Động đất chắc hẳn đã không còn là thuật ngữ xa lạ với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, trên thực tế thì động đất là gì và nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng đội ngũ Invert khám phá về hiện tượng động đất ngay qua những nội dung dưới đây!
Động đất là gì?
Trước khi tìm hiểu về những nguyên nhân và tác hại của động đất, bạn đọc cũng nên tìm hiểu xem động đất là gì?
Thực tế, động đất chính là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực địa lý. Đây là hiện tượng vỏ trái đất có sự rung động đột ngột, độ mạnh hay yếu sẽ tuỳ từng khu vực và từng trận động đất. Hiện tượng này xảy ra bởi sự di chuyển của các mảng thạch quyển hoặc do sự đứt gãy các khu vực dưới mặt đất dẫn đến tình trạng xuất hiện sự rung động của vỏ trái đất.
Một cơn động đất thường kéo dài trong vài giây. Những cơn chấn động đặc biệt nghiêm trọng cũng chỉ diễn ra trong tối đa khoảng 3 phút. Mặc dù những tác động này diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại để lại sự ảnh hưởng nghiêm trọng.
Như vậy, động đất được ví như kẻ địch không hề tuyên chiến, đây là sự rung động của trái đất, được tạo ra bởi chùm tia sóng địa chấn lan tỏa từ một vùng nguồn nào đó do quá trình giải tỏa nhanh năng lượng đàn hồi tạo nên. Hay nói cách khác động đất là sự giải phóng nhanh của năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong trái đất, gây nên sóng địa chấn và tác động lên bề mặt làm phá hoại các công trình, sự biến dạng bề mặt cũng như gây nguy hiểm cho con người.
Cường độ chấn động trong thang MSK-64 được phân ra làm 12 cấp với biểu hiện mức độ phá hoại trên bề mặt như sau:
Cấp I: Động đất không cảm thấy vì cường độ của dao động dưới giới hạn cảm nhận được, chỉ có máy mới phát hiện được.
Cấp II: Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ) vì những người riêng lẻ ở yên tĩnh trong nhà, đặc biệt là ở gác trên của nhà cao tầng.
Cấp III: Động đất có thể cảm thấy như chấn động y như tạo nên bởi một xe ô tô vận tải nhẹ chạy qua.
Cấp IV: Động đất yếu được xác định ở trong nhà bởi nhiều người; ở ngoài trời bởi ít người.
Cấp V: Thức tỉnh: Động đất cảm thấy ở trong nhà bởi mọi người, ở ngoài trời bởi nhiều người. Nhiều người như bị tỉnh giấc.
Cấp VI: Sợ hãi: Ở trong nhà cũng như ở ngoài trời, đa số người cảm thấy động đất. Nhiều người, đang ở trong nhà, sợ hãi và bỏ ra ngoài phố và một số ít người bị mất thăng bằng.
Cấp VII: Hư hại nhà cửa. Đa số người sợ hãi và chạy ra khỏi nhà. Nhiều người khó đứng vững. Người lái xe ô tô cũng nhận biết được động đất.
Cấp VIII: Phá hoại nhà cửa. Sợ hãi và khủng khiếp; ngay cả người lái xe ô tô cũng lo ngại. Đây đó, cành cây bị gẫy. Bàn ghế, đồ đạc nặng bị xê dịch và đôi khi bị lật đổ.
Cấp IX: Hư hại hoàn toàn nhà cửa: Khủng khiếp hoàn toàn. Bàn ghế đồ đạc bị hư hỏng nặng. Súc vật chạy nhốn nháo và kêu rống lên.
Cấp X: Phá hoại hoàn toàn nhà cửa: Nhiều nhà kiên cố bị hư hại nặng. Hư hại, nguy hiểm chóp đê và đập hư hại nặng cho cầu.
Cấp XI: Thảm họa: Hư hại nặng ngay cả nhà xây kiên cố, cầu, đập nước và đường sắt; đường rải đá bị hỏng không dùng được nữa; ống dẫn ngầm bị phá hoại.
Cấp XII: Thay đổi địa hình: Hư hại nặng hay phá hoại thực sự mọi công trình ở trên và dưới mặt đất.
Nguyên nhân nào dẫn đến động đất
Khi đã hiểu động đất là gì, chắc hẳn bạn đọc cũng thắc mắc tại sao lại xảy ra tình trạng động đất. Theo các chuyên gia, động đất có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể bao gồm:
Nguyên nhân nội sinh
Với nguyên nhân nội sinh, động đất có thể hành thành bởi một số nguyên nhân sau:
- Động đất bởi sạt lở những hang động ngầm dưới mặt đất: Đây là tình trạng động đất bởi các vụ trượt lở đá hoàn toàn tự nhiên, dẫn đến tình trạng rung chuyển một vùng nhỏ trên mặt đất. Tình trạng này chiếm khoảng 3% trận động đất trên thế giới.
- Động đất bởi núi lửa: Hiện tượng động đất này thường hình thành bởi tình trạng phun nổ của núi lửa. Những tác động này thường không quá mạnh, chỉ chiếm khoảng 7% các trận động đất.
- Động đất kiến tạo: Đây là tình trạng động đất liên quan đến thay đổi bên trong lòng đất với các hoạt động đứt gãy kiến tạo, đứt gãy ở rìa của các mảng thạch quyển hoặc hoạt động macma xâm nhập vào vùng vỏ trái đất tạo nên những rung động lớn. Tình trạng động đất này có thể chiếm đến 90% các trận động đất.
Nguyên nhân ngoại sinh
Với nguyên nhân ngoại sinh, động đất có thể bị hình thành do các thiên thạch di chuyển và va chạm vào trái đất.
Nguyên nhân do con người
Bên cạnh các nguyên nhân tự nhiên thì động đất cũng có thể hình thành bởi các hoạt động của con người như:
- Các hoạt động thử hạt nhân
- Tình trạng nổ nhân tạo phía dưới lòng đất
- Tác động của áp suất của các cột nước tại các hồ thuỷ điện, hồ chứa nước…
Độ lớn của động đất là gì?
Để đo độ lớn của tình trạng động đất, các chuyên gia thường sử dụng độ Richter để đo. Cụ thể như sau:
- Độ Richter từ 1 - 2: chúng ta không thể nhận biết.
- Độ lớn Richter từ 2 - 4: động đất có thể nhận biết được nhưng thường không gây ra thiệt hại.
- Độ lớn Richter từ 4 – 5: Mặt đất sẽ có sự rung chuyển nhất định, chúng ta có thể nghe thấy tiếng nổ nhưng thiệt hại là không đáng kể.
- Độ lớn Richter từ 5 – 6: Nhà cửa sẽ có sự rung chuyển, các công trình xây dựng có hiện tượng nứt.
- Độ lớn Richter từ 6 – 7: Khiến nhà cửa bị hư hại mức độ nhẹ.
- Độ lớn Richter từ 7 – 8: Động đất tương đối mạnh, có thể phá hủy hầu hết các công trình xây dựng bình thường, để lại các vết nứt lớn hoặc vùng sụt lún trên mặt đất.
- Độ lớn Richter từ 8 – 9: Tình trạng động đất rất mạnh khiến nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu lên đến 1m, có thể dẫn đến tình trạng thay đổi địa hình trên diện rộng.
- Độ lớn Richter bằng 9: Rất hiếm khi xảy ra và nếu có sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Động đất có nguy hiểm không?
Về cơ bản, động đất là một hiện tượng tương đối nguy hiểm, gây ra nhiều tác hại đối với vạn vật sống trên bề mặt của trái đất, trong đó có con người. Cụ thể, tình trạng này có thể dẫn đến một số tác động nguy hiểm dưới đây:
- Động đất có thể là nguyên nhân dẫn đến sóng thần trên đại dương, mức địa chấn có thể đẩy khối nước lên cao lên đến hàng trăm km km khối và rơi xuống. Nếu ở vùng đất liền thì sẽ gây ra những tác động không hề nhỏ.
- Động đất diễn ra bất ngờ nên chúng ta không thể đoán trước, điều này dẫn đến việc con người không thể chủ động phòng tránh.
- Tác hại trực tiếp có thể nhìn thấy được bằng mắt thường chính là sự rung chuyển của mặt đất gây ra hiện tượng nứt vỡ, sụt lở các công trình, gây ra lở đất, lở tuyết…
- Có thể là nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn khi phá huỷ đường điện và các ống dẫn khí.
- Động đất có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự hoạt động của núi lửa, ngay cả các núi lửa đã tắt.
Dự báo động đất
Dự báo động đất (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song kết quả chính đạt được là đánh giá nguy cơ xảy ra động đật của từng vùng, thể hiện ở bản đồ phân vùng nguy cơ động đất. Hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, tức nhiên là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được. Cho nên những người sống ở vùng có nguy cơ động đất không thể tránh nó được.
Có những thông tin nói về một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo,... có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần, bằng chứng là chúng ít bị thiệt mạng trong tai biến này, song chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã hiểu được động đất là gì cũng như những tác động nghiêm trọng của hiện tượng này đến con người.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập