Giao thông

Nhà đầu tư lỗ hơn 5000 tỷ sau 3 năm vận hành tuyến cao tốc Hà Nội Hải Phòng

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với tổng vốn đầu tư hơn 45 nghìn tỷ đồng (tương đương với hơn 2 tỷ USD) là tuyến cao tốc hiện đại đầu tiên tại Việt Nam. Nhưng kết quả kinh doanh cao tốc này trong 3 năm qua vẫn không mấy khả quan, khiến nhà đầu tư liên tục thua lỗ chất chồng! 

1. Tổng quan dự án cao tốc Hà Nội Hải Phòng

Hình ảnh đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Tên dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (ký hiệu: CT.04)
Chiều dài 105,837km
Điểm đầu Giao cắt với vành đai 3 (cách cầu Thanh Trì 1 km về phía Bắc Ninh) thuộc phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội)
Điểm cuối cảng Ðình Vũ (quận Hải An, TP Hải Phòng)
Chủ đầu tư Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI)
Tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD) 
Thời gian khởi công Năm 2008
Thời gian thông xe 5/12/2015
Quy mô 6 làn xe với 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa là 120km/h
Đường dây nóng 19006989

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam nối hai thành phố Hà Nộ với Hải Phòng. Tuyến cao tốc này được xem là tuyến cao tốc hiện đại đầu tiên của Việt Nam với quy mô 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại như: thu phí bằng thẻ, hệ thống 58 camera quan sát theo dõi, cân tải trọng xe tự động với độ chính xác trên 95%...

Toàn bộ tuyến đường có hai trạm thu phí lớn tại vị trí đầu tuyến (KM10+600, thuộc tỉnh Hưng Yên với 14 làn thu phí) và 1 trạm tại tuyến cuối thuộc tỉnh Hải Phòng với 16 làn thu phí. 

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chính thức đi vào hoạt động giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Hải Phòng chỉ còn khoảng 1 - 1,5h thay vì 2,5h bằng đường quốc lộ. 

2. Bản đồ đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng

Tuyến cao tốc này đi qua các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng với 39 vị trí giao cắt là cầu vượt hoặc hầm chui, 106 cống dân sinh và 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương. Ngoài ra còn bao gồm 9 cầu lớn vượt sông với tổng chiều dài 4,5 km. Trong đó có cầu Lạch Tray dài 1,2km, cầu Thái Bình dài 822 m, cầu Thanh An dài 963m. Cao tốc đi qua 4 khu vực dân cư có bố trí hệ thống cách âm để giảm tiếng ồn.

Các nút giao tại cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Bản dồ dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

3. Biểu phí cao tốc Hà Nội Hải Phòng 2019

Khi chính thức đi vào hoạt động, tuyến cao tốc được phê duyệt mức phí là 1,500đ/km. Biểu phí mới nhất hiện nay là mức phí đi trên toàn tuyến cho mỗi lượt xe dưới 9 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 160.000 đồng; cao nhất là 840.000 đồng cho xe tải trên 18 tấn, xe container. 

Hiện tại, lãnh đạo tỉnh Hải Phòng và Bộ GTVT đang có định hướng giảm mức phí để khuyến khích xe container đi cao tốc nhằm giảm áp lực quá tải cho quốc lộ 5. 

4. Chủ đầu tư bế tắt với con số lỗ 5000 tỷ trong 3 năm vận hành cao tốc

Nhà đầu tư ViDiFi đã từng góp vào dự án hơn 300 tỷ đồng Ngay từ khi chính thức đi vào hoạt động, bài toán.

Kết quả kinh doanh của ViDiFi sau 3 năm vận hành cao tốc HN-HP

Đến tháng 8/2018, khi công ty Đô Thị Gia Lâm tăng vốn lên gần 16.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Vidifi còn 0,6% với gần 98 tỷ đồng vốn góp. Bên cạnh đó, khoản tiền hơn 4.700 tỷ đồng thu từ sử dụng đất của dự án này đã được phê duyệt để hoàn vốn cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Sau khi thông xe toàn tuyến từ cuối năm 2015, năm 2016 là năm đầu tiên Vidifi có nguồn thu đáng kể từ việc thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sau hơn 7 năm đầu tư.

Đến tháng 8/2018, khi công ty Đô Thị Gia Lâm tăng vốn lên gần 16.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Vidifi còn 0,6% với gần 98 tỷ đồng vốn góp. Bên cạnh đó, khoản tiền hơn 4.700 tỷ đồng thu từ sử dụng đất của dự án này đã được phê duyệt để hoàn vốn cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Sau khi thông xe toàn tuyến từ cuối năm 2015, năm 2016 là năm đầu tiên Vidifi có nguồn thu đáng kể từ việc thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sau hơn 7 năm đầu tư. Tuy nhiên, cuối năm 2918 (tức sau 3 năm bắt đầu hoạt động) thì tổng lỗ lũy kế của chũ đầu tư này đã lên đến 5.000 tỷ đồng, cao hơn cả vốn điều lệ ban đầu là 3.800 tỷ. 

Một nhà đầu tư khác là Tổng Công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đang có kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Công ty cũng đang chịu tác động của lỗ tỷ giá. Cụ thể, cuối năm 2018, đơn vị này phải chịu mức lỗ tỷ giá tăng vọt lên 2.200 tỷ đồng, VEC chỉ đạt mức lãi khá "tượng trưng" là 582 triệu đồng. 

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email