Theo dự báo của các chuyên gia, phân khúc đất nền ở TP.HCM và các tỉnh giáp ranh sẽ tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu trong năm 2023.
Ghi nhận từ quý 1/2023 đến nay, mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền của nhà đầu tư đã bật tăng trở lại nhanh chóng, trong khi nhiều phân khúc vẫn đang tìm giải pháp phục hồi. Các chuyên gia bất động sản (BĐS) dự báo, phân khúc đất nền có thể tiếp diễn các cơn sốt cục bộ trong năm 2023, giúp thị trường BĐS nói chung sôi động trở lại.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, về cơ bản, thị trường đất nền vẫn đang có dư địa phát triển lớn, nhất là tại những khu vực, địa phương có sự phát triển mạnh của hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cao. Vì vậy, trong 2 quý 1 và 2/2023, nhu cầu mua đất nền làm tài sản vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu, nhất là khi nguồn cung trên thị trường sụt giảm mạnh bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.
“Với kịch bản nguồn cung sản phẩm còn tiếp tục khan hiếm, lực cầu tốt, sự nóng lên của thị trường BĐS nói chung, phân khúc đất nền trong nửa đầu năm 2023 là có cơ sở. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp, nhà đầu tư không thể bỏ tiền để kinh doanh các loại hình khác, đất nền vẫn có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc đầu tư vốn thật, hạn chế sử dụng các nguồn vay vốn tín dụng, để hạn chế rủi ro", ông Nguyễn Văn Đính cho hay.
Số liệu khảo sát của DKRA Việt Nam cho thấy, phân khúc đất nền trong năm 2023 tại thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 46 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 6.220 sản phẩm. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 4.697 nền, tương đương 76% nguồn cung mới. Mặc dù có sự sụt giảm so với năm trước, nhưng nhìn chung thị trường đất nền vùng phụ cận tiếp tục chiếm giữ vị thế chủ lực trong tổng nguồn cung mới, do quỹ đất tại TP.HCM ngày càng khan hiếm. Đơn cử, Long An và Đồng Nai là 2 tỉnh dẫn đầu nguồn cung toàn thị trường với khoảng 68% tổng nguồn cung mới.
Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển DKRA Việt Nam cho rằng, thị trường BĐS sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế nói chung. Dự báo, năm 2023, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền có thể phục hồi và tăng so với năm 2023, tập trung chủ yếu ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong khi TP.HCM tiếp tục duy trì sự khan hiếm. Đất nền tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu.
Hiện tại, Nhà nước đang kiểm soát tốt những yếu tố gây "sốt" hoặc bong bóng BĐS như chính sách tài chính (ngân hàng cho vay và các biện pháp về thuế), kiềm chế lạm phát, lãi suất và giá trị đồng nội tệ ổn định trong mấy năm qua, kênh đầu tư thay thế BĐS cũng đa dạng hơn. Mặc dù vậy, rủi ro "sốt" đất nền vẫn luôn chực chờ nếu có những yếu tố tác động lên thị trường không được kiểm soát tốt.
Theo dự báo của các chuyên gia, phân khúc đất nền ở TP.HCM và các tỉnh giáp ranh sẽ tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu trong năm 2023.
Ghi nhận từ quý 1/2023 đến nay, mức độ quan tâm tìm kiếm đất nền của nhà đầu tư đã bật tăng trở lại nhanh chóng, trong khi nhiều phân khúc vẫn đang tìm giải pháp phục hồi. Các chuyên gia bất động sản (BĐS) dự báo, phân khúc đất nền có thể tiếp diễn các cơn sốt cục bộ trong năm 2023, giúp thị trường BĐS nói chung sôi động trở lại.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, về cơ bản, thị trường đất nền vẫn đang có dư địa phát triển lớn, nhất là tại những khu vực, địa phương có sự phát triển mạnh của hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cao. Vì vậy, trong 2 quý 1 và 2/2023, nhu cầu mua đất nền làm tài sản vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu, nhất là khi nguồn cung trên thị trường sụt giảm mạnh bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.
“Với kịch bản nguồn cung sản phẩm còn tiếp tục khan hiếm, lực cầu tốt, sự nóng lên của thị trường BĐS nói chung, phân khúc đất nền trong nửa đầu năm 2023 là có cơ sở. Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp, nhà đầu tư không thể bỏ tiền để kinh doanh các loại hình khác, đất nền vẫn có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc đầu tư vốn thật, hạn chế sử dụng các nguồn vay vốn tín dụng, để hạn chế rủi ro", ông Nguyễn Văn Đính cho hay.
Số liệu khảo sát của DKRA Việt Nam cho thấy, phân khúc đất nền trong năm 2023 tại thị trường TP.HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 46 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 6.220 sản phẩm. Lượng tiêu thụ đạt khoảng 4.697 nền, tương đương 76% nguồn cung mới. Mặc dù có sự sụt giảm so với năm trước, nhưng nhìn chung thị trường đất nền vùng phụ cận tiếp tục chiếm giữ vị thế chủ lực trong tổng nguồn cung mới, do quỹ đất tại TP.HCM ngày càng khan hiếm. Đơn cử, Long An và Đồng Nai là 2 tỉnh dẫn đầu nguồn cung toàn thị trường với khoảng 68% tổng nguồn cung mới.
Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển DKRA Việt Nam cho rằng, thị trường BĐS sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế nói chung. Dự báo, năm 2023, nguồn cung mới và sức cầu của phân khúc đất nền có thể phục hồi và tăng so với năm 2023, tập trung chủ yếu ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong khi TP.HCM tiếp tục duy trì sự khan hiếm. Đất nền tiếp tục được lựa chọn là kênh đầu tư hàng đầu.
Hiện tại, Nhà nước đang kiểm soát tốt những yếu tố gây "sốt" hoặc bong bóng BĐS như chính sách tài chính (ngân hàng cho vay và các biện pháp về thuế), kiềm chế lạm phát, lãi suất và giá trị đồng nội tệ ổn định trong mấy năm qua, kênh đầu tư thay thế BĐS cũng đa dạng hơn. Mặc dù vậy, rủi ro "sốt" đất nền vẫn luôn chực chờ nếu có những yếu tố tác động lên thị trường không được kiểm soát tốt.