Chính sách - Quản lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được xây dựng và ban hành với mục tiêu tổng quát là hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt và phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đạt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4.

Với 10 chương, 218 điều, trong đó, có 5 cải cách quan trọng nhất của Luật gồm:

Thứ nhất, cắt giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường. Luật bãi bỏ thủ thục thông báo mẫu dấu, đồng thời quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu “số” thay cho dấu “truyền thống”. Thiết lập cơ chế đăng ký kinh doanh qua mạng thông tin điện tử với bộ hồ sơ điện tử mà không phải nộp thêm bộ hồ sơ giấy như hiện nay.

Thứ hai, nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp và nâng cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và phổ biến.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có sở hữu nhà nước.

Thứ tư, thúc đẩy phát triển thị trường vốn nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho sản xuất, đầu tư kinh doanh.

Thứ năm, tạo thuận lợi hơn cho tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp.

Về Luật Đầu tư năm 2020

Ông Quách Ngọc Tuấn, Vụ phó Vụ Pháp chế cho biết, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được xây dựng và ban hành với mục tiêu nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Luật có 7 Chương với 77 Điều và 4 Phụ lục, gồm những nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các Luật có liên quan; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư; về quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do quy định thiếu đồng bộ về thời điểm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, khoản 3 Điều 75 của Luật này sửa đổi Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2020.

Để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ phân công soạn thảo 7 nghị định.

Về Luật PPP

Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu cho biết, ngày 18/6/2020, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14. Luật được xây dựng và ban hành với quan điểm, mục tiêu, cụ thể là:

Thứ nhất, ban hành một đạo luật riêng để bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP, tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các luật khác.

Thứ hai, việc xây dựng khung pháp lý có hiệu lực cao hơn, ổn định hơn giúp tránh được các rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp thay đổi chính sách.

Thứ ba, Luật PPP hoàn thiện các cơ chế tổng thể bao gồm các các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía nhà nước cho nhà đầu tư để tăng tính hấp dẫn của dự án, thu hút đầu tư mạnh mẽ cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công.

Luật PPP gồm 10 nội dung, bao gồm: Về lĩnh vực đầu tư; Về quy mô đầu tư; Về phân loại dự án PPP và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; Về Hội đồng thẩm định dự án PPP; Về vốn nhà nước trong dự án PPP; Về lựa chọn nhà đầu tư; Về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu; Về huy động vốn của doanh nghiệp dự án; Về Kiểm toán Nhà nước đối với dự án PPP; Về Dự án BT.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email