Mới đây, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Trần Quí Thanh (chủ tịch Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát) cùng con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích. Thực hư ra sao, hãy cùng thao dõi ngay bài viết dưới đây của INVERT.
Ba cha con Tân Hiệp Phát bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo Bộ Công an, quá trình điều tra đến nay có đủ căn cứ xác định hành vi của Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Ngày 8/4, C01 đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích.
Vào ngày 10/4/2023, ông Trần Quí Thanh bị C01 điều tra về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, lúc 17h cùng ngày, nhiều xe cảnh sát và lực lượng chức năng đã có mặt tại trụ sở của Tập đoàn Tân Hiệp Phát (số 219 Đại lộ Bình Dương, phường Vĩnh Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Lực lượng CSGT và bảo vệ dân phố của địa phương cũng có mặt để điều tiết, phân luồng trước cổng trụ sở tập đoàn này.
Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh bị khởi tố?
Trước đó, ngày 9/3/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) đã khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự. Nhưng đến tháng 11/2022 Cơ quan điều tra Bộ Công an phải tạm đình chỉ do hết thời hạn và cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác giám định.
Quyết định khởi tố vụ án được căn cứ vào đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh, cùng một số cá nhân khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cùng một số cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP.HCM và Đồng Nai.
Trong đơn tố cáo, ông Trần Quí Thanh cùng con gái và một số người liên quan đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế bằng cách chuyển nhượng dự án và cổ phần doanh nghiệp, gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng cho Công ty Kim Oanh.
Trong tháng 12/2020, Bộ Công an đã đề nghị UBND TP.HCM ngăn chặn mọi giao dịch (chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp...) liên quan đến 33 thửa đất tại quận Bình Tân và TP Thủ Đức do bà Trần Uyên Phương đứng tên. Đồng thời yêu cầu cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến các thửa đất này.
Tại Đồng Nai, theo yêu cầu của Bộ Công an, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành và UBND huyện Long Thành giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động đối với Công ty bất động sản Minh Thành Đồng Nai. Điều này cũng được áp dụng và thực thi vào dự án khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành (do Công ty bất động sản Minh Thành Đồng Nai làm chủ đầu tư) để tuân thủ đúng các quy định điều tra của pháp luật.
Tiến hành xác minh từ đơn tố cáo của nhiều cá nhân
Theo thông tin chính thức từ Bộ Công an, C01 đang điều tra, xác minh đơn tố cáo của một số công dân tại TP.HCM và Đồng Nai. Đơn tố cáo liên quan đến ông Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số người khác về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Cưỡng đoạt tài sản" liên quan đến các dự án, bất động sản có giá trị lớn ở 2 địa phương này.
Theo đó, bộ công an (C01) cho biết đã có đủ căn cứ để xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cấu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Đồng thời, tiến hành khởi tố bà Trần Ngọc Bích - phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Được biết, bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích đều là con gái ruột của ông Trần Quí Thanh (ông chủ tịch Tân Hiệp Phát). Chính vì thế, cả hai đều sẽ bị điều tra về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên quan đến vụ việc này.
Đến ngày 10/4/2023, sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét 9 địa điểm liên quan đến ba bị can và thi hành các quyết định tố tụng.
Từ vụ bắt cha con ông Trần Quí Thanh: Nhìn lại những vụ án liên quan Tân Hiệp Phát
1. "Vụ án con ruồi trong chai Number One" giá 500 triệu đồng
Vụ án đầu tiên gây xôn xao dư luận thường được biết đến với tên "vụ án con ruồi trong chai Number One" xảy ra vào cuối năm 2014. Nhân vật chính trong vụ án này là ông Võ Văn Minh, một người bán nước ở xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Theo cáo trạng, ngày 3.12.2014, ông Minh phát hiện trong chai Number One (sản phẩm của Công ty TM-DV Tân Hiệp Phát) có con ruồi bên trong. Ông Minh đã cất giấu rồi liên hệ cho Công ty Tân Hiệp Phát và đòi 1 tỉ đồng mới giữ kín bí mật chai nước có con ruồi. Nếu không, ông Minh sẽ tung chai nước ra thị trường, đưa lên chương trình truyền hình và báo đài khiến công ty mất thương hiệu, mất uy tín.
Phía Tân Hiệp Phát đề xuất tặng ông Minh một số hiện vật nhưng ông không đồng ý, đồng thời hạ giá xuống 600 triệu đồng rồi 500 triệu đồng.
Ngày 27/1/2015, khi ông Minh đang nhận tiền của nhân viên công ty thì bị công an bắt quả tang cùng vật chứng.
Chiều 18/12/2015, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên bị cáo Võ Văn Minh mức án 7 năm tù vì tội cưỡng đoạt tài sản. Bản án này được y án ở phiên phúc thẩm.
Trong vụ việc này, Tân Hiệp Phát đã thành công khi phơi bày lòng tham của anh Minh nhưng họ vẫn thất bại nặng nề cả về thương hiệu lẫn doanh thu. Sau gần 1 năm liên quan đến vụ việc, theo công bố của doanh nghiệp, họ đã thiệt hại khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm của Tân Hiệp Phát.
Trước đó, doanh nghiệp này cũng từng nhiều lần vướng phải nghi vấn về chất lượng sản phẩm. Đơn cử, hồi tháng 3/2009, bà Nguyễn Thị Thu Hà (Biên Hòa, Đồng Nai) phát hiện chai nước tăng lực Number One còn đậy nắp có ống hút bên trong.
Đại diện Tân Hiệp Phát thừa nhận đó là những sản phẩm lỗi, nhưng khi đưa tiền bồi thường cho bà Hà thì Tân Hiệp Phát lại gọi công an đến bắt bà vì tội tống tiền. Do có đầy đủ giấy tờ nên công an đã trả tự do cho bà Hà.
Ba tháng sau đó, cơ quan điều tra phát hiện 26 tấn hương liệu chế biến nước giải khát do nước ngoài sản xuất đã hết hạn sử dụng. Hàng gắn nhãn gửi đến Công ty Tân Hiệp Phát. Tại kho hàng của Tân Hiệp Phát chi nhánh Bình Dương, cơ quan chức năng phát hiện khoảng 60 thùng hương liệu có thời hạn sử dụng ngày 3/11/2008, quá hạn 6 tháng so với ngày phát hiện.
Hay cuối năm 2010, ông Trương Ngọc Tuấn (TP.HCM) cũng phát hiện 6 chai sữa đậu nành Number One Soya đã gợn đục có lớp kết tủa màu trắng. Lô hàng này được ghi trên chai là sản xuất vào tháng 9/2010, hạn sử dụng ngày 25/6/2011.
Nguồn: https://zingnews.vn/hang-loat-be-boi-cua-tan-hiep-phat-post1420574.html
2. Vụ án liên quan đến một bài báo
Vụ án thứ hai liên quan đến Tân Hiệp Phát bắt đầu từ một bài báo liên quan tới "vụ án hình sự tạt sơn phở Hòa".
Tháng 5.2021, trong đơn khởi kiện gửi tới TAND quận 3 (tại TP.HCM), Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát cho rằng chuyên trang Sao Pháp luật Việt Nam - của Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài viết "Tân Hiệp Phát "mua" đất của nạn nhân Phở Hòa ra sao?". Phía nguyên đơn là Tân Hiệp Pháp cho rằng Báo Pháp luật Việt Nam sử dụng tên Tân Hiệp Phát có giao dịch, cho vay là sai sự thật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Phía Tân Hiệp Phát khẳng định trong các kết luận điều tra của công an, doanh nghiệp này không hề có bất cứ giao dịch nào liên quan trong vụ án hình sự "tạt sơn phở Hòa". Do đó, Tân Hiệp Phát đã khởi kiện cơ quan báo chí đã đăng bài không đúng sự thật và vụ việc đã được TAND quận 3 thụ lý.
Tháng 2.2022, TAND quận 3 đã tuyên buộc Báo Pháp luật Việt Nam có trách nhiệm cải chính thông tin về Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát, đồng thời gỡ bỏ bài báo có thông tin sai sự thật.
3. Hàng loạt lùm xùm về đất đai
Năm 2021, dư luận tiếp tục xôn xao về những lùm xùm liên quan đến Tân Hiệp Phát và gia đình ông Trần Quí Thanh về cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị điều tra kết quả đấu giá đất.
Vụ án này đã được cơ quan điều tra khởi tố từ tháng 3/2021 căn cứ theo đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai - cùng một số người khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích và một số cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP.HCM và Đồng Nai.
Theo đó, những người này tố giác bà Trần Uyên Phương, bà Trần Ngọc Bích và một số cá nhân chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng thông qua việc chuyển nhượng dự án và trốn thuế tại Công ty CP bất động sản Minh Thành Đồng Nai và Công ty Đầu tư và xây dựng Nhơn Thành.
Cụ thể, phía Kim Oanh Đồng Nai đã vay 350 tỷ đồng với lãi suất 3%/tháng từ gia đình bà Trần Uyên Phương “thế chấp” bằng hợp đồng giả cách chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Minh Thành Đồng Nai và dự án Khu dân cư tại xã An Phước.
Việc Kim Oanh tìm đến Tân Hiệp Phát để vay tiền như đã trình bày diễn ra trong bối cảnh công ty đang cần tiền thanh toán cho chủ cũ của Minh Thành Đồng Nai theo hợp đồng đã thỏa thuận. Tuy nhiên, khi phía Kim Oanh Đồng Nai trả tiền thì Tân Hiệp Phát không chấp nhận.
Đến đầu tháng 11/2022, CQĐT tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản này để chờ kết quả giám định.
Một người khác là doanh nhân Nguyễn Văn Chung cũng có đơn tố bà Phương cho vay 35 tỷ đồng, bắt ký hai hợp đồng giả cách, rồi chiếm đoạt hai khu đất trị giá gần 200 tỷ đồng tại TP.HCM.
Đầu tháng 3/2021, khi Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đơn của ông Chung, thì người đàn ông này bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do liên quan một vụ án khác.
Mới đây nhất, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã xác minh, điều tra hành vi trốn thuế và giúp sức cho người khác trốn thuế đối với bà Trần Uyên Phương liên quan đến việc nhận chuyển nhượng 6 lô đất tại TP Thủ Đức, TP.HCM.
Đáng chú ý, bà Trần Uyên Phương từng tham gia góp vốn thành lập 11 doanh nghiệp, với đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản. Vốn điều lệ của mỗi doanh nghiệp này đều lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Tham vọng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản của gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát xuất hiện từ năm 2018 khi các thành viên trong gia đình ông Thanh bắt đầu thành lập các công ty bất động sản với vốn điều lệ lớn.
Đáng chú ý, hồi 2019-2020, gia đình Tân Hiệp Phát cũng từng chi hàng trăm tỷ thâu tóm đất vàng qua hình thức đấu giá tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cuối 2021, ông chủ Tân Hiệp Phát cũng là một trong số những đại gia tham gia đấu giá đất vàng Thủ Thiêm (TP.HCM).
4. Vụ án mới nhất
Vụ án mới nhất chính là vụ án liên quan đến việc bắt giữ cha con doanh nhân Trần Quí Thanh, chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Vụ án này đã được C01 (Bộ Công an) khởi tố từ tháng 3/2021.
Theo thông tin từ Bộ Công an, trước đó, vào tháng 10/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã nhận được đơn tố cáo của một số cá nhân tố cáo cha con ông Trần Quí Thanh và một số người khác thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP.HCM và Đồng Nai.
Tháng 12/2020, UBND TP.HCM nhận được đề nghị của Bộ Công an về việc ngăn chặn mọi biến động (bao gồm giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp...) và yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, pháp lý liên quan tới 33 thửa đất tại quận Bình Tân và thành phố Thủ Đức đều do bà Trần Uyên Phương đứng tên.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, theo yêu cầu của Bộ Công an, UBND tỉnh đã đề nghị các sở, ngành và UBND huyện Long Thành giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động đối với Công ty cổ phần bất động sản Minh Thành Đồng Nai và dự án khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành (do Công ty bất động sản Minh Thành Đồng Nai làm chủ đầu tư).
Các công ty và dự án bất động sản này tại tỉnh Đồng Nai cũng liên quan trong đơn tố cáo đối với gia đình ông Trần Quí Thanh và bà Trần Uyên Phương.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2022 Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án do hết thời hạn và cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan công tác giám định.
Và như Báo Thanh Niên đã thông tin, ngày 8/4/2023, C01 đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh và các con gái của ông này là bà Trần Uyên Phương, bà Trần Ngọc Bích.
Ngày 10/4/2023, C01 thi hành lệnh bắt tạm giam đối với các bị can Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương và tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 9 địa điểm đối với 3 bị can.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh đối mặt khung hình phạt nào?
Theo luật sư, ông Trần Quí Thanh và 2 con gái bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Với điều khoản bị khởi tố, 3 bị can đối mặt mức án từ 12 đến 20 năm tù.
Quá trình điều tra, cảnh sát xác định hành vi của Trần Quí Thanh cùng con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Với tội danh mới bị khởi tố, ông Trần Quí Thanh và 2 người con sẽ đối mặt với khung hình phạt nào?
Liên quan tới vấn đề này, một luật sư thuộc Đoàn luật sư TPHCM cho biết, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo đó, Điều 175 Bộ luật hình sự hiện hành quy định, hành vi thuộc mặt khách quan của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở thỏa thuận đã được cam kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
Tội Lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà vẫn thực hiện hành vi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt là tài sản của người khác và mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của người khác thành tài sản của mình.
Hậu quả của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Về hình phạt, Điều 175 Bộ luật Hình sự quy định mức hình phạt nhẹ nhất tại Khoản 1 điều này có hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc cải tạo không giam giữ từ 6 tháng đến 3 năm. Mức hình phạt cao nhất được quy định tại Khoản 4.
Theo đó, bị can Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Theo Khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Nguồn: https://dantri.com.vn/phap-luat/chu-tich-tap-doan-tan-hiep-phat-tran-qui-thanh-doi-mat-khung-hinh-phat-nao-20230410183411558.htm
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh là ai?
Ông Trần Quí Thanh (sinh năm 1953), tốt nghiệp kỹ sư cơ khí chế tạo máy tại Đại Học Bách Khoa năm 1978 và Tiến sĩ Quản Trị Kinh Doanh trường Southern California University.
Được thành lập từ năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1…
Trong năm 2014, Tân Hiệp Phát đạt khoảng 7.000 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 930 tỷ và lãi sau thuế 730 tỷ đồng.
Tân Hiệp Phát hiện sở hữu 4 nhà máy công suất hàng tỷ lít một năm, sản phẩm xuất khẩu đi 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông Trần Quí Thanh đặt mục tiêu đến năm 2023, công ty sẽ cán mốc doanh thu một tỷ USD (khoảng hơn 23 nghìn tỷ VNĐ).
Năm 2012, nếu như "gật đầu" thương vụ của Coca Cola, ông Trần Quí Thanh còn được cho là đã bước vào danh sách những người giàu có nhất hành tinh 11 năm về trước.
Hiện tại ông không hề sở hữu cũng như nắm giữ các chức vụ Chủ tịch hay Giám đốc của Tân Hiệp Phát. Cổ đông lớn nhất của tập đoàn là vợ ông - bà Phạm Thị Nụ, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.
Tân Hiệp Phát là công ty gì
Doanh nghiệp tỷ USD: Ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh và hai con gái là bà Trần Uyên Phương, bà Trần Ngọc Bích thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Trong đó, ông Thanh và bà Phương bị bắt tạm giam.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, đến nay có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh được thành lập từ năm 1994, tiền thân là nhà máy bia Bến Thành. Tân Hiệp Phát đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1…
Lâu nay, thành công của Tân Hiệp Phát luôn gắn liền với hình ảnh của ông Trần Quí Thanh. Đây là một trong số những doanh nhân hiếm hoi dùng hình ảnh của mình làm thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, ông Thanh lại không hề sở hữu cũng như nắm giữ các chức vụ của Tân Hiệp Phát.
Mới đây, ông Trần Quí Thanh đảm nhận chức vụ tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Ngoài ra, còn có ông Riddle David Charles (73 tuổi, quốc tịch Anh) làm phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật và bà Trần Ngọc Bích làm Giám đốc.
Tại thời điểm ngày 9/9/2022, Công ty Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ 1.706 tỷ đồng với các cổ đông, gồm bà Phạm Thị Nụ nắm 54,49% vốn điều lệ, bà Trần Uyên Phương nắm 29,38% vốn điều lệ, bà Trần Ngọc Bích nắm 16,12% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến ngày 22/9/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm còn 276 tỷ đồng nhưng các tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Thanh không thay đổi.
Người con duy nhất của gia tộc ông Trần Quí Thanh tên Trần Quốc Dũng không tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình mà lập công ty riêng, chuyên kinh doanh về collagen.
Ngoài nhà máy sản xuất chính đặt tại Bình Dương, các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát còn được sản xuất tại các công ty thành viên như Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Các công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh trực tiếp sở hữu thay vì do Công ty Tân Hiệp Phát góp vốn.
Năm 2014, Tân Hiệp Phát đạt doanh thu khoảng 7.000 tỷ đồng, lãi trước thuế 930 tỷ đồng và lãi sau thuế 730 tỷ đồng.
Năm 2019, chỉ riêng nhà máy tại Bình Dương, Tân Hiệp Phát đã ghi nhận doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.554 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 31/12/2019, quy mô vốn chủ sở hữu của công ty chỉ là 648 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lợi nhuận giữ lại chiếm phần lớn, đạt hơn 472 tỷ đồng.
Theo Bloomberg, trong năm 2019, ông Trần Quý Thanh cho biết đang tìm kiếm một đối tác chiến lược để có thể đầu tư 3 tỷ USD, giúp Tân Hiệp Phát trở thành một “Red Bull” tiếp theo trong khu vực. Đối tác mới bên cạnh việc phải chịu chi còn cần có “bí quyết trong ngành” hoặc hệ thống phân phối, chứ không chỉ là một nhà đầu tư cổ phần.
Lúc đó, Tân Hiệp Phát kỳ vọng sẽ tăng doanh thu gấp đôi, lên 1 tỷ USD trong vòng 5 năm tới và giá trị của doanh nghiệp có thể đạt 5 tỷ USD.
Kế hoạch mới của Tân Hiệp Phát diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp này đã rót 500 triệu USD cho 3 nhà máy, và dự kiến sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD nữa cho giai đoạn tiếp theo.
Trước đó, theo Forbes, Tân Hiệp Phát đã từ chối đề nghị hợp tác với giá trị đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD từ CocaCola với lý do hai bên có tầm nhìn khác nhau.
Trong một chương trình truyền hình có tên “The Successors” - Người kế nghiệp, bà Trần Uyên Phương - Phó Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã được gọi tên là “người kế nghiệp” của công ty này. Ông Trần Quí Thanh đã đặt mục tiêu cho người kế nghiệp của mình là đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2030.
Lấn sân qua bất động sản
Tích lũy nguồn tiền mặt lớn từ mảng đồ uống, gia tộc Trần Quí Thanh những năm gần đây bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với những động thái mạnh mẽ.
Tháng 6/2018, ông Trần Quí Thanh xuất hiện trong vai trò thành viên ban chấp hành Câu lạc bộ Bất động sản TPHCM, chia sẻ ý định sẽ dùng nguồn tiền dồi dào của mình để cùng hỗ trợ các hội viên khi họ thiếu vốn cho các dự án.
Trước đó, vào tháng 3/2018, giới chủ Tân Hiệp Phát đã thể hiện sự nhạy bén khi thành lập Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Với lượng tiền mặt lớn, Tân Hiệp Phát sở hữu một lợi thế đáng kể về nguồn lực để tham gia các thương vụ xử lý nợ xấu cho các ngân hàng, qua đó nhận về các tài sản bảo đảm mà phổ biến hơn cả là các bất động sản.
Đặt trụ sở chính tại số 194 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TPHCM), Công ty VNAMC có vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng, chia đều cho bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương. Trong đó, bà Trần Ngọc Bích đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc tại VNAMC.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi thành lập VNAMC, tháng 4/2019, gia đình ông Trần Quí Thanh thành lập liên tiếp hơn chục công ty có đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản, với tổng vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, hầu hết các pháp nhân bất động sản kể trên đều đã ngừng hoạt động và đóng mã số thuế.
"Khẩu vị" của Tân Hiệp Phát khi tiến vào lĩnh vực bất động sản cũng có nhiều khác biệt khi nhắm vào những khu đất Nhà nước hoặc ngân hàng mang ra đấu giá để tích lũy quỹ đất. Với chiến lược này, Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều lô “đất vàng” tại Đà Nẵng, TPHCM và Vũng Tàu.
Ngoài ra, bà Trần Ngọc Bích cũng đã chi cả trăm tỷ đồng để tham gia đấu giá các khu đất có vị trí đắc địa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, gia tộc Trần Quí Thanh liên tục dính lùm xùm trong nhiều vụ đấu giá đất, mua bán đất đai ở TPHCM, Đồng Nai…
Trên đây là những thông tin về bê bối của tập đoàn Tân Hiệp Phát do INVERT tổng hợp từ báo Tuổi trẻ online và VTC News. Những thông tin mới nhất sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật. Mời các bạn cùng đón xem nhé!
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập