đầu tư xây dựng 1 trạm thu phí 8 làn xe sử dụng công nghệ hiện đại 1 dừng và có thể nâng cấp lên không dừng tại km 152+080 Quốc lộ 1 thuộc xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tiến độ dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang cập nhật mới nhất
1. Thông xe cao tốc Hà Nội - Bắc Giang trước tiến độ 6 tháng
Năm 2010 dự án đường cao tốc Hà Nội Bắc Giang được khởi công với quy mô 4.200 tỷ đồng, cao tốc được đầu tư theo hình thức BOT liên doanh bởi các công ty Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – invest, công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, Công ty CP ĐT và TM 319. Sau nay thành lập thành đơn vị vận hành và quản lý là công ty cổ phần đầu tư BOT Hà Nội Bắc Giang .
Theo dự kiến đường cao tốc này hoàn thành vào năm 2017, 18 tháng kể từ ngày khởi công. Nhưng chủ đầu tư, các đơn vị thi công đã hoàn thành xuất sắc vượt tiến độ đề ra trước 6 tháng.
Ngày 3/1/2016 tổ chức buổi lễ thông xe đoạn cao tốc Hà Nội Bắc Giang với sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ giao thông và nhiều đại biểu của bộ, ban ngành và trung ương. Tại đâu Phó Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương chủ đầu tư, đơn vị thi công và Bộ GTVT.
25/6/2016 đoạn đường này chính thức được chủ đầu tư thu phí đường bộ. Mức phí trung bình mỗi xe giao động tùy theo phương tiện là 35.000 đến 200.000 đồng/lượt.
Hiện tại, đoạn đường cao tốc này chưa có đường gom, nên làn xe máy và xe ô tô đi chung với nhau nên dễ xảy ra tình trạng tai nạn giao thông. Đã 3 lần chủ đầu tư chậm tiến độ thi công đường gôm vì lí do giải phóng mặt bằng. Thế nên địa phương đang gấp rút thi công hoàn thành đường gom trên cao tốc.
2. Cử tri Hà Nội đề xuất hoàn thiện đoạn đường gom cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
Vào ngày 21/8/2023, nhằm đáp ứng yêu cầu của cử tri Hà Nội về việc tăng tốc tiến độ xây dựng tuyến đường gom cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh (quốc lộ 1 mới), Bộ Giao thông Vận tải (BGTVT) đã đưa ra phản hồi. Theo BGTVT, dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang đã nhận được sự chấp thuận từ Thủ tướng Chính phủ thông qua văn bản số 2238/TTg-KTN ngày 18/12/2013. Cụ thể, quyết định đầu tư cho dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt qua Quyết định số 113/QĐ-BGTVT ngày 10/1/2014.
Đối với tình hình hiện tại, BGTVT đã hoàn thành việc đầu tư cải tạo và hoàn thiện đoạn đường gom trong khu vực tỉnh Bắc Giang, với tổng chiều dài hai bên khoảng 31km. Tuy nhiên, phần đoạn qua Hà Nội và Bắc Ninh vẫn chưa được tiến hành đầu tư.
Vào năm 2017, Bộ GTVT đã ra quyết định đầu tư để cải tạo và nâng cấp hệ thống đường gom cùng với việc cải thiện các tuyến đường hiện có trên lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh, với tổng chiều dài hai bên khoảng 43,6km. Tính đến thời điểm hiện tại, phần đoạn đã thi công và hoàn thành 18,74/21,08km, còn lại 1,61km đang trong quá trình thi công và 0,73km chưa hoàn thiện bàn giao mặt bằng.
Song song đó, Bộ GTVT cũng đang đồng loạt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan cùng với tỉnh Bắc Ninh để thúc đẩy việc hoàn thiện bàn giao mặt bằng và tăng tốc tiến độ thi công. Mục tiêu của họ là đưa hệ thống đường gom ở vùng Bắc Ninh vào hoạt động sớm, để đáp ứng nhu cầu đi lại của cộng đồng.
Về phần đoạn đường gom qua khu vực Hà Nội (từ cầu Phù Đổng đến nút giao Đại Đồng), BGTVT đang tiến hành hợp tác với các cơ quan chức năng tại Hà Nội để nghiên cứu và đề xuất các phương án phù hợp. Sau đó, họ sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền để bố trí nguồn vốn cho việc đầu tư vào phần này.
Dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang đã khởi công xây dựng vào tháng 2/2014 và hoàn thành vào tháng 4/2016. Dự án có phạm vi từ cầu Phù Đổng (Hà Nội) đến thành phố Bắc Giang, dài tổng cộng 45,8km. Trong đó, phần đoạn qua Hà Nội dài 7km, qua Bắc Ninh dài 19,8km và qua Bắc Giang dài 19km.
Tuyến đường này trùng hợp với cao tốc Bắc - Nam (CT01), thường được gọi là cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Nhưng do thiếu hệ thống đường gom, hiện tại tuyến đường này vẫn cho phép xe máy và ô tô lưu thông chung, không đạt tiêu chuẩn của một tuyến đường cao tốc.
3. Phê duyệt đầu tư cầu dân sinh vượt cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
UBND tỉnh Bắc Giang mới đây đã thông qua Quyết định chấp thuận kế hoạch đầu tư cho dự án xây dựng cầu dân sinh vượt qua cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, tại xã Vân Trung, huyện Việt Yên.
Dự án này bao gồm một cầu vượt dài khoảng Lc=47m và rộng Bc=7m (với lòng cầu rộng 6,5m), sử dụng kết cấu nhịp dầm thép, mặt cầu và lan can bê tông cốt thép. Các mố và trụ cầu sẽ được xây dựng bằng kết cấu BTCT và đặt trên hệ móng cọc. Còn phần đường dẫn nối với tuyến gom cao tốc sẽ có tường chắn bê tông cốt thép.
Theo đó, dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2023-2025, với tổng kinh phí đầu tư hơn 45 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giúp đáp ứng nhu cầu vận chuyển của công nhân và người lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, nó cũng sẽ giảm tình trạng nguy hiểm khi công nhân phải cắt ngang tuyến cao tốc, đồng thời giảm ùn tắc giao thông tại các con đường gần khu công nghiệp trong giờ cao điểm. Dự án cũng mang đến điều kiện an toàn và thuận lợi hơn cho công nhân và người lao động khi đi qua tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.
Đặc biệt, UBND tỉnh đã yêu cầu Ban QLDA ĐTXD (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng) các công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh, cùng với các bên liên quan, cam kết thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Bảng phí đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
Mức phí cho cao tốc Hà Nội - Bắc Giang được quy định bởi Bộ Tài chính trong Thông tư số 28/2016/TT-BTC ngày 22/2/2016 như sau:
Phương tiện giao thông chịu phí | Vé lượt | Vé tháng | Vé quý |
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng; |
35.000 VNĐ | 1.050.000 VNĐ | 2.835.000 VNĐ |
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; |
50.000 VNĐ | 1.500.000 VNĐ | 4.050.000 VNĐ |
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc; |
75.000 VNĐ | 2.250.000 VNĐ | 6.075.000 VNĐ |
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20 feet |
140.000 VNĐ | 4.200.000 VNĐ | 11.340.000 VNĐ |
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng container 40 feet |
200.000 VNĐ | 6.000.000 VNĐ | 16.200.000 VNĐ |
Lưu ý: Mức cước phí trong bảng trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)
Với phí cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, bạn sẽ có các tùy chọn như sau: từ 35.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ cho vé một lượt, từ 1.050.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ cho vé tháng và từ 2.835.000 VNĐ đến 16.200.000 VNĐ cho vé quý.
Các hình thức thu phí cao tốc Hà Nội - Bắc Giang
Tại trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, có hai phương thức thu phí phổ biến: thu phí thủ công dừng một lượt (MTC) và thu phí không dừng ETC.
1. Thu phí thủ công một dừng (MTC)
Hình thức thu phí thủ công một dừng (MTC) là cách thu phí sử dụng tiền mặt, kết hợp vé giấy và biên lai, dựa trên mã vạch kết hợp với hệ thống kiểm soát thông minh.
Những điểm nổi bật của hình thức thu phí thủ công một dừng (MTC):
- Kết hợp giữa vé giấy, biên lai và hệ thống phần mềm thu phí hiện đại.
- Người lái xe cần phải dừng lại để lấy vé và nhận lại vé thủ công từ nhân viên.
- Hệ thống có khả năng tự động nhận dạng biển số xe và kiểm soát thông minh sau khi xe đã ra khỏi trạm.
- Phương thức thanh toán sử dụng tiền mặt.
2. Thu phí không dừng (ETC)
Kể từ ngày 17/10/2017, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đã chính thức áp dụng hình thức thu phí không dừng (ETC), dựa trên công nghệ hiện đại để quản lý việc trả phí.
Thu phí không dừng có những đặc điểm đáng chú ý sau:
- Sử dụng hóa đơn điện tử.
- Người lái xe không cần dừng lại để nhận vé.
- Hệ thống tự động nhận diện phương tiện giao thông và thực hiện trừ tiền.
- Thanh toán tự động thông qua tài khoản.
Phương thức này mang đến nhiều lợi ích cho người dùng như:
- Giảm khả năng tắc nghẽn giao thông: Xe không cần phải dừng để xếp hàng, chờ mua vé và thanh toán. Việc thu phí cho mỗi phương tiện giao thông nhanh chóng, giúp xe sau không phải chờ đợi tạo ra tình trạng tắc nghẽn.
- Tiết kiệm thời gian di chuyển: Người điều khiển xe không cần phải dừng lại để mua vé và thanh toán như thu phí thủ công không dừng, giúp giảm thời gian di chuyển.
- Tiết kiệm nhiên liệu: Do xe không cần dừng lại và khởi động sau khi mua vé.
- Bảo vệ môi trường: Phương tiện giao thông không cần dừng, tăng tốc khi qua trạm thu phí giúp giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu tai nạn: Phương tiện không phải dừng đột ngột, giảm nguy cơ tai nạn.
Hệ thống này còn mang lại nhiều lợi ích khác như quản lý thông minh, dễ dàng thanh toán, kiểm soát giao dịch. Hiện tại, ngoài cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, còn có 90 trạm thu phí khác trên toàn quốc áp dụng hình thức thu phí không dừng. Điều này thúc đẩy người lái xe nên sử dụng dịch vụ này để có trải nghiệm tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Với việc ra mắt thẻ định danh ePass, VDTC đã trở thành một trong hai đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng nổi bật tại Việt Nam. Với ưu điểm là thuộc tập đoàn Viettel, được biết đến với chất lượng dịch vụ đáng tin cậy. Thẻ ePass của VDTC đã được nhiều người kỳ vọng và sử dụng.
Đơn vị này có sự hiện diện rộng rãi, với điểm dịch vụ tại 63 tỉnh thành trên khắp cả nước. Khách hàng có thể dễ dàng đăng ký và dán thẻ tại nhiều điểm khác nhau, cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình cũng là một điểm mạnh của VDTC.
Lợi ích dự án cao tốc Hà Nội - Bắc Giang khi đi vào hoạt động
Dự án này hoàn thành và đưa vào khai thác sẽ giảm ùn tắc giao thông trên Quốc Lộ 1 đoạn Hà Nội Bắc Giang, giảm trọng tải cho Quốc Lộ 1. Khi dự án hoàn thành đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thời gian di chuyển, vận chuyển hàng hóa từ Hạ Nội đến Lạng Sơn và ngược lại.
Tuyến đường này hoàn thành giúp kết nối với các tuyến cao tốc khác giúp liên kết các tỉnh thành lại với nhau, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, hoàn thiện hạ tầng giao thông khu vực phía Bắc.
Đặc biêt, đoạn cao tốc Hà Nội Bắc Giang hình thành giúp thu hút các nhà đầu tư đến đây đầu tư và khai thác, nhờ đó phát triển công ăn việc làm cho người dân địa phương, giá đất khu vực được đẩy lên để các nhà đầu tư hình thành các khu công nghiệp, khu nhà ở...
Trên đây là thông tin dự án đường cao tốc Hà Nội Bắc Giang. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn đọc có nhiều lực chọn đường đi khi di chuyển từ Hà Nội đến Bắc Giang và ngược lại.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập