Chỉ cần gõ từ khóa “mua bán nhà” trên google, chỉ sau 1,51 giây đã cho 315 triệu kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, những thông tin mua bán này có đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, đúng thực tế hay không thì vẫn luôn là câu đố dành cho nhiều người đang có nhu cầu mua nhà. Tin tức mua bán nhà ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn
Tìm kiếm trên Google
- Hiện nay có rất nhiều thông tin mua bán nhà được đăng trên mạng internet mà độ thực hư dễ khiến người tìm kiếm bị lạc vào “ma trận”. Thông tin thiếu chính xác đến từ cả hai phía người bán và người mua.
- Về phía người đăng tin có thể kể đến những hiện tượng như tin giả mạo, đăng tin là chính chủ nhưng đến hơn 90% là môi giới, đăng tin nhà một nơi nhưng địa chỉ thực tế lại một nẻo, hình ảnh thực tế khác xa với quảng cáo, giá đăng bán thấp nhưng khi liên hệ đến mua thì được báo là “đã bán”, giấy tờ ảo như sổ đỏ làm giả hoặc sổ đã cầm cố…
- Không chỉ có bên bán mà ngay cả bên mua nhiều khi cũng không đúng, người muốn bán nhà có khi phải qua nhiều “cầu” mới dẫn đến người mua thật.
- Thậm chí ngay cả giao dịch cũng có thể là ảo khi thực tế chỉ là màn kịch lừa đảo, không có nhu cầu mua bán thật.
Làm sao kiểm chứng thông tin để mua bán nhà chính xác, an toàn?
Tình trạng “thông tin bất cân xứng” (information asymmetry) diễn ra khi cả người mua và người bán thật khó có phương thức để xác định được tính chính xác của nguồn thông tin - khi thông tin đó đa phần đến từ môi giới muốn tìm kiếm khách hàng và một phần không nhỏ là các vụ lừa đảo.
Áp dụng công nghệ cao trong mua bán Bất động sản có thực sự an toàn?
Đưa ra giải pháp cải thiện tình hình này, ông Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE khu vực Châu Á cho rằng: “Sự thiếu minh bạch của thị trường Bất động sản khiến khách hàng thật trở thành nạn nhân. Tại thị trường phát triển như Mỹ, hiện tượng này không còn tồn tại, nhờ vào sự đóng góp của công nghệ số. Ứng dụng công nghệ vào Bất động sản đã giúp cho thông tin đáng tin cậy hơn nhiều và nhờ vậy, giao dịch mua bán trở nên an toàn hơn”.
Nhằm hạn chế tình trạng mua bán nhà ảo, trên thị trường hiện nay đã có không ít các doanh nghiệp địa ốc đưa ứng dụng công nghệ vào quá trình hoạt động. Công nghệ 4.0 kết hợp với trí tuệ nhân tạo đã hỗ trợ tích cực trong việc quản lý lượng dữ liệu (big data). Khi cài ứng dụng (app) vào điện thoại, khách dễ dàng đăng tin bán nhà và được cập nhật liên tục các thông tin trực tiếp từ khách xem nhà. Những thông tin cụ thể, giá trị và hữu ích này giúp khách hàng tham khảo cặn kẽ trước khi quyết định mua bán nhà đất.
Tuy vậy phương thức này cũng không hoàn toàn đáng tin cậy bởi nhược điểm lớn nhất của trí thông minh nhân tạo là không thể nhận dạng hoặc xác minh thông tin thật về nhà chính chủ và giấy tờ pháp lý. “Khi đã quá mệt mỏi với mớ thông tin rao bán nhà ảo, tôi cũng tìm đến các công ty BĐS tự xưng là công nghệ, nhưng vẫn không khá hơn là mấy. Bởi, khi thông tin đầu vào vẫn là ảo, thì công nghệ chẳng qua chỉ là một chiêu trò quảng cáo mà thôi”. Ông Anh Tú – Công ty Giám Định NSC – Quận 1, TpHCM, người đã mất hơn 6 tháng để tìm mua nhà cho hay.
- Vì vậy, trên thực tế có 100% người mua nhà lần đầu gặp rắc rối; 20% người mua nhà bị mất tiền cọc; 30% mua hớ giá; 35% mua phải nhà đang bị tranh chấp hoặc vướng quy hoạch.
- Đó là chưa kể đến những vụ lừa đảo như một căn nhà bán cho nhiều người, làm giả sổ hồng, sổ hồng thế chấp vẫn mang ra bán… làm người mua khốn đốn.
- Ở một khía cạnh khác, chủ nhà cũng bị dàn cảnh để bị đền cọc hàng trăm triệu, bị đóng giả người mua để ép giá, hoặc bị lừa mất nhà và vướng vào kiện cáo, tranh chấp triền miên.
Vì vậy để tránh các trường hợp rủi ro khi đầu tư Bất động sản thì quý khách vui lòng để lại thông tin để chúng tôi tư vấn rõ ràng hơn về kiến thức thị trường .
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập
Bình luận (1)
# 14 Tháng Ba, 2019
Bài viết khá chính xác với thực tế