Tin tức

Ngày Quốc khánh Việt Nam

Ngày 2/9 hàng năm được chọn làm ngày Quốc khánh Việt Nam, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là dịp để mọi người dân ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, nuôi dưỡng lòng tự hào và biết ơn sâu sắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngày lễ trọng đại này nhé!

Giới thiệu về ngày Quốc khánh Việt Nam

Cách đây 76 năm (ngày 2/9/1945), dưới cái nắng mùa thu lịch sử, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Kể từ đó, ngày 2/9 hàng năm được chọn là ngày Quốc khánh của Việt Nam (Theo Chương 1, Điều 13, Mục 4 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hôm nay cả nước hân hoan trong ngày đặc biệt này, cờ đỏ sao vàng phất phới khắp các ngả đường.
Ngày Quốc khánh Việt Nam là ngày lễ chính thức của Việt Nam, diễn ra vào ngày 2 tháng 9 hằng năm, kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hôm nay cả nước hân hoan trong ngày đặc biệt này, cờ đỏ sao vàng phất phới khắp các ngả đường.

Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử của ngày Quốc khánh Việt Nam

Nguồn gốc:

Theo các tài liệu lịch sử, ngày 25/8/1945 sau khi Hà Nội và nhiều nơi khác khởi nghĩa thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rời chiến khu trở về căn gác 2, Hàng Ngang, Hà Nội để tiếp tục chỉ đạo phòng kháng chiến. Sau đó, Bác đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng về các công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt chính phủ lâm thời.

Sáng ngày 2/9/1945, hơn vài chục vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, với trang phục chỉnh tề, đã có mặt tại Quảng trường Ba Đình, hân hoan chờ đợi thời khắc lịch sử của dân tộc. Trong cùng thời gian này tại Huế, Sài Gòn và một số nơi khác đã diễn ra các cuộc mít tinh với hàng vạn trái tim hướng về Hà Nội thân yêu.

Đúng 14 giờ, Bác và các vị trong Chính phủ lâm thời bước ra lễ đài. Trong không khí trang nghiêm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trong đó Bác đã khẳng định "Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đồng thời, Bác đã vạch trần tội ác đầy dã man của Thực dân Pháp và Phát xít Nhật đã gây ra cho dân tộc ta trong suốt bao năm qua.

Trong giai điệu hào hùng của bài Tiến quân ca vang lên, dưới mọi ánh mắt hướng về lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc được kéo lên. Từ đó ngày 2/9 luôn được nhớ đến là ngày Tết Độc lập, dấu son trong lịch sử dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập

Ý nghĩa:

Ngày Quốc khánh  2/9 mang ý nghĩa to lớn, mà mỗi khi nhắc đến, trong trái tim của mỗi con người  Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước, đều trào dâng cảm xúc thiêng liêng và xúc động, với niềm tin đầy kiêu hãnh và lòng tự hào dân tộc. Chính vào ngày này, mùa thu năm 1945, đã chấm dứt chế độ thực dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Đồng thời, đây còn là dịp để mỗi người dân ôn lại truyền thống, tưởng  nhớ về những anh hùng đã hi sinh để  bảo vệ đất nước và Bác Hồ kính yêu - vị anh hùng của dân tộc. Qua đó, nhắc nhở thế hệ trẻ được sinh ra trong thời kỳ hòa bình, không phải chứng kiến cảnh đất nước chia cắt hay tiếng súng văng vẳng bên tai, phải luôn ra sức thi đua, học tập và rèn luyện, giáo dục lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, tinh thần yêu nước…

Ngày Quốc khánh Việt Nam trong tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh Ngày Quốc khánh Việt Nam gọi là Vietnam's National Day on September 2nd. Hay Vietnamese National Day hoặc  Vietnamese Independence Day.

TOP những ngày Quốc Khánh tại Việt Nam trong 05 năm gần nhất

+ Ngày Quốc khánh Việt Nam năm 2021 rơi vào Thứ 5, ngày 2/9/2021

+ Ngày Quốc khánh Việt Nam năm 2020 rơi vào Thứ 4 ngày 2/9/2020

+ Ngày Quốc khánh Việt Nam năm 2019 rơi vào Thứ 2 ngày 2/9/2019

+ Ngày Quốc khánh Việt Nam năm 2018 rơi vào Chủ nhật ngày 2/9/2018

+ Ngày Quốc khánh Việt Nam năm 2017 rơi vào ngày Thứ 7 ngày 2/9/2017

Năm nay, Ngày Quốc khánh 2/9/2021 rơi vào thứ năm. Vì vậy, cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ 4 ngày, tức từ thứ năm ngày 2/9 đến chủ nhật ngày 5/
Năm nay, Ngày Quốc khánh 2/9/2021 rơi vào thứ năm. Vì vậy, cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ 4 ngày, tức từ thứ năm ngày 2/9 đến chủ nhật ngày 5/

Ngày 2/9 năm 2021 rơi vào thứ mấy? Người dân được nghỉ mấy ngày?

Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc trong thời điểm hiện tại. Theo chúng tôi tìm hiểu, lễ Quốc khánh năm nay sẽ  rời vào Thứ 5 của tuần đầu tiên trong tháng 9.

Như vậy, cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày, từ Thứ 5 (ngày 2/9) đến Chủ nhật (ngày 5/9). Trong đó, 2 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh và 2 ngày là ngày nghỉ hằng tuần.

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong ngày này, tuy nhiên đối với trường hợp do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc do tính chất công việc, người đi làm sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng lương thêm giờ theo quy định.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh