Mặc dù thị trường bất động sản năm 2022 gặp không ít khó khăn và thách thức, tuy nhiên, mảng bất động sản công nghiệp vẫn được đánh giá là "điểm sáng” trên thị trường, với sự phát triển tích cực của nền kinh tế Việt Nam thời gian gần đây, bất động sản khu công nghệ tiếp tục được kỳ vọng sẽ duy trì trong giai đoạn 2022 - 2023, bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm đến thu hút dòng vốn lớn vào Việt Nam
Cụ thể, có khoảng 18.290 ha đất tại phía Nam đã được định hướng cho phát triển công nghiệp, tập trung phần lớn ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai. Đặc biệt, theo các chuyên gia, Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục đà tăng trưởng sau Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) được chính thức kí kết trong tháng 2/2020.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho TP lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 một khu công nghiệp mới có diện tích khoảng 380 ha, tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. KCN này được thành lập sẽ đáp ứng được các điều kiện thuận lợi để xây dựng một KCN có tính chất chuyên biệt, ứng dụng công nghệ cao… Đồng thời tạo cơ hội cho TP thu hút thêm dòng vốn FDI thế hệ mới.
Theo kế hoạch phát triển đến năm 2020, tổng diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp sẽ tăng gấp đôi. Do đó, cơ hội sở hữu quỹ đất để thâm nhập và phát triển trong lĩnh vực BĐS công nghiệp dự báo là rất lớn đối với cả nhà đầu tư hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai
Đầu năm 2020, thỏa thuận thành công EVFTA được xem là “chất xúc tác” bổ sung thêm những điều kiện thuận lợi để BĐS công nghiệp tăng tốc. Trong đó, 99% dòng thuế được cắt giảm về 0% sau 7 năm đầu tiên của hiệp định sẽ “rộng cửa” sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo chuyển dịch quy mô lớn các nhà máy sản xuất về Việt Nam.
Các KCN trên sẽ phát triển nhờ vào quỹ đất dồi dào tại các tỉnh này với tỷ lệ lấp đầy năm 2019 chỉ 76% ở miền Bắc và 58% ở miền Nam, thấp hơn so với tỷ lệ bình quân 91% ở miền Bắc và 83% ở miền Nam ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế; đồng thời, giá thuê đất ở các tỉnh xa vùng kinh tế chỉ khoảng 50 - 150 USD/m2 /kỳ thuê, thấp hơn so với mức giá 60 -300 USD/m2 /kỳ thuê ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế.
Trong suốt thời gian qua, Bất động sản công nghiệp được xem là điểm sáng trong bối cảnh thị trường khó khăn. Cuối năm 2019, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp tại các tỉnh thành phố lớn phía Bắc và Nam đạt hơn 92%, giá thuê tăng gấp 30 -40% so với 2 -3 năm trước. Lý do là Việt Nam đón nhận lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,8 tỷ USD. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 21,56 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó là lĩnh vực kinh doanh BĐS với tổng vốn đầu tư 3,31 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ.
Bất động sản công nghiệp được đánh giá là thị trường hấp dẫn tại Việt Nam vì được hỗ trợ bởi các chính sách từ Chính phủ như: miễn giảm, ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư. Đến nay trên cả nước có 326 KCN, Khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn ha; trong đó, 251 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đi vào hoạt động đạt hơn 74%. 88% các KCN đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, phân khúc BĐS công nghiệp sẽ là lĩnh vực nóng nhất trong năm 2020 và được đánh giá có nhiều lợi thế, khi Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã được ký kết trong năm 2019.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam và nền công nghiệp phụ trợ ở 4 lĩnh vực gồm cơ khí, điện và điện tử, nhựa và cao su, vật liệu, nhiều cụm công nghiệp lớn đã được thành lập trên toàn quốc. Sự phát triển của các cụm công nghiệp đã thúc đẩy nhu cầu về nhà xưởng xây sẵn và nhà kho do: Quỹ đất KCN dần khan hiếm; mang lại hiệu quả về thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư; tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên phát triển; sự bền vững trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Sự phát triển của các cụm công nghiệp này đã thúc đẩy nhu cầu về nhà xưởng xây sẵn và nhà kho do quỹ đất khu công nghiệp dần khan hiếm; mang lại hiệu quả về thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư; tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên phát triển; sự bền vững trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Trước đó, hiện thị trường Bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho, logistics và các dịch vụ hậu cần khác vẫn đang trong giai đoạn mới phát triển với nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, Bất động sản công nghiệp Việt Nam cũng đang có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập