Ở mỗi giai đoạn hình thành và phát triển lịch sử đều có những phương thức sản xuất riêng, đặc điểm riêng để tạo ra của cải vật chất. Vậy phương thức sản xuất là gì? Các loại phương thức sản xuất? Sự tồn tại của con người với và phát triển xã hội với phương thức sản xuất?
Mục lục bài viết [Ẩn]
1. Phương thức sản xuất là gì?
Phương thức sản xuất (tiếng Đức: Produktionsweise) là quá trình, cách thức con người sản xuất ra vật chất trong giai đoạn lịch sử của xã hội loài người. Khi sản xuất thì con người đã xác định được mục đích và tiến hành theo một quy trình nhất định đó chính là phương thức sản xuất. Con người thực hiện được quá trình sản xuất ra vật chất ở mỗi giai đoạn lịch sử chính là phương thức sản xuất.
Theo triết học mác lênin, phương thức sản xuất là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx, là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
Mỗi giai đoạn lịch sử đều có một phương thức sản xuất riêng, ở xã hội nguyên thủy có phương thức sản xuất là những kĩ thuật đánh bắt tự nhiên ở mức độ vũ khí còn thô sơ, chưa có sự sáng tạo, không đòi hỏi công nghệ. Trong xã hội hiện đại, mỗi phương thức sản xuất có sự yêu cầu cao hơn, yêu cầu phải có trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc lâu năm, thì mới được tuyển vào các công ty, doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.
5 phương pháp sản xuất cơ bản: MTS, MTO, ATO, CTO, ETO để áp dụng cho hoạt động sản xuất
Ví dụ về phương thức sản xuất trong triết học: Phương thức sản xuất của xã hội phong kiến ở Việt Nam là phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dùng sức người, kết hợp cùng với những công cụ thô sơ như: cuốc, xẻng,… cày thì dùng trâu. Do đó năng suất thu hoạch không được cao ,sản phẩm làm ra ít thông qua trao đổi mua bán. Đây là nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ, năng xuất thu hoạch không được cao và nó quyết định đến tính chất của xã hội Việt Nam bấy giờ là: xã hội phong kiến; kết cấu giai cấp gồm 2 giai cấp chủ yếu là địa chủ và nông dân, mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội cũng là giữa địa chủ và nông dân với sự bóc lột của địa chủ với nông dân bằng địa tô phong kiến.
2. Vai trò của phương thức sản xuất
Mỗi giai đoạn lịch sử đều có một phương thức sản xuất riêng và phương thức sản xuất vật chất là một động lực quyết định của sự phát triển xã hội loài người
Để tiến hành được quá trình sản xuất, con người phải thiết lập các mối quan hệ với nhau đó được gọi là qua hệ sản xuất và dưa trên cơ sở những mối quan hệ này có thể làm phát sinh các mối quan hệ xã hội khác.
Trong quá trình sản xuất con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời còn làm biến đổi cả con người, sản xuất không ngừng phát triển, nó quyết định sự biến đổi, phát triển mọi mặt về đời sống xã hội, quyết định sự phát triển từ thấp đến cao.
Như vậy phương thức sản xuất nó tác động đến sự phát triển của đời sống xã hội, nhờ đó mà có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn so với phương thức sản xuất phong kiến với trình độ lao động thủ công, hình thức tổ chức kinh tế còn hạn chế. Vì vậy các thời đại kinh tế khác nhau không chỉ dựa trên hình thức sản xuất mà còn dựa trên cách cải tiến như thế nào, với công cụ máy móc gì.
Mỗi xã hội đều có một phương thức sản xuất riêng biệt nhất định. Sự thay đổi của các phương thức sản xuất nó quyết định sự phát triển và tồn tại của loài người từ thấp tới cao. Phương thức sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với nhau ở một trình độ nhất định.
3. Các giai đoạn phát triển của phương thức sản xuất
Xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử đã trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau, đó là:
- Phương thức cộng sản nguyên thủy: Là phương thức sản xuất đầu tiên của loài người, lực lượng sản xuất ở trình độ hết sức thấp kém và sản xuất không có sản phẩm, lao động của con người dựa trên tính tập thể.
- Phương thức sản xuất châu Á: Là quá trình sản xuất không có tư hữu, không có sự phân chia giai cấp rõ rệt, vì sự đối kháng của giai cấp và sự bóc lột sức lao động là người với người.
- Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ: Là sản xuất ra sản phẩm cho chủ nô bằng cách bóc lột trực tiếp sức lao động và đối xử tàn nhẫn với những người nô lệ thuộc quyền sở hữu của chủ nô.
- Phương thức sản xuất phong kiến: Là phương thức dựa trên chế độ sở hữu phong kiến về tư liệu sản xuất, chủ yếu về ruộng đất là bóc lột sức lao động thân thể của người dân. Nông dân canh tác với công cụ sản xuất thủ công, không có trình độ chính vì vậy mà không có năng xuất.
- Phương thức sản xuất tư bản: Là cách thức sản xuất tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột các nô lệ, nó ra đời thay cho phương thức sản xuất phong kiến.
- Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: Là cách thức xây dựng nền sản xuất theo hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra những lực lượng sản xuất tiên tiến phù hợp với thời đại.
- Phương thức sản xuất cộng sản: Lực lượng sản xuất phát triển có trình độ cao so với tư bản chủ nghĩa, chế độ sở hữu tư liệu đã được xác định, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu, sản xuất cộng sản nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mọi thành viên trong xã hội.
4. Các phương thức sản xuất phổ biến
Hiện nay, xã hội loài người thường sử dụng 4 phương thức sản xuất phổ biến dưới đây:
- Phương thức sản xuất là nguồn động lực để con người tách ra khỏi thế loài vật, là yếu tố cơ bản để phân biệt động vật với con người.
- Phương thức sản xuất là sự tồn tại và phát triển của loài người. Muốn tồn tại và phát triển đầu tiên con người phải nắm rõ được tư liệu vật chất, để hiểu được thì con người phải nhờ vào quá trình sản xuất vật chất .
- Phương thức sản xuất là người động lực cho sự phát triển và thay đổi chế độ xã hội, quá trình sản xuất không ngừng phát triển nó làm tác động đến phương thức sản xuất làm cho xã hội ngày càng phát triển và vươn xa hơn.
- Phương thức sản xuất là cơ sở tiền để cho các mối qua hệ xã hội.
Trên đây là một số thông tin, nội dung trả lời cho câu hỏi phương thức sản xuất là gì? Hy vọng qua những nội dung này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương thức sản xuất cũng như các phương thức sản xuất phổ biến hiện nay.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập