Phân tích - Nhận định

Xây dựng trái phép ở Bình Chánh là điểm nóng hiện nay

Nhiều nguyên nhân dẫn đến Bình Chánh luôn là điểm nóng về xây dựng trái phép. Từ năm 2013 đến 2019, huyện Bình Chánh (Tp.HCM) phát hiện hơn 33.000 vụ việc vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt thu được là hơn 51 tỉ đồng. Hiện tình trạng xây dựng trái phép ở H.Bình Chánh (TP.HCM), mặc dù có chiều hướng thuyên giảm nhưng vẫn còn phức tạp trong thời gian qua. Vậy lý do tại sao? Tình trạng Xây dựng trái phép ở Bình Chánh vẫn diễn ra?
Xây dựng trái phép ở Bình Chánh là điểm nóng hiện nay

Bình Chánh vẫn là địa bàn nóng về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt là xây dựng không phép. Nguyên nhân dẫn đến Bình Chánh luôn là điểm nóng về xây dựng trái phép là do tồn tại các dự án treo, bất cập trong quy hoạch, khó khăn trong cưỡng chế thi hành các quyết định xử phạt…

Ngày 12.7, Huyện ủy Bình Chánh đã có báo cáo gửi Thành ủy TP.HCM về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đối với công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn H.Bình Chánh.

Theo đó, năm 2016 (sau ngày 30.8.2016), năm 2017, 2018 và năm 2019 (5 tháng đầu năm), trong quá trình tuần tra, kiểm tra, các lực lượng chức năng của H.Bình Chánh phát hiện 2.180 trường hợp công trình xây dựng vi phạm, chấm dứt hành vi vi phạm ngay từ đầu 1.592 trường hợp (hơn 68%).
Trước đó, qua các năm 2014, 2015, 2016, tổng số vụ vi phạm về xây dựng ở H.Bình Chánh là 2.918 trường hợp. Đáng chú ý, việc chấm dứt hành vi vi phạm ngay từ đầu chỉ 186 trường hợp (chiếm 0,6%).

Tại buổi giám sát, ông Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết trong thời gian bảy năm, từ năm 2013 đến 2019, huyện Bình Chánh phát hiện hơn 33.000 vụ việc VPHC. Trong đó, đã ban hành quyết định xử phạt VPHC hơn 31.000 vụ việc, chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, đất đai, xây dựng, môi trường, trật tự an toàn xã hội… Tổng số tiền phạt thu được là hơn 51 tỉ đồng.

Ngoài ra, một số bất cập khác đến nay cũng chưa được giải quyết là vấn đề quy hoạch. Bình Chánh là địa bàn có tốc độ đô thị hóa rất cao, bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng 40.000 người. Bên cạnh đó, các điều kiện về kinh tế-xã hội của huyện đã có nhiều thay đổi nhưng từ khi chia tách địa giới hành chính (năm 2003) đến nay, huyện Bình Chánh vẫn sử dụng bản đồ quy hoạch cũ từ năm 1998 (điều chỉnh năm 2012).

Công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, chỉnh trang đô thị tại địa phương chưa đầy đủ; một số lĩnh vực chưa được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Nguyên nhân chủ quan do công tác lãnh đạo của Đảng ủy, UBND một số xã chưa đồng bộ, chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ; một số cấp ủy Đảng chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý đất đai, xây dựng dẫn đến công tác chỉ đạo chưa liên tục và kịp thời.

Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, Bình Chánh gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chẳng hạn, khi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, người vi phạm không tự nguyện đóng tiền vi phạm hành chính nên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu tiền. 

Việc cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm rất khó thực hiện vì các tổ chức tín dụng không cung cấp thông tin tài khoản của người vi phạm hoặc người vi phạm không mở tài khoản giao dịch tại các tổ chức tín dụng.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email