Wiki

Drama là gì? Các thể loại drama trên mạng xã hội hiện nay

Drama là thuật ngữ phổ biến đối với giới trẻ, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Do đó, hãy cùng INVERT tham khảo ngay bài viết sau, để giải đáp thắc mắc và biết được các thể loại drama hiện nay.

Drama là gì? Drama tiếng Anh là gì?

"Drama" trong tiếng Anh có nghĩa là "kịch", thường được hiểu là các vở kịch hoặc phim chính kịch. Hoặc đơn giản là câu chuyện có cốt truyện dài, phức tạp và kịch tính, thường có sự phát triển tâm lý của nhân vật và cao trào mâu thuẫn.

Nguồn gốc và ý nghĩa của từ Drama

"Drama" thực sự đã được sử dụng từ thời Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "hành động". Từ này được nhà hiền triết Aristoteles sử dụng trong tác phẩm "Poetics" (Nghệ thuật Thi ca) từ thế kỷ IV TCN. Ông cho rằng "drama" là kịch, một dạng tác phẩm thơ mộng có tính "hành động".

Drama có nghĩa là gì? Như đã giải thích ở trên, drama là thể loại nghệ thuật tập trung vào tình huống kịch tính và mối quan hệ giữa nhân vật.

Cách hiểu từ drama trên nền tảng mạng xã hội

1. Drama trên Facebook là gì?

Drama là một thuật ngữ được nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng trên Facebook để chỉ những tình huống trớ trêu, bất ngờ, kết hợp với các yếu tố hài hước. Ngoài ra, "drama" thường được sử dụng để miêu tả các câu chuyện phơi bày, bóc phốt các scandal có tác động đến cộng đồng và xã hội.

2. Drama là gì trên TikTok?

Trên TikTok, "drama" là một từ lóng thường được sử dụng để miêu tả các tình huống, câu chuyện hoặc mâu thuẫn giữa các người dùng trên nền tảng. Bao gồm các yếu tố hài hước hoặc gây tranh cãi.

Drama có thể là những cuộc tranh luận về chủ đề nóng hổi, được lan truyền chóng mặt và thu hút sự chú ý của cộng đồng.

3. Drama là gì trong anime?

Trong thể loại anime, "drama" được sử dụng để chỉ các tác phẩm hoạt hình có nội dung tập trung vào các tình huống xúc động, cảm động và thường có tính nhân văn cao. Các bộ anime drama thường có những cốt truyện phức tạp, các nhân vật được xây dựng đầy đủ tính cách và thường đưa ra những thông điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.

4. Drama là gì trong showbiz?

Drama trong showbiz là những tình huống trớ trêu, éo le của các ngôi sao như diễn viên, ca sĩ, người mẫu. Đây có thể là các câu chuyện được tạo dựng có chủ đích hoặc là các tình huống có thật nhằm tạo ra làn sóng dư luận khiến cho vấn đề đó trở nên nổi bật hơn.

Ví dụ: Khán giả bóc phốt ca sĩ A không chung thủy, cặp bồ, dùng hàng fake (hàng giả).

5. Drama là gì trong giới trẻ?

Trong giới trẻ, drama được hiểu là những scandal ảnh hưởng đến xã hội và được nhiều người quan tâm. Những câu chuyện này thường là những tình huống gây sốc, khó tin trong đời tư của người nổi tiếng hoặc người bình thường. Drama cũng hiểu là sự bóc phốt, phanh phui sự thật bị giấu kín.

6. Hóng drama là gì?

"Drama" hay còn gọi là "hóng" drama là việc theo dõi, hứng thú và tham gia vào những câu chuyện, tình huống nổi bật trên mạng xã hội. Hoặc trong cuộc sống đời thường, liên quan đến một người hay một số người nào đó.

7. Hít drama là gì?

Thuật ngữ "hít drama" được hiểu là việc hóng, thưởng thức, và thảo luận về các câu chuyện, chủ đề nóng hay scandal trên mạng xã hội. Từ này dùng để chỉ việc tìm hiểu, theo dõi các tin tức mới nhất về nhân cách hay đời sống tình cảm của người nổi tiếng.

Một số nghĩa phổ biến của Drama

1. Drama tính kịch

Drama có nghĩa là "tính kịch" khi một câu chuyện có thật trong cuộc sống nhưng lại nghe như đang kể một câu chuyện hư cấu. Cách diễn đạt này đang trở nên phổ biến hơn cùng với sự phát triển của Internet, đặc biệt trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, và Tiktok...

Ví dụ: Drama trong chương trình “The Face Việt Nam” là một trong những yếu tố thu hút lượng xem của khán giả.

2. Drama truyện

Từ Drama thường được sử dụng trong Anime và Manga của Nhật Bản để chỉ các câu chuyện tập trung vào thể loại bi kịch, trinh thám, tình cảm... Thể loại này thường xoay quanh cuộc đời của một nhân vật cụ thể. Nhằm để tạo ra những cảm xúc khác nhau cho người xem về cuộc sống hay những trải nghiệm của nhân vật đó.

Ví dụ: Một số truyện Drama nổi tiếng của Nhật Bản từng là cả một bầu trời tuổi thơ của nhiều người: Vua Hải Tặc, Bảy Viên Ngọc Rồng, Đôrêmon, …

3. Drama phim nhiều tập

Phim Drama là gì? Drama Phim nhiều tập là một thể loại phim truyền hình có nhiều tập liên tiếp nhau và kéo dài. Thể loại này thường xoay quanh các câu chuyện đầy tình cảm, bi kịch, hành động, hoặc tâm lý xã hội.

Ví dụ: Một số bộ phim Drama nhiều tập nổi tiếng như: "Friends", "Game of Thrones", "Breaking Bad", "The Sopranos", "Lost", và "Grey's Anatomy".

4. Drama Hài kịch

Thể loại drama hài được đặc trưng bởi nội dung nhẹ nhàng, hài hước và mang tính đời thường, thường kết thúc có hậu. Những tình huống oái oăm được đưa vào để tạo ra tiếng cười, buộc các nhân vật phải có những hành động, xử trí hài hước và đôi khi châm biếm nhân vật nào đó.

5. Drama Bi kịch

Drama bi kịch là một thể loại phim, vở kịch hoặc truyện tranh thường tập trung vào những câu chuyện nghiêm trọng, đầy cảm xúc và thường có kết thúc bi thảm cho nhân vật chính. Thể loại này thường đề cập đến những chủ đề như tình yêu, gia đình, xã hội và thậm chí là chính trị.

6. Drama Hài kịch phóng đại

Drama hài kịch phóng đại là thể loại drama mang tính giải trí, thường sử dụng các tình huống, nhân vật và diễn biến đời thường. Thường được phóng đại lên để tạo ra hiệu ứng hài hước và gây cười.

7. Drama Opera

Thể loại Drama Opera kết hợp giữa phim và kịch được trình diễn trên sân khấu với sự kết hợp của bài hát, âm nhạc, khiêu vũ và múa để thay thế cho các đoạn đối thoại bằng lời nói. Opera có thể là hài kịch, bi kịch hoặc chính kịch.

8. Drama tuồng/chèo

Đây là loại hình nghệ thuật kịch truyền thống của Việt Nam tái hiện các câu chuyện và nhân vật trong văn học hoặc lịch sử thông qua đối thoại và câu thơ, cũng như giọng nói đặc trưng của từng thể loại, với cốt truyện, diễn biến tâm lí nhân vật và cao trào đến cao trào,...

Những cách sử dụng "Drama" phổ biến khác

Những cách mà mọi người sử dụng từ Drama:

1. Web Drama

Web Drama là một thể loại phim ngắn, thường có độ dài từ 10-30 phút và được sản xuất và phát hành trực tuyến trên các nền tảng video như YouTube. Nội dung xoay quanh những vấn đề thường ngày của cuộc sống, tình yêu, gia đình, bạn bè.

Với sự phát triển của công nghệ và Internet, web drama đang trở thành một xu hướng mới trong ngành công nghiệp giải trí và được yêu thích bởi giới trẻ hiện nay.

2. K-drama là gì?

K-drama là tên gọi viết tắt của Korean drama, có nghĩa là phim truyền hình Hàn Quốc. K-drama là một thể loại phổ biến trong ngành công nghiệp giải trí của Hàn Quốc và đã thu hút được đông đảo người xem trên toàn thế giới.

Ví dụ: Phim Penthouse – Cuộc chiến thượng lưu, You and I, Sons and Daughters,...

3. C-drama là gì?

C-drama là phim truyền hình tiếng Hoa, thường được gọi là phim Tàu, sản xuất tại các quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Hoa. Phân loại theo khu vực sản xuất, mỗi nơi có phong cách quay phim và biên tập khác nhau.

4. Drama Club

Drama Club là một tổ chức phi lợi nhuận được hình thành bởi những người yêu thích nghệ thuật diễn xuất. Nhằm tạo ra một môi trường giao lưu, học hỏi và phát triển các kỹ năng về Drama.

Câu lạc bộ Drama Club gồm các thành viên có cùng đam mê và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng và kỹ năng của mình để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật đẹp mắt và ấn tượng.

5. Drama cẩu huyết

"Cẩu huyết" là một thuật ngữ được sử dụng trên mạng xã hội, còn được gọi là "máu chó" trong Tiếng Việt, để chỉ các yếu tố quá phi lý thường xảy ra trong cuộc sống. Drama cẩu huyết là một thể loại truyện kể với nội dung bi thương, đau đớn, với những tình tiết thảm khốc hoặc không logic.

6. SBS Drama Awards

SBS Drama Awards là một lễ trao giải do đài truyền hình Seoul Broadcasting System (SBS) tổ chức hàng năm. Nhằm để tôn vinh những thành công và đóng góp của các nghệ sĩ, diễn viên và nhà làm phim trong các bộ phim truyền hình của SBS.

Lễ trao giải SBS Drama Awards được tổ chức từ năm 1993. Đây là một trong những sự kiện được mong đợi nhất của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc.

7. Drama Queen và Drama King

"Drama Queen" và "Drama King" là các từ lóng được sử dụng để chỉ những người hay tạo ra những tình huống căng thẳng, tranh cãi và drama (sự việc gay cấn, náo nhiệt) trong cuộc sống hoặc trong mối quan hệ của họ.

Tuy nhiên, cả hai từ này có thể được sử dụng với ý nghĩa tích cực, chỉ những người có khả năng diễn xuất tốt hoặc làm cho một tình huống trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

Lý do drama luôn thu hút người xem và bạn đọc

Những lý do drama luôn thu hút người xem và bạn đọc:

  • Nội dung độc đáo và mới lạ, chú trọng vào mọi khía cạnh của đời sống.
  • Bối cảnh đẹp mắt với kỹ xảo điện ảnh và đồ họa được chăm chút.
  • Diễn viên chuyên nghiệp và nhân vật được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo tính xác thực.
  • Sự kịch tính cao, đẩy cảm xúc của người xem lên cao trào trong từng tập phim.

Tạo drama, làm nhục người khác có bị xử lý?

Trên các mạng xã hội, việc tạo ra drama hay theo dõi drama là hoạt động phổ biến. Tuy nhiên, nếu người tham gia vào các hoạt động này không kiềm chế được hành vi và cảm xúc của mình, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm xử lý hành chính hoặc hình sự tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm. Cụ thể:

Theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020 của Chính phủ sẽ phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Mức phạt này được áp dụng đối với tổ chức. Nếu là cá nhân thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo Điều 4 Nghị định 15/2020 của Chính phủ).

Nếu hành vi vi phạm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác.

Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạt tù từ 03 tháng - 02 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Phạm tội 02 lần trở lên

- Đối với 02 người trở lên

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

- Đối với người đang thi hành công vụ

- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình

- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 - 05 năm nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Qua những thông tin trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc drama là gì. Từ đó, giúp bạn đọc biết cách sử dụng cũng như hiểu thêm về các khái niệm liên quan đến thuật ngữ này trong cuộc sống.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: drama trên facebook la gìhóng drama la gìdrama tiếng anh là gìdrama tiếng việt nghĩa la gì
Đồng Phục Trang Anh

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh