Sau 22 tháng ban hành quy định tạm dừng phân lô, tách thửa đất nông nghiệp trên đảo Phú Quốc. Hôm nay "lệnh" tạm dừng việc phân lô, tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc, nay Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang chính thức cho phép phân lô, tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất trở lại
Cụ thể, Khoảng giữa tháng 5 năm 2018, thị trường nhà đất Phú Quốc liên tục nóng sốt chưa từng có, giá 1 công đất thời điểm này (1.000m2) nông nghiệp trên đảo Phú Quốc có giá từ 3-7 tỷ đồng tùy vị trí. Giá đất này cao gấp hàng chục lần so với giá trị thật lúc bình thường.
Chính quyền địa phương khi đó phải dừng việc phân lô, tách thửa và chuyển nhượng mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Ngày 2/3/2020, bà Đặng Tuyết Em – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang đã ký văn bản số 1898 -TB/TU truyền đạt ý kiến kết luận về việc chấp thuận chủ trương chấm dứt việc tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang.
Theo thông báo trên, Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã xem xét tờ trình của UBND tỉnh Kiên Giang về việc xin ý kiến chấp dứt việc phân lô, tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc (đã dừng từ 15/5/2018), Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang thống nhất chủ trương chấm dứt việc tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương nêu trên; đồng thời tiếp tục thực hiện tốt Công văn 623-CV/TU, ngày 09/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Theo lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc, việc dỡ bỏ quy định dừng phân lô tách thửa nói trên sẽ ít có khả năng khiến giá đất ở đảo này "sốt" trở lại. Lý do là đã có quy định chung về việc phân lô tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định số 16 quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh. Nội dung của quyết định này đã quy định rõ ràng, cụ thể về diện tích, điều kiện tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất… Do đó, UBND tỉnh này thống nhất chấm dứt hiệu lực công văn tạm dừng phân lô tách thửa đất nông nghiệp trên đảo Phú Quốc.
Chính quyền địa phương khi đó phải dừng việc phân lô, tách thửa và chuyển nhượng mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Ngày 2/3/2020, bà Đặng Tuyết Em – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang đã ký văn bản số 1898 -TB/TU truyền đạt ý kiến kết luận về việc chấp thuận chủ trương chấm dứt việc tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang.
Theo thông báo trên, Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang đã xem xét tờ trình của UBND tỉnh Kiên Giang về việc xin ý kiến chấp dứt việc phân lô, tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc (đã dừng từ 15/5/2018), Ban thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang thống nhất chủ trương chấm dứt việc tạm dừng các hoạt động phân lô, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo triển khai thực hiện chủ trương nêu trên; đồng thời tiếp tục thực hiện tốt Công văn 623-CV/TU, ngày 09/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phú Quốc.
Theo lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc, việc dỡ bỏ quy định dừng phân lô tách thửa nói trên sẽ ít có khả năng khiến giá đất ở đảo này "sốt" trở lại. Lý do là đã có quy định chung về việc phân lô tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định số 16 quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh. Nội dung của quyết định này đã quy định rõ ràng, cụ thể về diện tích, điều kiện tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất… Do đó, UBND tỉnh này thống nhất chấm dứt hiệu lực công văn tạm dừng phân lô tách thửa đất nông nghiệp trên đảo Phú Quốc.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập