Theo quy định, khi thu hồi đất ở mà người dân có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.
1. Quy định về giá đền bù đất làm đường
Mỗi loại đất có mục đích sử dụng khác nhau, có khung giá đền bù khác nhau. Vì vậy, khi đủ điều kiện đền bù mà bị thu hồi thì người dân sẽ được đền bù theo quy định đền bù đất làm đường và giá đền bù đất quy hoạch giao thông sẽ do UBND tỉnh/thành phố quyết định tại thời điểm thu hồi.
Căn cứ khoản 2 điều 74, khoản 3 và khoản 4 điều 114 Luật Đất đai năm 2013, khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, tiền bồi thường cho phần đất bị thu hồi sẽ xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không áp dụng bảng giá đất).
Theo đó, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Giá đất sẽ được áp dụng khi tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Quy định Khung giá đền bù đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân. Vì vậy khi Nhà nước thu hồi nhằm thực hiện các mục đích an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội hoặc các mục đích khác thì người có đủ điều kiện sẽ được hưởng đền bù theo luật đền bù đất nông nghiệp hiện hành.
Theo Điều 74 Luật Đất Đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi. Người dân khi có đất bị thu hồi có đủ điều kiện được đền bù theo quy định thì sẽ được đền bù theo hai hình thức sau:
+ Một là đền bù bằng đất: Việc đền bù này được thực hiện bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng với đất thu hồi. Loại đất bị thu hồi là đất nông nghiệp thì sẽ được đền bù bằng một diện tích đất nông nghiệp tương đương.
+ Hai là đền bù bằng tiền: Trường hợp không có đất để đền bù, người dân sẽ được bồi thường một khoản tiền bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi. Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới, nếu có chênh lệch về giá trị thì phải thanh toán bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.
Như vậy, khi các cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi sẽ được đền bù bằng đất có cùng mục đích sử dụng để tiếp tục lao động sản xuất. Hoặc nếu không có đất để đền bù thì người dân sẽ được đền bù bằng tiền. Đơn giá đền bù đất nông nghiệp được tính theo giá nhà đất vào thời điểm quyết định thu hồi.
Giá bồi thường đất nông nghiệp sẽ dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Để xác định giá đất bồi thường, các cơ quan chức năng sẽ điều tra, thu thập thông tin về thửa đất. Giá đất thị trường cũng như thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai. Từ đó áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
Đất được đền bù là đất trong hạn mức cấp đất nông nghiệp ở địa phương. Phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức không được đền bù về đất. Tuy nhiên, họ sẽ được đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại.
Hiện nay, Theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP quy định về khung giá đất nông nghiệp và là căn cứ để UBND cấp tỉnh xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.
Giá đền bù đất nông nghiệp: = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x Giá đền bù (VNĐ/m2).
Trong đó: Giá đất được tính bằng = Giá đất ghi trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh đất nông nghiệp qua các năm x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).
3. Quy định đền bù đất thổ cư làm đường
Trường hợp người dân bị thu hồi đất thổ cư có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (được cấp hợp pháp) thì đã đủ điều kiện để bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, không phụ thuộc vào việc đất có nằm trong quy hoạch. Về giá tính bồi thường đất thổ cư là giá đất cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Ngoài ra, trường hợp không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đủ điều kiện cấp Sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường về đất, bạn đọc xem chi tiết tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
4. Quy định khung giá đền bù đất làm đường cao tốc
Theo quy định của nhà nước, khi thu hồi đất ở của người dân mà có đủ điều kiện được đền bù (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ thực hiện đền bù đất thổ cư làm đường theo chính sách và đơn giá bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013.
Vị dụ: Tại tỉnh Đồng Nai, dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn qua huyện Xuân Lộc, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, giá đất được tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất có mức giá thấp nhất là 120 ngàn đồng/m2 và cao nhất là hơn 4,8 triệu đồng/m2 tùy vị trí đất.
Giá đất bồi thường đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu? Hiện, UBND xã Tóc Tiên đã phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Quản lý đô thị của thị xã Phú Mỹ và các đơn vị liên quan kiểm đếm sơ bộ, xác định 427 hộ dân bị thu hồi đất và 137 căn nhà, công trình bị phá dỡ để xây dựng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Tại kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua nghị quyết bố trí 670 tỷ đồng để trả 50% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án thành phần 3 thuộc cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 trong năm 2022.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập