Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính khách quan của sự vật, hiện tượng. Nó là sự hợp nhất hữu cơ giữa các thuộc tính và cáu yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng xung quanh.
Để biết rõ hơn về Chất là gì? Các loại chất? Ví dụ về đơn chất và hợp chất? Các bạn hãy cùng theo dõi dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Chất là gì?
Theo triết học, chất là được đem lại cho con người cảm giác, được cảm giác của bản thân ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Nó còn là sự thống nhất giữa các thuộc tính, các yếu tố hình thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Theo Điều 4 Luật Hóa chất 2007, Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.
2. Các loại chất
Các loại chất có thể được phân loại theo những tiêu chí dưới đây:
2.1 Định nghĩa về chất của L.I.Lênin
Theo L.I.Lênin, chất được phân loại như sau:
Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành.
Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng chất là thuộc tính tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người có nhận thức được những chất hay không nhận thức được là do tính tồn tại khách quan .
Thứ ba, chất dưới những dạng cụ thể của nó chính là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó tác động lên giác quan con người.
2.2 Các loại chất theo vật lý học
Theo vật lý học, tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta như là nước, không khí, thực phẩm, động vật, thực vật, xe cộ, quần áo đều được tạo bởi từ vật chất. Trong vật lí chất có ba dạng cơ bản của vật chất đó là chất rắn, chất lỏng và chất khí. Các trạng thái của chất được thay đổi bởi sự diễn ra do sự biến đổi trong phân tử của vật chất
Chất rắn dùng để chỉ một vật nào đó có độ rắn, cứng và có những hình dạng chắc chắn và đặc biệt không dễ bị thay đổi. Các hạt ở trong phân tử rắn nó liên kết chặt chẽ với nhau và được sắp xếp một cách hợp lý nhất theo mô hình, không cho phép các hạt tự di chuyển tự do từ nơi này đến nơi kia, các hạt có sự rung nhưng mà không thể di chuyển được vì khoảng cách chúng gần nhau quá
Chất lỏng là một chất chảy tự do, nó có thể tích xác định rõ ràng nhưng không có hình dạng vĩnh viễn khi một vật nào đó tác động vào. Bên trong chất lỏng có các hạt nhỏ li ti nó được giữ chặt bởi các liên kết của phân tử. Một trong những tính chất nổi bật của chất lỏng là sự căng bóng bề mặt, đây còn là một hiện tượng làm cho chất lỏng có bề mặt tối thiếu so với các chất khác
Chất khí nó tồn tại ở một trạng thái của vật chất và đặc biệt là không có hình dạng đặc thù, nhưng nó lại phù hợp với hình dạng của vật chứa nó, trong đó nó đặt vào được. Chất khí nó như một vật được khuếch tán tự do theo tất cả mọi hướng, nó có thể lấp đầy được các chỗ trống có sẵn. Nó được tạo thành bởi các hạt không có hình dạng, không có khối lượng, các phân tử trong chất khí được giữ lỏng lẻo và các phân tử đó có thể di chuyển được liên tục và tự do
3. Ví dụ về đơn chất và hợp chất
3.1 Đơn chất là gì?
Đơn chất là một nguyên tố hóa học được tạo bởi từ một nguyên tố hóa học, đơn chất được cấu tạo từ một nguyên tố hóa học, gồm có ba loại đơn chất đó là:
- Đơn chất kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim đơn chất phi kim dẫn điện không dẫn nhiệt và không có ánh kim.
- Đơn chất là do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên gồm đơn chất phi kim và đơn chất kim loại.
- Đơn chất có đặc điểm cấu tạo từ hai đặc điểm chính: cấu tạo đơn chất phi kim và cấu tạo đơn chất kim loại. Trong đơn chất kim loại thì các nguyên tử sắp xếp khít nhau và tuân theo một trật tự, quy tắc nhất định.
Ví dụ về đơn chất, Kim loại Nhôm được tạo nên từ nguyên tố Al. Khí oxi được tạo bởi nguyên tố O, Kim loại natri hình thành nên nguyên tố Na.
Ví dụ về đơn chất như đồng (Cu), nhôm (Al), sắt (Fe), Vàng (Au), Bạc (Ag),…
3.2 Hợp chất là gì?
Hợp chất là những chất được tạo bởi từ hai nguyên tố hóa học trở lên, hợp chất gồm có hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
Hợp chất vô cơ là hợp chất mà trong đó không có sự xuất hiện có mặt của nguyên tử Cacbon.
Hợp chất vô cơ bao gồm khí CO, khí CO2, H2CO3 và các muối cacbonat, hydrocacbonat và những hợp chất không có mặt nguyên tử C. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa C là hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có C.
Phân loại: Hợp chất vô cơ được chia làm bốn loại: oxide, acid, base, muối.
Oxide là hợp chất gồm 1 nguyên tố kết hợp với 1 hay nhiều nguyên tử O. Oxide được chia làm bốn loại:
- Oxide acid: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố phi kim với O và có 1 acid tương ứng.
VD: SO2, CO2,...
- Oxide base: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố kim loại với O và có 1 base tương ứng.
VD: CaO, Fe3O4,...
- Oxide lưỡng tính: Là những oxide vừa có 1 acid tương ứng vừa có 1 base tương ứng.
VD: Al2O3, ZnO,...
- Oxide trung tính: Là những oxide không có acid hay base nào tương ứng (còn gọi là oxide không tạo muối).
VD: CO, NO,...
Acid là các hợp chất hóa học cấu tạo từ các phi kim hoặc oxide acid và có thể hòa tan trong nước (trừ H2SiO3), phân ra:
- Các loại acid dựa theo việc có (nhiều hay ít) oxy hay không:
- Acid không có oxy: HCl, HBr, HI, H2S, ...
- Acid có nhiều nguyên tử oxy: H2SO4, H3PO4, HClO4, ...
- Acid có ít nguyên tử oxy: H2SO3, HClO, HClO2, ...
- Acid dựa theo độ mạnh, yếu:
- Acid mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, HSbF6, ...
- Acid yếu: HClO, H2SO3, H2CO3, ...
Base là các hợp chất hóa học được cấu tạo từ các kim loại (đôi khi nó được tạo thành từ các oxide base), phân ra:
- Base tan trong nước: LiOH, NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2, N(CH3)4OH, NH3(aq) (NH4OH), ...
- Base không tan trong nước: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2, Be(OH)2, C6H5NH2, ...
Hợp chất hữu cơ: Là 1 lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa chứa nguyên tử Cacbon (C), ngoại trừ các carbide, cacbonat, cacbon oxide (mônoxide và dioxide), xyanua. Sự nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ gọi là hóa hữu cơ. Rất nhiều hợp chất trong số các hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như prôtêin, chất béo, và cacbohydrat (đường), là những chất có tầm quan trọng trong hóa sinh học.
Nó có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do phản ứng nhân tạo tạo ra. Hợp chất có đặc điểm cấu tạo như sau, trong một hợp chất nguyên tố liên kết chặt chẽ với nhau theo một tỷ lệ và theo một thứ tự nào đó nhất định.
VD: rượu, acid axetic,...
Trên đây là một số thông tin hữu ích giải thích chất là gì. Hy vọng qua những nội dung này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chất cũng như những ví dụ liên quan về khái niệm này.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập