Chính sách - Quản lý

Những điểm mới của luật lao động Việt năm 2022

Bộ luật lao động 2022 có một số điểm thay đổi so với Luật lao động năm 2012. Những điểm thay đổi trong Luật là điều rất nhiều người cần nắm bắt, đặc biệt là trong lao động. Hiện tại những thay đổi ở các điều Luật năm 2022 sẽ có quy định hàm ý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu như bạn muốn tìm hiểu rõ hơn thì cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

1. Quy định về độ tuổi nghỉ hưu

Độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật năm 2019 có quy định, người lao động nam sẽ có tuổi nghỉ hưu khi tròn 62 tuổi. Còn đối với lao động nữ, độ tuổi nghỉ hưu khi vừa tròn 60 tuổi. Tại Điều 69 của Luật lao động Việt Nam năm 2022 có quy định: “Tuổi nghỉ hưu của người lao động nằm trong điều kiện bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi 62 tuổi đối với lao động nam 2028 và nữ là 60 vào năm 2035”.

Vấn đề nghỉ hưu cho các lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc trong vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thì sẽ được nghỉ hưu không quá 5 tuổi. Nếu như so với Luật lao động năm 2021 thì Luật lao động năm 2022 đã có sự tăng độ tuổi nghỉ hưu lên đáng kể. Nhiều ngành nghề cụ thể có quy định về độ tuổi nghỉ hưu chính xác hơn.

2. Quy định mới trong ký kết hợp đồng

2.1 Không ký kết hợp đồng theo mùa vụ

Một điểm mới có lợi cho người lao động trong Luật lao động mới 2022 đã có sự thay đổi trong việc ký kết hợp đồng theo mùa vụ. Luật lao động 2022 không còn việc ký kết hợp đồng theo mùa vụ nữa mà thay vào đó là hai loại hợp đồng mới: không xác định thời hạn và có xác định thời hạn. 

Với điểm mới này trong ký kết sẽ hạn chế được nhiều nhược điểm như: lách luật để sử dụng lao động, ký hợp đồng thời vụ để không đóng bảo hiểm cho người lao động….

2.2 Hợp đồng lao động điện tử

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động và người sử dụng lao động, cộng với sự phát triển của công nghệ, việc ký kết hợp đồng điện tử sẽ được công nhận như việc ký kết hợp đồng bằng văn bản. Cụ thể hình thức này được quy định cụ thể tại Điều 14 của Bộ luật Lao động 2022. 

2.3 Quy định ký hợp đồng lao đồng nhiều lần với người cao tuổi

Theo Điều 149 Luật lao động quy định, cho phép người sử dụng lao động được ký kết hợp động lao động có xác định thời hạn với người lao động lớn tuổi. Bởi vì thường những người có bề dày kinh nghiệm làm việc sẽ có thể đáp ứng được vị trí chuyên môn cao. Điều Luật có thể giúp người lao động tận dụng người lao động để phát huy giá trị của họ. 

3. Không áp dụng thử việc với hợp đồng lao động dưới 1 tháng

Tại Khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao Động quy định rõ: “Không áp dụng thử việc với người lao động giao kết hợp đồng từ 1 tháng trở xuống”. 

4. Quy định mới về thời gian làm thêm và tiền lương

4.1 Đối với thời gian làm thêm (tăng ca)

Luật Lao Động năm 2022 đã có rất nhiều thay đổi về thời gian làm thêm. Tuy nhiên các quy định này vẫn đảm bảo nằm trong khuôn khổ. Theo Điều 107 của Bộ luật Lao động 2019 không có quy định về thời gian làm thêm trong năm. Có 1 điểm khác biệt giữa thời gian làm thêm tại luật Lao Động 2019 với 2012 đó chính là: “Số giờ làm thêm mỗi tháng tăng lên 40 giờ thay vì 30 giờ, cụ thể hơn đối với thời gian làm thêm lên đến 300 giờ một năm, chẳng hạn như sản xuất, gia công và xuất khẩu các sản phẩm như dệt, may, da, giày dép và các bộ phận, điện , linh kiện điện tử, chế biến nông, lâm, thủy sản; năng lượng, viễn thông, lọc dầu; cấp thoát nước”. 

4.2 Lao động nữ có con dưới 1 tuổi làm ca đêm

Nếu như trước đây, luật Lao động 2012 có yêu cầu cấm hành vi tăng ca đối với lao động nữ có con dưới 1 tuổi thì hiện tại bộ Luật lao động mới đã đáp ứng nhu cầu của người lao động về nhu cầu kiếm thêm thu nhập. Có nghĩa người lao động nữ sẽ được phép tham gia lao động tăng ca đêm, đi công tác xa nếu người này đồng ý khi con dưới 12 tháng.

5. Quy định trường hợp nghỉ việc riêng nhưng sẽ hưởng nguyên lương

Tại Điều 115 của bộ luật Lao Động 2022 quy định bổ sung trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết. Người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày có lương như trường hợp bố, mẹ đẻ của chồng hoặc vợ chết. 

6. Điểm mới về chấm dứt hợp đồng lao động

Trong quá trình làm việc có thể sẽ xảy ra bất đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó bộ luật lao động mới 2022 có quy định người lao động sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động chỉ cần báo trước 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn và 45 ngày đối với hợp đồng không thời hạn. 

Ngoài ra trong luật còn có quy định người lao động hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không có nghĩa vụ phải báo trước theo các yêu tố như sau: “Không được bố trí phù hợp với công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc theo thỏa thuận; Không thanh toán đầy đủ hoặc đúng hạn; Bị người sử dụng lao động bắt nạt, đánh đập, chửi bới hoặc hành động gây tổn hại đến sức khỏe, nhân phẩm hoặc danh dự, cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; Người lao động có thai phải nghỉ việc; – đủ tuổi nghỉ hưu, trừ khi các bên có thỏa thuận khác”.

7. Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 có nhiều nội dung mới đáng chú ý đối với người lao động và người sử dụng lao động
Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 có nhiều nội dung mới đáng chú ý đối với người lao động và người sử dụng lao động

Trên đây là một số điểm thay đổi về Luật lao động Việt Nam 2022 so với Luật lao động năm 2012 và năm 2019. Với những sự thay đổi mới này nó sẽ có ý nghĩa to lớn đối với quyền, nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Bạn cần tham khảo chi tiết để có thể nắm bắt được nội dung về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. 

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh