Trong thời gian tới, TP.HCM sẽ cụ thể hóa các ý tưởng thành bộ khung pháp lý về quy hoạch. Đồng thời rà soát cơ sở pháp lý và xây dựng các quy định mới, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hình thành khu đô thị sáng tạo phía Đông, tạo tiền đề cho việc ra đời thành phố phía Đông trong tương lai.
Nhận định của một số chuyên gia gần đây cho thấy, để vượt qua mọi khó khăn, nhất là dịch bệnh virus corona đang có những diễn biến khó lường, thì nhiều doanh nghiệp BĐS phải thay đổi nhanh hướng đi và cách tiếp cận với khách hàng để tiếp tục phát triển.
"Không phải toàn bộ thị trường bất động sản đều là "màu xám", nhiều doanh nghiệp có quỹ đất khá lớn vừa được giải quyết xong thủ tục pháp lý và đang triển khai các chương trình giới thiệu dự án ra thị trường. Trong đó, bắt đầu tư quý 2/2020 thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có những diễn biến sôi động hẳn lên, khu Đông vẫn giữ vị trí thượng phong do nguồn cung dự báo sẽ dồi dào bởi đây là khu vực đang được TP.HCM chọn để thành lập Khu đô thị thông minh, hay còn gọi là "thành phố trong thành phố" vào những năm sắp tới"
TP.HCM đánh giá việc quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác phía Đông sẽ hình thành tiểu vùng đô thị trung tâm theo quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong tương lai, khu đô thị sáng tạo sẽ trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố.
Theo đó, khu vực phía Đông của TP.HCM hiện là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp với những sản phẩm mang hàm lượng khoa học – công nghệ cao, đồng thời là môi trường làm việc, học tập, sinh sống thuận lợi của các chuyên gia, nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ và chất lượng.
Sau khi được hình thành, khu đô thị sáng tạo của thành phố sẽ kết nối chặt chẽ và hiệu quả ba chức năng: trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, trung tâm giáo dục – đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao, trung tâm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao.
Khu Đông đang dẫn đầu thành phố về các công trình giao thông trọng điểm khi 70% vốn đầu tư phát triển hạ tầng của TP.HCM đều được tập trung vào khu vực này. Có thể kể đến hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai tại khu Đông như: dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, cầu qua đảo Kim Cương, hầm vượt 3 tầng Mỹ Thuỷ, dự án 4 cầu quanh Thủ Thiêm và mới đây nhất là dự án cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), dự án xây dựng tuyến đường sắt một ray (monorail) số 2 (đoạn Nguyễn Văn Linh – Thủ Thiêm đang được lên phương án đầu tư)
Chưa kể, UBND TP.HCM đang đẩy mạnh tiến độ triển khai tuyến đường Vành đai 2, hiện đang trong quá trình xây dựng khép kín đoạn từ ngã tư Bình Thái đến Phạm Văn Đồng. Như vậy, việc kết nối giao thông của các dự án dọc tuyến Phạm Văn Đồng vào đô thị Thủ Thiêm hay trung tâm thành phố sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong đó có dự án "Xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới" trên xa lộ Hà Nội với mục tiêu đảm bảo kết nối giao thông khi Bến xe Miền Đông mới sắp đi vào hoạt động. Dự án có tổng mức đầu tư 437,1 tỉ đồng, bao gồm xây cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe (sát bên cầu vượt số 2 của nút giao Đại học Quốc qia) để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông.
Xây cầu vượt số 4 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương. Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải QL1 rộng 8 m, dài 670 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái QL1 rộng 8 m, dài 350 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.
Nếu có sự quyết tâm của chính quyền cùng những chính sách thật sự mang tính đột phá, khu vực phía đông TP.HCM có thể trở thành một đô thị xứng tầm với các nước phát triển trong khu vực, đủ sức cạnh tranh với nhiều đô thị lớn trên thế giới.
"Không phải toàn bộ thị trường bất động sản đều là "màu xám", nhiều doanh nghiệp có quỹ đất khá lớn vừa được giải quyết xong thủ tục pháp lý và đang triển khai các chương trình giới thiệu dự án ra thị trường. Trong đó, bắt đầu tư quý 2/2020 thị trường bất động sản TP.HCM sẽ có những diễn biến sôi động hẳn lên, khu Đông vẫn giữ vị trí thượng phong do nguồn cung dự báo sẽ dồi dào bởi đây là khu vực đang được TP.HCM chọn để thành lập Khu đô thị thông minh, hay còn gọi là "thành phố trong thành phố" vào những năm sắp tới"
TP.HCM đánh giá việc quy hoạch phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác phía Đông sẽ hình thành tiểu vùng đô thị trung tâm theo quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong tương lai, khu đô thị sáng tạo sẽ trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế thành phố.
Theo đó, khu vực phía Đông của TP.HCM hiện là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp với những sản phẩm mang hàm lượng khoa học – công nghệ cao, đồng thời là môi trường làm việc, học tập, sinh sống thuận lợi của các chuyên gia, nhà khoa học và lực lượng lao động có trình độ và chất lượng.
Sau khi được hình thành, khu đô thị sáng tạo của thành phố sẽ kết nối chặt chẽ và hiệu quả ba chức năng: trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, trung tâm giáo dục – đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao, trung tâm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao.
Khu Đông đang dẫn đầu thành phố về các công trình giao thông trọng điểm khi 70% vốn đầu tư phát triển hạ tầng của TP.HCM đều được tập trung vào khu vực này. Có thể kể đến hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai tại khu Đông như: dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, cầu qua đảo Kim Cương, hầm vượt 3 tầng Mỹ Thuỷ, dự án 4 cầu quanh Thủ Thiêm và mới đây nhất là dự án cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), dự án xây dựng tuyến đường sắt một ray (monorail) số 2 (đoạn Nguyễn Văn Linh – Thủ Thiêm đang được lên phương án đầu tư)
Chưa kể, UBND TP.HCM đang đẩy mạnh tiến độ triển khai tuyến đường Vành đai 2, hiện đang trong quá trình xây dựng khép kín đoạn từ ngã tư Bình Thái đến Phạm Văn Đồng. Như vậy, việc kết nối giao thông của các dự án dọc tuyến Phạm Văn Đồng vào đô thị Thủ Thiêm hay trung tâm thành phố sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong đó có dự án "Xây cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới" trên xa lộ Hà Nội với mục tiêu đảm bảo kết nối giao thông khi Bến xe Miền Đông mới sắp đi vào hoạt động. Dự án có tổng mức đầu tư 437,1 tỉ đồng, bao gồm xây cầu vượt số 3 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe (sát bên cầu vượt số 2 của nút giao Đại học Quốc qia) để tổ chức cho các dòng xe từ hướng Đồng Nai vào Bến xe Miền Đông.
Xây cầu vượt số 4 (vượt tuyến chính QL1) gồm 3 làn xe để tổ chức cho các dòng xe từ Bến xe miền Đông mới rẽ trái quay đầu về hướng trung tâm TP.HCM và về Bình Dương. Ngoài ra, xây dựng 2 đường chui, 1 đường trên phần đường song hành phải QL1 rộng 8 m, dài 670 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng Đồng Nai và 1 đường trên phần đường song hành trái QL1 rộng 8 m, dài 350 m cho xe 2 bánh đi thẳng về hướng TP.HCM.
Nếu có sự quyết tâm của chính quyền cùng những chính sách thật sự mang tính đột phá, khu vực phía đông TP.HCM có thể trở thành một đô thị xứng tầm với các nước phát triển trong khu vực, đủ sức cạnh tranh với nhiều đô thị lớn trên thế giới.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập