Trong địa lý, đường chuyển ngày quốc tế được quy định là gì? Cùng đội ngũ Invert khám phá ngay những thông tin về đường chuyển ngày quốc tế trong nội dung của bài viết dưới đây!
Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là gì?
Đường chuyền ngày quốc tế đi qua giữa múi giờ số 12 (+12) hay đường đổi ngày quốc tế là đường tưởng tượng được sử dụng để làm ranh giới giữa 2 múi giờ cụ thể là UTC+14 và UTC-12. Đường này đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh đông, bắt đầu tư Bắc Cực, đi qua eo biển Berin và Thái Bình Dương bắc đến Nam Cực. Đường chuyển ngày quốc tế đã được quy định rất rõ ràng bởi Hội nghị quốc tế về kinh tuyến được họp vào năm 1884 tại Washington.
Trên thực tế, đường đổi ngày quốc tế này không hẳn là một đường thẳng chạy dọc theo kinh tuyến 180 độ mà là một đường dạng gấp khúc để đảm bảo rằng trên 1 quốc gia sẽ chỉ được tính là 1 ngày chứ không vì múi giờ mà khiến 1 quốc gia có 2 ngày cùng tính.
Theo quy định quốc tế, những phương tiện giao thông nào đi qua đường đổi giờ này thì sẽ phải thay đổi ngày tháng. Cụ thể, nếu đi từ bán cầu tây qua bán cầu đông thì sẽ phải đi qua đường đổi giờ này và sẽ phải đổi ngày, tăng lên một ngày theo trên thiết bị ngày tháng. Ngược lại, nếu đi từ bán cầu đông qua bán cầu tây thì sẽ phải giảm bớt một ngày.
Cách chỉnh đồng hồ phù hợp cho những người đi vòng quanh thế giới
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về đường chuyển ngày quốc tế được quy định là gì, hãy tham khảo ngay những kiến thức về cách thay đổi thời gian khi di chuyển qua đường này dưới đây!
Những người đi từ phía tây qua phía đông sẽ cần:
- Lùi 2 giờ cho 15 độ kinh độ
- Thêm 24 giờ khi đi ngang qua đường đổi ngày quốc tế
- Những người đi từ phía đông qua phía tây sẽ cần:
- Thêm 1 giờ cho mỗi 15 độ kinh độ khi đi qua
- Lùi 24 tiếng khi đã đi ngang qua đường chuyển giờ
Nếu không điều chỉnh giờ thì thời gian sẽ không được chính xác với giờ địa phương làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc của chính người đi qua đường chuyển giờ này vì 2 khung giờ chỉ cách nhau trong vài mét.
Những thông tin cơ bản về đường chuyển giờ quốc tế
Như đã đề cập trước đó, đường chuyển giờ quốc tế là đường ranh giới giữa hai múi giờ UTC+14 và UTC-12. Điều này có nghĩa là 2 đường này sẽ ngăn cách 2 địa phận có thời gian cách nhau 24 giờ. Để hiểu rõ đường này, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây!
Hiểu về thời gian trên trái đất
Theo các nghiên cứu về hiện tượng ngày và giờ trên trái đất thì vào khoảng thời gian từ UTC+10 đến 11:59 UTC vào mỗi ngày thì các địa điểm khác nhau trên trái đất sẽ ghi nhận 3 ngày khác nhau. Điều này có nghĩa là ở quốc gia này có thể là ngày 23 nhưng quốc gia khác đã là ngày 24 và có địa phận khác đang bước sang ngày 25 của tháng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ có 2 ngày trên thế giới được ghi nhận tại địa điểm có cư dân còn múi giờ hàng hải UTC−12 được ghi nhận là không có người sống ở khu vực có khoảng thời gian này.
Đường đổi ngày đơn phương là gì?
Hiện nay, các chuyên gia địa lý còn sử dụng thuật ngữ đường đổi ngày đa phương, đường đổi ngày đơn phương tùy vào vị trí cụ thể của đường đổi ngày quốc tế. Cụ thể, đường đổi ngày đơn phương sẽ được hiểu đơn giản là việc xác định múi giờ đơn phương của mỗi nước sao cho có sự thống nhất thời gian trong một quốc gia. Vì vậy, múi giờ này sẽ chỉ có hiệu lực trên lãnh hải và lãnh thổ của họ. Đường đổi giờ này sẽ dựa trên luật pháp riêng của từng quốc gia chứ không dựa trên luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, múi giờ của quốc gia cũng sẽ không có hiệu lực trên hải phận quốc tế.
Đường đổi ngày đa phương là gì?
Đường đổi ngày đa phương được hiểu là đường đổi ngày được thiết lập trên hiệp định quốc tế, khác với đường đổi ngày quốc tế đã được quy định trước đó vì đường này được quy định bởi Hội nghị Anh-Pháp về định giờ trên biển được quy định từ năm 1917. Do đó, đường này còn được biết đến với tên gọi khác là đường đổi giờ hàng hải vì quy định các múi giờ trên địa phận hàng hải.
Với đường này, các tàu thuyền sẽ được khuyến nghị chuyển giờ theo thời gian tiêu chuẩn của quốc gia cho đến khi đi hết vùng hải phận 12 hải lý đã được quy định của quốc gia đó để phù hợp với thời gian địa phương. Sau khi đi khỏi vùng hải phận này thì những người di chuyển trên biển nên đổi lại thời gian theo múi giờ đa phương để thuận tiện trong việc truyền phát tín hiệu.
Với những thông tin chia sẻ nêu trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được đường chuyển ngày quốc tế được quy định là gì. Từ đó có thêm những kiến thức hữu ích về các múi giờ và sự thay đổi múi giờ trên thế giới.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập