Kinh nghiệm hay

TOP những cách vượt qua giai đoạn chia tay hiệu quả & nhanh nhất

Trong tình yêu, việc kết thúc một mối quan hệ là một điều không dễ dàng. Đồng thời, khi đối mặt với những đổ vỡ này, mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau và chắc chắn rằng tổn thương, đau khổ là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm cách nào vượt qua giai đoạn chia tay? 

Cùng INVERT tham khảo ngay những cách vượt qua giai đoạn chia tay đơn giản, chi tiết, thông qua bài viết sau.

Các giai đoạn sau chia tay của con trai & con gái

Sau khi chia tay, mỗi người sẽ phải trải qua một giai đoạn cảm xúc khác nhau. Đồng thời, các giai đoạn này không nhất thiết phải đi theo một trình tự nhất định.

Theo đó, nếu như bạn có thể hiểu rõ được những giai đoạn buồn đau cảm xúc của mình, bạn có thể đối diện với sự đổ vỡ tốt hơn. Song đau buồn là một quá trình tự nhiên, nhận thức là bước đầu tiên để phục hồi và chữa lành

Giai đoạn 1: Sốc

Nếu cuộc tay chia tay diễn ra một cách bất ngờ, thì sốc là một phản ứng tự nhiên bạn có thể gặp phải. Đồng thời, nếu như bạn đã quen với việc có một ai đó ở bên cạnh mà đột nhiên bây giờ họ không còn là một phần trong cuộc sống của bạn nữa, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bối rối, cô đơn, tổn thương và bất an.

Thường thì giai đoạn này sẽ đi kèm với rất nhiều đau khổ, nước mắt và có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng. Bên cạnh đó, tâm trí bạn cũng sẽ ngập tràn những câu hỏi: "Tại sao điều này lại xảy ra?" hoặc "Tôi đã làm gì sai?", “Còn tất cả điều đẹp đẽ chúng ta có với nhau thì sao?”,...

Khi đó, đừng liên tục gọi cho người yêu cũ để tìm kiếm câu trả lời. Cho dù bạn có thảo luận về những điều đã xảy ra trong mối quan hệ nhưng đừng để câu trả lời bóp nghẹt tâm hồn bạn.

Đừng nên lo lắng! Hãy hiểu rằng đây chỉ là một giai đoạn sẽ phải trải qua. Đồng thời, hãy cho bản thân một chút thời gian và mọi thứ sẽ tự bắt đầu có ý nghĩa. Việc chia sẽ cùng bạn bè, thiền, chạy bộ đôi khi cũng là một gợi ý hay để bạn có thể chuyển hướng tâm trí. 

Giai đoạn 2: Phủ nhận thực tế

Khi bạn vật lộn với thực tế của những gì đã xảy ra thì phản ứng sốc và từ chối thực tại là điều không thể tránh khỏi. Nếu chuyển sang trạng thái từ chối, bạn thường chỉ tập trung vào những thứ như “Anh ấy nói sẽ yêu tôi mãi mãi”...Khi đó, bạn không thể chấp nhận vào thực tế và cố gắng hợp lý hóa mọi thứ bằng bộ não logic. Sau đó, tự thuyết phục bản thân rằng họ sẽ thay đổi ý định. 

Để trì hoãn quá trình giải quyết đau lòng, người ta thường gọi điện, theo dõi mạng xã hội hoặc nhắn tin quá mức hoặc bất cứ điều gì về mối quan hệ mà nhìn từ bên ngoài vào có vẻ “bình thường”. Việc phủ nhận chỉ khiến bạn gạt bỏ đi cái tôi nhiều hơn mà thôi.

Tuy nhiên, phủ nhận hoàn cảnh cũng có ưu điểm là sẽ giúp bạn có thêm thời gian và sức mạnh đối diện với việc bạn biết rằng bạn phải sớm đối mặt. Nên nhìn nhận thực tế thay vì phớt lờ, nó chỉ khiến bạn bế tắc lâu hơn trong giai đoạn này. Hãy mở lòng với một người bạn hoặc ghi lại cảm xúc và nỗi sợ của bạn vào nhật ký. Đồng thời, việc xác định những suy nghĩ không hợp lý sẽ giúp bạn có cơ hội vượt qua chúng.

Giai đoạn 3: Thương lượng

Nếu như gia đoạn phủ nhận thực tại không hiệu quả và người ấy tiếp tục từ chối mọi thứ bạn nói, hãy bắt đầu thương lượng. Trong một vài trường hợp, điều này gần như là cầu xin, bạn có thể nói lời xin lỗi vì những điều bạn không làm sai, bạn muốn chịu trách nhiệm về mọi thứ liên quan tới mối quan hệ này. 

Trong giai đoạn này, bạn nên cố gắng nhắc nhở bản thân rằng tình yêu nên đến từ hai phía, cả hai phải nổ lực thì mới có kết quả. Đợi cho đến khi mọi thứ hạ nhiệt, nếu còn có cơ hội giãi bày và hàn gắn, hai bạn sẽ cần thời gian và không gian thích hợp. 

Giai đoạn 4: Giận dữ

Khi không thể thay đổi ý định của người kia, thực tế của cuộc chia tay sẽ bắt đầu hiện ra. Bạn tức giận vì bị lừa dối? Giận vì chia tay không lý do? Tức giận với chính bản thân vì không đầu tư nhiều hơn vào mối quan hệ? Nhưng suy cho cùng, tức giận là cảm xúc thường xuất hiện đầu tiên, sau đó mới đối mặt với những cảm xúc sâu sắc hơn như tổn thương, thất vọng, đau buồn, bất lực...

Đồng thời, chia tay cũng khiến bạn chìm đắm trong những điều chưa biết, gợi lên nỗi sợ hãi và hoang mang. Khi đó, nỗi sợ hãi sẽ lấn át đi sự tức giận. Nhưng cũng tuỳ thuộc vào tính cách mỗi người mà bạn có thể hướng sự tức giận đến người kia, xung quanh, chính bạn hoặc một cái gì đó mà bạn có thể đổ lỗi. 

Tuy nhiên, bất kể bạn hướng đến đâu đi chăng nữa thì nó đều có tác dụng tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Đồng thời, sự tức giận cũng có thể nhắc nhở bạn về giá trị của bản thân, bạn xứng đáng nhận được nhiều hơn thế. Hãy cứ giận dữ nhưng đừng để cơn giận bùng nổ và mất kiểm soát. Phải để sự tức giận cho bạn một hướng đi mới, bất cứ nơi đâu trừ người yêu cũ của bạn.

Giai đoạn 5: Đau buồn

Và sau khi cơn giận bắt đầu tan biến, quá trình đau buồn thực sự sẽ bắt đầu. Gần như tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái đau khổ cùng cực, tương tự như trầm cảm nhẹ. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi ra khỏi giường, những cảm xúc tuyệt vọng, bất lực và trống rỗng sẽ nhanh chóng lấn át tâm trí bạn lúc này. 

Song việc đau buồn cũng hoàn toàn là điều bình thường tại thời điểm này bởi vì bạn đang dần mất đi sự quen thuộc bấy lâu, mất đi các kế hoạch tương lai, bạn bè chung và tất cả những gì đã chia sẻ.

Đồng thời, đây có thể là giai đoạn dài nhất sau chia tay, Hãy cố gắng bắt đầu “xử lý’ những cảm giác đau khổ này để chữa lành cho bản thân mình. Khi đó, bạn nên ưu tiên đến các nhu cầu bản thân, tìm kiếm sự tích cực, gần gũi gia đình, bạn bè,...tránh các thói quen không lành mạnh như uống rượu hoặc ăn uống vô độ.

Giai đoạn 6: Chấp nhận

Sau khi trải qua các giai đoạn trên, bạn cũng đã dần bắt đầu chấp nhận sự thật rằng bạn đã chia tay. Lúc này, bạn sẽ thấy mọi thứ tích cực hơn và thậm chí bạn có thể bắt đầu nhận ra rằng mối quan hệ này không phải là thứ duy nhất dành cho bạn. 

Đôi khi trong giai đoạn đầu, bạn nghĩ mình đã giải quyết ổn thoả mọi thứ nhưng trong một khoảng khắc nào đó, bạn sẽ ngập ngừng không muốn nhìn về phía trước. "Liệu, tôi có bao giờ tìm thấy tình yêu đích thực không?" "Tôi sẽ hạnh phúc trở lại chứ?"... Không sao hết, những giây phút xao động sẽ dễ trôi qua. Nhưng nên nhớ là con người sẽ mạnh mẽ hơn khi họ chấp nhận mọi thứ. Hãy nhìn nhận điều gì là tốt cho sức khoẻ và bản thân mình. 

Giai đoạn 7: Ngập tràn hi vọng vào cuộc sống mới

Ngừng “theo dõi” trang cá nhân của đối phương, đừng nghĩ về họ mà hãy mong điều tốt nhất cho họ dù biết rằng bạn sẽ không có mặt trong hành trình đó. Đồng thời, bạn cũng có thể chiêm nghiệm là mình đã rút ra bài học gì sau hành trình này.

Song hi vọng cũng là giai đoạn cuối của hành trình đau buồn. Cho nên khi bước qua giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy như bạn đã sẵn sàng để bước ra ngoài thế giới một lần nữa. Hãy nhận ra những gì đang nắm giữ cũng như biến mình thành một phiên bản tốt hơn để sẵn sàng bước tiếp.

Đồng thời, bạn cũng có thể tận dụng tối đa giai đoạn này, tận hưởng những khoảnh khắc nhỏ bên những người thân yêu của mình. Phải kiên nhẫn với bản thân và cho bản thân nhiều thời gian nếu cần. Nên nhớ đừng vội vàng nhé!

Cách vượt qua giai đoạn chia tay

1. Tiến bước

Bước 1: Giữ khoảng cách. 

Sau chia tay, dù cho bạn và người yêu cũ quyết định duy trì tình bạn thì bạn cũng nên giữ khoảng cách với người ấy. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là bạn không được gặp gỡ, không gọi điện thoại, không gửi tin nhắn cho đối phương. Thay vào đó, bạn có thể tiếp tục duy trì liên lạc đến khi bạn có thể cắt đứt và quên đi được người yêu cũ. 

  • Nếu người ấy cố gắng thuyết phục bạn duy trì sự gặp gỡ, hãy suy xét thật kỹ, đừng để bản thân rơi vào tình huống khó xử khiến bạn khó quên người ấy. 
  • Đôi khi bạn sẽ cần liên lạc với đối phương để xử lý một vài vấn đề trong cuộc sống như dọn nhà, ký giấy tờ,...Tuy nhiên, hãy cố gắng giới hạn nó xoay quanh những điều thật sự cần thiết và nên nhớ giữ cho cuộc gọi/gặp gỡ ngắn gọn và lịch sự nhất có thể. 

Bước 2: Sắp xếp không gian sống của bạn. 

Thông thường, chia tay sẽ là dấu hiệu cho sự khởi đầu mới. Chính vì vậy, hãy dọn dẹp và sắp xếp không gian riêng tư để làm mới bản thân, sẵn sàng đối mặt với điều mới mẻ đang chờ đợi. Đừng để sự bộn bề làm bạn rối rắm và chán nản.

Cũng theo đó, công việc dọn dẹp này không đòi hỏi bạn phải sử dụng quá nhiều năng lượng trí não nhưng cũng buộc bạn phải duy trì sự tập trung đủ để không suy nghĩ về nỗi đau. Điển hình như việc bạn có thể dọn dẹp lại phòng ở, sắp xếp biểu tượng trên màn hình máy tính, treo một vài tấm áp phích mới,...nó sẽ giúp bạn khá hơn. 

Bước 3: Loại bỏ tác nhân kích thích ký ức đau buồn. 

Chắc chắn một bài hát, một mùi hương, một âm thanh, một nơi nào đó,... sẽ khiến bạn nhớ đến người yêu cũ trong giai đoạn này. Nhưng hãy nhớ là phải loại bỏ chúng và tất cả những điều khiến con tim bạn đau khổ, buồn bã. 

Đồng thời, bạn cũng hoàn toàn có thể giữ những vật lưu niệm (đồng hồ, trang sức,...) giữa bạn và người yêu cũ. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, bạn nên cất chúng đi cho đến khi bạn hoàn toàn hồi phục sau cuộc chia tay.

Bước 4: Bước ra ngoài xã hội và thực hiện một điều gì đó. 

Sau khi chia tay, bạn có thể cho phép bản thân quanh quẩn trong nhà nhưng nên nhớ là bạn cũng cần bước ra thế giới sau khi đã xử lý cảm xúc của bản thân. Một kế hoạch đi chơi cùng bạn bè ban đầu sẽ khiến cho bạn lúng túng. Tuy nhiên, dần dần mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ cảm thấy vui hơn. 

Hãy bước ra khỏi nhà và làm điều gì đó, phát triển và duy trì các mối quan hệ xã hội. Hành động này sẽ giúp bạn có thêm bước tiến mới trong cuộc sống. Điển hình như: Thường xuyên đi chơi, làm bất kỳ điều gì mình muốn, đi cafe, mua sắm, hoặc đi du lịch ngắn ngày,...

 

Bước 5: Cẩn thận trước các mối quan hệ thay thế sau khi chia tay. 

Sau một cuộc tình, người ta thường nhanh chóng bước vào một mối quan hệ mới, đây chính là kiểu quan hệ thay thế. Đồng thời, đây cũng là kiểu quan hệ tình cảm khá phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là ý hay.

Điều này chỉ khiến bạn che đi những cảm xúc tiêu cực của mình bằng sự hào hứng của mối quan hệ mới. Tuy nhiên, hầu hết các mối quan hệ này không thể kéo dài, dễ dẫn đến cả hai phải đối mặt với nỗi đau. Do đó, bạn nên duy trì tình trạng độc thân cho đến khi hoàn toàn giải quyết cảm xúc của bản thân và vượt qua sự chia tay.

Bước 6: Chăm sóc bản thân. 

Hãy khiến bản thân cảm thấy khá hơn bằng việc nỗ lực chăm sóc bản thân mình. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến nhu cầu cơ bản của bản thân về sức khỏe tinh thần, thể chất, và tâm hồn. Không gì là quá muộn, nên bạn có thể bắt đầu nó ngay bây giờ, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, dành thời gian để thư giãn và tập thể dục thường xuyên để có thể cảm thấy khỏe khoắn nhất.

2. Đối phó với nỗi đau về mặt cảm xúc

Bước 1: Cần biết rằng cảm giác đau đớn là chuyện bình thường. 

Dĩ nhiên, sau khi chia tay, bạn khó có thể tránh khỏi những cảm xúc buồn, tức giận, sợ hãi,... Hoặc bạn cũng có thể lo lắng rằng bạn sẽ cô độc suốt đời hoặc không bao giờ có hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn nên nhắc nhở bản thân rằng sau khi chia tay, đây là những cảm xúc khá bình thường và bạn cần phải cảm nhận chúng trước khi có thể tiến bước.

Bước 2: Ngừng những thói quen thông thường trong một khoảng thời gian ngắn. 

Việc ngừng những thói quen thông thường được xem là một việc làm cần thiết sau chia tay. Nó có thể giúp bạn xử lý cảm xúc nhưng bạn cũng nên nhớ là đừng thực hiện bất kỳ một hành động nào đe dọa đến các mối quan hệ khác hoặc ảnh hưởng đến công việc hiện tại của mình. 

Ví dụ: Bạn có thể bỏ qua lớp thể dục trong vòng 1 tuần mà không lo lắng về hậu quả, nhưng bạn không thể nào nghỉ việc một tuần.

Bước 3: Cho phép bản thân đau buồn trước sự mất mát. 

Khi kết thúc một mối quan hệ tình cảm, hãy để bản thân được phép đau buồn. Bạn có thể than khóc cho sự mất mát và trải nghiệm nỗi đau mà nó gây nên. Việc làm này sẽ khiến bạn có thể phục hồi một cách nhanh chóng cũng như loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực của mình.

Đồng thời, hãy cố gắng thiết lập thời gian cụ thể cho việc khóc than trước sự mất mát của mối quan hệ tình cảm. Và chính khoảng thời gian này sẽ giúp bạn tìm ra lối thoát và không đắm chìm trong cảm xúc của mình.

Bước 4: Ở bên cạnh những người ủng hộ bạn. 

Thông thường, chúng ta sẽ cảm thấy khoải mái khi ở cạnh những người thân yêu trong lúc khó khăn và theo đó việc chia tay cũng không ngoại lệ. Những người biết cảm thông vả ủng hộ sẽ giúp bạn cảm thấy như bạn rất đáng giá. Bên cạnh đó, họ cũng chính là người có thể giúp bạn dễ dàng đứng vững trên chính đôi chân mình trước những sóng gió cuộc đời.

Đừng ngần ngại khi phải tìm đến sự hỗ trợ của bạn bè và người thân khi bạn cần trò chuyện với một ai đó hoặc cần một bờ vai để khóc nhé. 

Bước 5: Tìm kiếm phương pháp lành mạnh để xoa dịu nỗi đau về mặt cảm xúc. 

Hầu hết mọi người thường tìm đến với rượu bia, ma túy hoặc thức ăn để quên đi hoặc xóa mờ nỗi đau của bản thân. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài dành cho bạn. Thay vào đó, để đối phó với những cảm xúc trong lòng, bạn nên tránh xa các biện pháp không lành mạnh, tìm kiếm giải pháp để đối phó với nỗi đau theo cách có thể giúp bạn phát triển và hồi phục.

Hãy cố gắng tìm kiếm sở thích mới để giữ cho bản thân luôn bận rộn, tham gia một lớp học, câu lạc bộ, hoặc tự học cách để làm một điều gì đó. Việc theo đuổi sở thích có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân, giúp bạn tránh suy nghĩ về nỗi đau trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời xây dựng lòng tự trọng bằng cách phát triển kỹ năng mới.

Bước 6: Xem xét trò chuyện với nhà trị liệu nếu nỗi đau trở nên quá lớn. 

Thường thì mọi người có thể tự mình vượt qua nỗi đau khi chia tay nhưng đối với một số khác thì không. Và nếu như bạn gặp vấn đề với việc đối phó với nỗi đau về mặt tinh thần hay bạn nghĩ rằng bạn có thể bị trầm cảm do cuộc chia tay. Thì ngay lúc này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia sức khỏe tâm thần càng sớm càng tốt.

3. Đối phó với cảm xúc của bản thân

Bước 1: Nhìn lại mối quan hệ của bạn. 

Sau cuộc chia tay, bạn nên xem xét mọi lý do dẫn đến sự chia tay giữa bạn và người yêu cũ. Hãy suy nghĩ về lý do vì sao mối quan hệ của bạn phải đi đến hồi kết để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do vì sao bạn cần phải tiến bước. Đồng thời, nó cũng có thể giúp bạn tránh lặp lại lỗi lầm tương tự trong tương lai. Theo đó, bạn nên tự hỏi bản thân những điều sau:

  • Mình có phải là người góp phần vào sự kết thúc của mối quan hệ hay không? Nếu có thì mình đã làm gì?
  • Mình có xu hướng lựa chọn một kiểu người nào đó để hẹn hò hay không? Nếu có, họ là người như thế nào? Họ có tốt với mình không? Tại sao có hoặc tại sao không?
  • Mình có gặp phải vấn đề tương tự trong mối quan hệ khác? Nếu có, nguyên nhân nào khiến mình gặp phải vấn đề này? Mình có thể làm gì khác khi có mối quan hệ khác trong tương lai?

Bước 2: Viết về cảm xúc của bạn. 

Bạn có thể viết về cảm xúc của bạn vào nhật ký hoặc diễn đạt chúng dưới dạng thơ ca. Nhưng quan trọng là bạn cần phải thành thật và không nên tự chỉnh sửa sự thật. Điều này sẽ giúp bạn trở nên sáng suốt bất ngờ cũng như trút được bầu tâm sự của mình. Khi đó, bạn dễ dàng rút ra bài học quý giá về cuộc sống từ trải nghiệm của mình.

  • Bạn có thể viết thư cho người yêu cũ, nhưng đừng gửi nó.
  • Hãy viết một câu chuyện và suy nghĩ về thời điểm khi bạn bắt đầu mối quan hệ với người đó, sau đó ghi chép về khoảng thời gian này từ đầu đến cuối.

Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu mỗi trang nhật ký bằng câu “Đã __ ngày sau khi chia tay và mình cảm thấy _____”. Tiếp theo, bạn có thể trình bày một cách chi tiết hơn về cảm giác của bạn.

Bước 3: Đối phó với sự tức giận. 

Thông thường, cảm xúc giận dữ có thể xuất hiện khi chúng ta bị mang tiếng xấu hoặc bị đối xử không công bằng. Cũng theo đó, khi bạn không thể liên lạc với người yêu cũ, cách tốt nhất để đối phó với cơn giận đó là thư giãn. Hãy tập hít thở sâu và tập trung vào việc thả lỏng cơ bắp.

Bước 4: Giữ vững quyết định của mình. 

Trong trường hợp nếu bạn bạn là người quyết định chia tay, hãy nhớ rằng việc tập trung vào khoảng thời gian hạnh phúc mà bạn đã có với người ấy sẽ giúp bạn quên đi lý do vì sao bạn lại chia tay.

Bên cạnh đó, đừng nên suy nghĩ lại về tình hình nếu quyết định chia tay là từ người ấy. Song bạn nên lãng mạn hóa phần tốt đẹp nhất của mối quan hệ và thuyết phục bản thân rằng phần tồi tệ thật ra cũng không quá tồi tệ là hành động khá phổ biến. Nhớ là không nên thực hiện điều này với bản thân mà hãy chấp nhận tình hình và tìm cách để tiến bước.

 

Bước 5: Nhắc nhở bản thân về những điểm tiêu cực của người yêu cũ. 

Một trong những cách khác để có thể giúp bạn vượt qua sự chia tay một cách nhanh chóng chính là tập trung vào tất cả những điều mà bạn không thích về đối phương. Đồng thời, bạn có thể lập danh sách về hành động mà bạn không thích ở người ấy

Ví dụ: Đối phương thường hay ợ hơi khá to sau khi ăn tối, hoặc tự mình lên kế hoạch mà không tham khảo ý kiến của bạn, hoặc quên ngày sinh nhật của bạn. Ngoài ra, việc lên danh sách tất cả những điều nhỏ nhặt mà người yêu cũ của bạn đã làm và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Bước 6: Xem xét lý do vì sao bạn sẽ trở nên tốt hơn nếu không có người yêu cũ. 

Bên cạnh việc nhắc nhở bản thân về tất cả mọi hành động mà người ấy đã làm và khiến bạn khó chịu, suy nghĩ về những điều tích cực của sự chia tay cũng khá hữu ích. Đồng thời, bạn có thể lập một danh sách khác về tất cả các lý do vì sao bạn sẽ trở nên tốt hơn nếu không có người yêu cũ.

Ví dụ: Người ấy không khuyến khích nỗ lực ăn uống lành mạnh của bạn. Do đó, bây giờ, bạn hoàn toàn có quyền tuân theo chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe và quan tâm chăm sóc nhiều hơn về bản thân. Trường hợp, người yêu cũ của bạn không bao giờ muốn bạn làm những việc mà bạn thích, thế thì vào lúc này bạn hoàn toàn có thể tự do được thực hiện chúng. Lập danh sách mọi lý do khiến bạn trở nên tốt hơn khi chia tay người ấy.

Con gái vượt qua giai đoạn chia tay

1. Hãy để bản thân đau khổ

Thông thường, sau khi đã kết thúc đoạn tình cảm do mái mối thì giai đoạn chia tay là khi bạn đang rời bỏ một người mà bạn quan tâm sâu sắc và những lý tưởng về tương lai bị sụp đổ. Điều này đồng nghĩa với việc  mất đi một người luôn gắn bó bên cạnh, gây ra cảm giác buồn bã dữ dội.

Theo đó, hãy để bản thân đau khổ, giải tỏa tất cả các cảm xúc trong bạn bằng nước mắt để trái tim bạn nhẹ nhàng và tâm hồn thêng thang hơn. Đồng thời, bạn cũng nên dành thời gian để nhớ lại những khoảng thời gian tươi đẹp, trân trọng, tôn vinh những hồi ức bạn đã có, và cho phép bản thân khóc vì tất cả.

2. Đừng chơi trò đổ lỗi

Trong chuyện tình của mình, đừng bao giờ đổ lỗi cho bản thân mình hay người yêu cũ bởi đây không phải là những cách làm hay để đối phó với một cuộc chia tay. Mặc dù cả hai có chia tay đi chăng nữa, bạn cần nhận ra rằng bất chấp những lý do bạn có thể liệt kê, điều cuối cùng dẫn đến sự chia tay là sự không hợp nhau, hoặc sự thay đổi về cảm xúc – là điều không thể kiểm soát được.

Đặc biệt, dù có người thứ 3 xen vào, thì tình cảm của bạn và người yêu cũ đã thay đổi, không còn hòa hợp nữa. Do đó, đừng nên hằn học, đừng đổ lỗi cũng đừng trách cứ nữa. Thay vào đó, hãy coi nó là một sự may mắn của bạn, vì đã nhìn ra bộ mặt thật của người yêu cũ để không phải lún quá sâu vào mối tình không lành mạnh này.

3. Thay đổi thói quen và môi trường của bạn

Không giống với suy nghĩ của nhiều người, việc cắt tóc thô bạo sẽ không thể giúp bạn vượt qua giai đoạn chia tay đau lòng này đâu. Mà thay vào đó, những thay đổi tinh tế sẽ có hiệu quả vô cùng hiệu quả nếu như bạn không đến những nơi bạn từng hẹn hò, không xem những bộ phim quen thuộc, xóa list nhạc người yêu cũ từng thích…Đồng thời, nếu bạn đã hết yêu và vượt qua giai đoạn chia tay tồi tệ, hãy phá hủy mọi sự liên tưởng của bạn đến người yêu cũ.

Song bạn cũng không cần vứt đi hết những món quà hay món đồ có liên quan đến người yêu cũ. Đơn giản, bạn chỉ cần quyên góp từ thiện (quần áo, đồ lưu niệm hay sách báo,...) hay nếu không bạn có thể xếp hết chúng vào hộp, cất vào góc sâu nhất, để chúng nhanh chóng được lãng quên. Rồi sau đó, bạn có thể đổi mới căn phòng thông qua một cuộc “đại mua sắm” mới. Việc decor lại không gian sống sẽ cho bạn cảm giác như bước vào một cuộc đời mới vậy.

4. Ngắt mọi liên lạc

Cách tốt nhất để vượt qua giai đoạn chia tay nhanh nhất chính là cắt đứt mọi liên hệ giữa 2 người. Nếu có thể, bạn hãy xóa số điện thoại, xóa Zalo, block Facebook, Instagram, Twitter của người yêu cũ, thậm chí cả gmail cũng xóa đi.

Nên nhớ bạn không thể vượt qua nỗi buồn chia tay khi cứ tò mò và theo dõi story của người yêu cũ được. Dẫu biết việc cắt đứt mọi liên hệ sẽ rất khó khăn nhưng có lẽ đó sẽ là điều tốt nhất dành cho bạn ngay thời điểm này. Đồng thời, bạn cũng nên tập trung vào chính mình, trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn để khiến người yêu cũ phải hối hận. 

5. Giữ bản thân bận rộn, tìm lại sở thích, thói quen cũ

Trong quá trình hẹn hò, chắc chắn bạn sẽ phải thay đổi một số thói quen, sở thích của mình để phù hợp hơn với người yêu. Tuy nhiên, nếu như bạn đã chia tay, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cũng như tự do làm những điều mình thích bất cứ lúc nào bạn muốn (đăng ký các khóa học nghệ thuật, đi cafe, mua sắm,...).

Việc để bản thân bận rộn với những điều bạn yêu thích, nó sẽ giúp xoa dịu nỗi đau, an ủi cảm xúc và khiến bạn vượt qua giai đoạn chia tay một cách nhanh chóng đến bất ngờ.

6. Tưởng tượng bản thân tốt đẹp hơn người yêu cũ

Có câu “hạnh phúc là cách trả thù những kẻ bạn ghét tốt nhất”. Chính vì thế, để vượt qua nổi đau chia tay, bạn cũng có thể chuyển hóa mọi cảm giác tức giận, buồn bã, đau khổ thành thù hận và “trả thù” bằng cách khiến bản thân bạn phải tốt đẹp, ưu việt và nổi bật hơn người yêu cũ. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tưởng tượng bản thân mình xinh đẹp và rạng rỡ như thế nào khi đi chơi với bạn bè, gặp gỡ những người bạn mới và thậm chí có thể tán tỉnh những chàng trai khác. Và dù cho cả hai không đến được với nhau đi chăng nữa, bạn vẫn phải đẹp, vẫn phải sang chảnh và hạnh phúc, để người yêu cũ của bạn sẽ phải tiếc nuối vì đã bỏ lỡ một người tuyệt vời như bạn.

7. Tìm kiếm sự chia sẻ, giúp đỡ

Chắc hẳn, trong quá trình yêu đương, bạn cũng đã một vài lần ngó lơ những đứa bạn thân khiến họ cảm thấy tủi thân, giận hờn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bao giờ e ngại khi tìm đến họ lúc chia tay.

Tình bạn từ lâu luôn là một tình cảm vững vàng và bền chặt hơn tình yêu. Và dù bạn có đi đâu, làm gì, xa cách bao lâu, thì vẫn luôn có những người bạn tri kỷ ở đó sẵn sàng giang tay giúp đỡ, chia sẻ với bạn.

8. Đừng hẹn hò ngay nếu bạn chưa sẵn sàng

Độc thân sau khi chia tay có vẻ đáng sợ nhưng bạn cũng đừng vì vậy mà vội bắt đầu ngay một mối quan hệ khi chưa sẵn sàng. Câu nói “cách để quên đi người cũ là yêu một người mới” tuy rằng đúng tuy nhiên không phải lúc nào cũng tốt và hiệu quả. Điều này vô tình đôi khi lại phản tác dụng và khiến cả bạn lẫn đối phương đều chịu tổn thương.

Theo đó, cách tốt nhất để vượt qua giai đoạn chia tay bằng cách “yêu một người mới” là yêu chính mình. Để làm được điều đó, mỗi lần ra ngoài hãy sửa soạn như thể bạn đi hẹn hò, dù chỉ là đi siêu thị mua đồ ăn và hãy nói những lời yêu thương bản thân dịu dàng, lãng mạn hơn cả người yêu cũ từng nói với bạn.

9. Xin đừng mắng nhau, đừng bóc phốt nhau

Một việc làm được cho là không mấy khôn ngoan khi chia tay mà nhiều bạn thường hay mắc phải chính là “bóc phốt” người yêu cũ trong trên các trang mạng xã hội hoặc thể hiện bản thân tốt đẹp ra sao sau khi chia tay nhằm khơi gợi sự ghen tị, khó chịu của họ. 

Đừng “vạch áo cho người xem lưng” vì không phải ai trên mạng xã hội cũng sẽ ủng hộ bạn. Theo đó, sẽ có những người soi mói, đặt điều về bạn, chê bai bạn không kém gì bạn chê người yêu cũ. Đôi khi tệ hơn, bạn có thể chọc giận người yêu cũ khiến họ quay lại “bóc phốt” ngược bạn thì câu chuyện sẽ càng thêm tồi tệ hơn. 

Song việc bạn cố tình đăng ảnh khoe khoang bản thân để chọc giận người yêu cũ, nhưng chưa chắc gì người yêu cũ đã quan tâm, mà chỉ bạn bè, người quen của bạn phải chịu đựng sự “làm mình làm mẩy” của bạn thôi.

10. Viết thư trút giận người yêu cũ

Thay vì viết lên mạng xã hội, bạn có thể viết tất cả những điều bực tức, căm thù, chán ghét đối với người yêu cũ ra một bức thư. Dù thư ngày nay đã không còn trở nên quá phổ biến nhưng bạn cũng có thể trút hết những bực bội, cảm xúc của mình càng nhiều càng tốt. 

Tuy nhiên, nên nhớ là đừng gửi nó cho người yêu cũ. Thay vào đó, sau khi viết xong bạn hãy đọc lại 1 lần, điều này đôi khi sẽ khiến bản thân bạn ngạc nhiên và bật cười vì những điều mình đã viết ra. Sau đó, đốt hết tất cả những cảm xúc tiêu cực của bạn theo cùng. 

11. Nuôi thú cưng

Nhiều bạn hay có câu “chồng có thể không có nhưng chó nhất định phải có 1 con” chưa? Đây chính là lời khẳng định cho lợi ích của việc nuôi thú cưng tốt hơn rất nhiều so với chuyện yêu đương đó. Và đồng thời, một khi bạn đã nuôi thú cưng (chó, mèo, chim, thỏ,...) thì bạn sẽ có thêm một người bạn trung thành, một đứa con tinh thần khiến bạn không còn thời gian để nhớ tới người yêu cũ nữa.

Đặc biệt, nếu bạn và người yêu cũ cùng nuôi một thú cưng. Thì bạn có thể thẳng thắn với nhau về việc ai sẽ nuôi thú cưng. Và nếu như bạn lựa chọn nuôi “đứa con” của 2 người, thì hãy áp dụng các bước để vượt qua một cuộc chia tay tương tự cho thú cưng bởi nó cũng mới vừa rời xa một người thân của mình. Hãy cho thú cưng đi tỉa lông, spa cắt móng, làm đẹp hay thậm chí nhuộm, uốn lông để thay đổi tâm trạng của cả 2 người.

12. Đi du lịch 1 mình

Nếu như tình yêu khiến ta làm những điều điên rồ thì sau khi chia tay bạn cũng có thể làm những điều điên rồ không kém. Nếu bạn đang buồn, đau lòng vì tình yêu tan vỡ, hãy đi du lịch 1 mình, đến một nơi bạn chưa từng đến. Khi đó, bạn sẽ không phải bị lạc lõng bởi cảm xúc vui vẻ của người khác.

Hãy đi một mình, cảm nhận tất cả mọi điều mới mẻ xung quanh và não bộ của bạn sẽ tạm quên đi những ký ức cũ để đón nhận sự mới mẻ.

13. Tập tôn trọng người yêu cũ

Dẫu cho là nguyên nhân gì đi chăng nữa và dù người yêu cũ có phản bội, làm bạn tổn thương đến đâu thì bạn cũng nên tự nhắc nhở bản thân về sự tôn trọng tối thiểu dành cho họ. Dù đúng dù sai, họ cũng từng là người bạn yêu nhất, trân trọng nhất.

Chính vì thế, hãy học cách tôn trọng người cũ, cũng là tôn trọng cảm xúc của bản thân. Đặc biệt, đừng cay nghiệt với bản thân vì đã lãng phí thời gian, tình cảm (và tiền bạc) vào kẻ làm bạn tổn thương…Dẫu biết là không dễ dàng nhưng điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm xúc tiêu cực hơn. 

14. Học hỏi từ đổ vỡ, lập danh sách “red flags”

Sau cuộc chia tay, bạn cũng có thể coi người yêu cũ là “giáo viên” dạy cho bạn các bài học về tình yêu. Sau đó, ghi chép ra những vấn đề trong mối quan hệ của bạn khiến 2 người chia tay, những dấu hiệu của một mối quan hệ đang trên bờ đổ vỡ.

Khi đó bạn có thể nhận thấy được những thói quen, quan điểm không phù hợp của người yêu cũ khiến bạn tổn thương, khó chịu, những điều bạn làm khiến người yêu cũ không vui…Từ đó, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm cho các mối quan hệ sau này, tìm kiếm được người phù hợp hơn, biết cách phát triển bản thân tốt hơn.

15. Những bài hát truyền động lực sau chia tay

Từ lâu, âm nhạc luôn có sức mạnh tuyệt vời tác động tới cảm xúc một cách tức thì. Do đó, bạn hãy lập ra một playlist những bài hát truyền động lực để vượt qua giai đoạn chia tay để mở nghe mỗi sáng thức dậy nhé. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều đấy. 

Cách vượt qua giai đoạn ly hôn, hôn nhân tan vỡ

Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi đau tình yêu hoặc hôn nhân tan vỡ:

1. Hãy suy nghĩ tích cực

Hầu hết những cặp đôi vừa trải qua bi kịch ly hôn đều có tâm trạng buồn bã, khổ sở, tự dằn vặt bản thân bằng những suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, thay vì  tự hành hạ bản thân, bạn có thể dành 10 phút mỗi ngày trong im lặng, tự động viên bằng những suy nghĩ tích cực như: "Tôi mạnh mẽ, tự tin, hấp dẫn và tôi sẽ sống một cuộc đời tuyệt vời”.

2. Hãy nghỉ ngơi

Hãy dành thời gian cho bản thân để hồi phục trước khi bạn có ý định hẹn hò một ai đó. Nên nhớ, bạn đừng bao giờ ngay lập tức hẹn hò để lấp chỗ trống. Đó không phải là cuộc đua và chỉ có bạn mới biết khi nào bạn sẽ sẵn sàng cho một mối quan hệ mớ

3. Tìm kiếm sự ủng hộ

Đặc biệt, bạn cũng đừng cố chịu đựng mọi cảm xúc một mình. Thay vào đó, bạn hãy tìm kiếm sự ủng hộ từ bạn thân, gia đình hoặc chuyên gia tâm lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào một hội nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ những điểm chung thú vị.

4. Làm những điều thú vị

Thay vì suốt ngày rầu rĩ, bạn hãy làm những điều thú vị mà bạn có hứng thú như leo núi, ngắm cảnh, tập thể dục, hoặc đi du lịch. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự mình đặt ra những câu hỏi như Lần cuối bạn làm những điều thú vị cho bản thân hoặc với những người bạn là khi nào? để tạo động lực cho bản thân. 

5. Đừng chơi những trò “chửi thề”

Đừng nguyền rủa bản thân hay người khác bởi bất cứ khi nào bản cảm thấy ly hôn là kết quả của chuỗi hành động của bạn hoặc của chồng/ vợ cũ. Hãy nghĩ ly hôn cũng là một trải nghiệm trong cuộc đời và tất cả những gì bạn cần làm là hướng về phía trước.

6. Học cách để mọi thứ trôi qua nhẹ nhàng

Một trong những trường hợp mà nhiều bạn sau khi ly hôn gặp phải chính là đọc lại những lá thư cũ, những tin nhắn yêu thương hay thậm chí là nghĩ về những thứ đã qua. Tuy nhiên, đừng làm điều đó cũng như cố tình tạo ra một cuộc gặp mặt bất ngờ. Cách tốt nhất là hãy quên mọi thứ. Xoá email, facebook, tin nhắn và đừng theo dõi vụng trộm họ trên mạng xã hội.

7. Hướng tới tương lai

Sau mỗi cuộc chia tay, điều tốt nhất bạn có thể làm là cho phép bản thân suy nghĩ về những mối quan hệ mới trong tương lai. Cuộc đời phía trước của bạn sẽ như thế nào? Nghĩ về những điều thực sự bạn muốn làm? Bạn khao khát? Thậm chí bạn có thể tưởng tượng về người yêu mới của mình sẽ như thế nào? Những điều bạn muốn làm với người ấy. Thật tốt khi lại cảm thấy hồi hộp cho một cuộc hẹn hò mới.

8. Liên lạc với những người yêu cũ

Việc chưa quen với những mất mác thường khiến mọi người có xu hướng liên lạc lại với những người yêu cũ – những người đã đem lại cho họ cảm giác yêu thương, an toàn và thoải mái trước kia. Tuy nhiên, nó thực sự không phải là một ý tưởng hay.

9. Ra khỏi nhà

Hầu hết, với tâm trạng chán nản vừa mới chấm dứt một mối quan hệ, mọi người thường giam mình ở trong nhà với máy tính, điện thoại, ti vi. Nhưng điều này là hoàn toàn không nên, nó sẽ khiến bạn cảm thấy cô đơn hơn. Chính vì thế, hãy đi chơi với bạn bè, gia đình ít nhất 3 tuần /1 lần để giải toả tâm trạng.

10. Làm quen với bạn mới

Thông thường, những người bạn hiện tại sẽ là mạng lưới tuyệt vời giúp bạn tạo nên những mối quan hệ mới. Do đó, hãy đi cafe, lên bar, tham gia một câu lạc bộ hoặc một nhóm chung sở thích...để giao lưu thêm nhiều bạn, tạo cho mình cơ hội cũng như niềm vui mỗi ngày. 

11. Tập luyện

Đặc biệt, việc cải thiện sức khoẻ và vóc dáng sau khi trải qua một mối tình cũng là một điều hết sức quan trọng. Do đó, bạn có thể tìm môn thể thao mà mình thích như tập gym, yoga hoặc thiền để cải thiện bản thân tốt hơn. 

Đồng thời, việc tập luyện cũng giúp cơ thể bạn sản xuất ra những chất endorphins khiến tâm trí thoải mái và cơ thể giàu năng lượng hơn.

12. Tránh xa những bộ phim sến sẩm

Đừng bao giờ mơ mộng hay bước vào thế giới ảo. Thay vào đó, bạn hãy hướng đến việc giao tiếp với người thực, bước ra thế giới bên ngoài và xây dựng một kết thúc hạnh phúc. Nên nhớ, đừng chạy trốn nỗi đau bằng cách đắm chìm vào phim ảnh.

Lời Phật dạy vượt qua nỗi đau chia tay

1. Quán tình yêu vô thường

Mọi thứ đều là vô thường, tình yêu cũng vô thường mà thôi. Ít có người chỉ duy nhất có một tình yêu trước khi kết hôn. Chúng ta thường trải qua hai hay ba mối tình, thậm chí là nhiều hơn nữa. Ngày hôm nay chúng ta thấy yêu một người, kết thúc mối tình đó, chúng ta thấy đau khổ. Rồi mai sau, ta lại yêu một người khác.

Sự vô thường trong tình yêu là thế. Yêu hay hận, hạnh phúc hay phiền não đều là vô thường, đều không hề có thật. Cả người đang làm chúng ta đau khổ, cả sự phản bội mà ta tưởng như có thể sờ được ấy cũng không hề có thật. Phải có trí tuệ tư duy, vì thân xác không đòi hỏi chúng ta đau khổ, đối tượng cũng không làm ta đau khổ, chỉ có cái đầu của ta dẫn đến đau khổ. Do suy tư vọng tưởng, vọng tình, vọng thức làm cho ta đau khổ, hằng ngày ta đau khổ do ta suy tưởng chứ không phải là sự thật.

Sau khi quán chiếu, lúc này chúng ta cần dùng hành động, việc làm và suy nghĩ tích cực để vượt thoát chính mình.

- Thân vô thường: Thân thể bạn không mãi mãi khoẻ mạnh, không thể trẻ mãi không già. Từng sát na, từng giây trong thân bạn biến đổi, từng tế bào chết tế bào mới lại sanh… Các bạn không có phương pháp bảo vệ bản thân lỡ một ngày bạn bị ung thư, nhan sắc tàn phai, bị bệnh nan y … liệu người yêu bạn có còn mặn mà với bạn như xưa?

- Tâm vô thường:

Chúng ta phải biết rằng lòng người thay đổi – đổi thay. Con gái thì “sáng nắng, chiều mưa, trưa giông bão”, con trai thì chẳng biết đó là Lý Thông hay Thạch Sanh, chẳng ai mà đoán cho được. Người thì đi du học, người thì đi làm ăn xa, kẻ ở nhà mõi mòn chờ đợi … rồi qua năm tháng “xa mặt cách lòng” chẳng mấy ai mà giữ cho được cái tình yêu thuở đó.

Có thể bạn đang có một tình yêu đẹp nhưng cũng phải nhận chân ra một sự thật là trong tình yêu đó luôn ẩn chứa một sự đổ vỡ bởi vì đó là vô thường. Người Phật tử biết như vậy nên luôn sẵn sàng đón nhận những điều bất trắc có thể xảy ra trong tình cảm. Nhờ vậy, tránh được những hành động tiêu cực như bị sốc, thất tình tự tử…

- Vô thường:

Hoàn cảnh vô thường có nghĩa là vạn vật trước mắt bạn luôn thay đổi, tình thế thay đổi, thời cuộc thay đổi …Yêu nhau thật nhiều nhưng cũng không thể được gần nhau ví dụ như chiến tranh, thiên tai, tử nạn. Một khía cạnh khác của hoàn cảnh vô thường.

Ví dụ: Bạn Dần và bạn Mùi trước nghèo thì sao cũng được bổng dưng giàu có thì chẳng nhìn mặt nhau. Một chuyện khác, Bạn Sửu tích góp tiền để giúp bạn Tí-người yêu bao năm ăn học đàng hoàng đến khi tốt nghiệp thì người yêu gạt bỏ và yêu một người khác cùng đẳng cấp xã hội, có trí thức chứ ai lại mặn mà với bạn Sửu một người nghèo, ít học nhưng chỉ có tấm lòng. Trường hợp hoàn cảnh thay đổi như vậy thử hỏi Bạn Sửu có chịu nổi áp lực này không? Người con Phật nên nhìn trước được hoàn cảnh để gìn giữ hạnh phúc mình.

- Nghiệp Duyên: Một yếu tố quan trọng chi phối tình cảm của bạn cần phải biết đó là Nghiệp Duyên. Nghiệp là những hành động bạn đã làm trong quá khứ lẫn hiện tại sẽ gây nên tác động trong tương lai. Duyên là những yếu tố khiến hai người gặp mặt trong một hoàn cảnh nào đó.

Trong đời không thiếu những cuộc tình tay ba, ngoại tình, hay đang ở tình thế không biết chọn ai, yêu ai giữa hai người mình yêu thương nhất… Đây chính là “thiên duyên tiền định” – tình duyên từ kiếp trước.

Có một câu chuyện để bạn dễ hiểu hơn như sau: “Có một cô gái bị trúng gió chết bên vệ đường, một người đàn ông đi qua thấy tội nên đắp cho một chiếc chiếu, một người đàn ông khác đi ngang qua thấy thương nên đem đi chôn cất. Đấy chính là cái nghiệp duyên của 3 người. Kiếp sau, cô gái đều yêu thật lòng hai người đàn ông đó nhưng cuối cùng con đường thì cô gái và người đàn ông đã chôn cô kiếp trước thành vợ thành chồng bởi vì tình nghĩa nặng sâu hơn”.

Cũng vậy, nếu bạn gặp phải trường hợp bị người yêu bỏ rơi, thất tình thì không nên quá bi quan mà hãy luôn tin tưởng có một người nào đó sẽ là mãi mãi trong cuộc đời mình.

2. Tập quên dần đối tượng

Điều này khó vô cùng, không thể chỉ bằng lời nói mà có thể làm chúng ta quên, không thể nghĩ mà đã có thể quên khi mà mỗi bước chân, mỗi góc tối, mỗi hàng cây, con phố, mỗi đồ vật đều gợi nhớ đến người ta một thời từng yêu thương. Nhưng nếu cứ nhớ và yêu rồi căm hận đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự dùng dao đâm thật sâu, thật sâu vào tim mình. Phải hiểu như thế để thực hành các cách để quên họ:

1. Quán chiếu đối tượng đó không đáng để ta yêu thương. Khi nhìn nhận lại suốt quá trình yêu thương nhau, ta nhận thấy mình chưa gây ra lỗi lầm gì quá lớn để phải nhận lấy sự đau khổ này, có chăng là vì chúng ta đã quá yêu thương họ mà thôi. Vậy thì, chúng ta phải nghĩ, họ không xứng đáng, một chút cũng không xứng đáng với tình cảm mà chúng ta đã dành cho họ. Và chúng ta sống trên cõi đời này đâu chỉ có tình yêu đôi lứa. Chúng ta còn phải đem niềm vui đến cha mẹ, anh chị, đem tài năng và khối óc để phục vụ cho cộng đồng này.

2. Xem mình và hắn chết rồi. Tại sao chúng tôi nói như vậy? Bởi lẽ, nghĩ như thế, chúng ta sẽ không còn vấn vương, không còn mơ tưởng, chờ đợi một ngày người ta sẽ quay về, không còn chết dần chết mòn trong ảo giác của riêng mình. Hãy quán chiếu, tất cả, tình yêu này, con người này và cả chúng ta nữa đều đã chết rồi. Tất cả đã là quá khứ, bây giờ chúng ta đang hồi sinh một con người mới, đẹp hơn, đáng yêu hơn và cả quyến rũ hơn.

3. Tìm công việc để quên. Hãy nhớ rằng, một trong những ý nghĩa của con người sống trên cuộc đời này là có một công việc để làm. Khi bạn đau khổ, bạn cần lao vào công việc nhiều hơn nữa. Bởi lúc đó, bạn sẽ tìm được niềm vui trong công việc, quên lãng được nỗi đau xâm chiếm, nuốt lấy tư tưởng và tình cảm của bạn.

4. Quán chiếu sự giả hợp: Những cảm xúc yêu thương, nhớ nhung, đau khổ, hận thù, thậm chí cả kẻ phản bội kia đều là do chúng ta tưởng tượng, tự làm đau mình. Bởi, trong khi chúng ta đang giãy giụa trong một mớ kỷ niệm đẹp, khóc lóc than thở cho mình thì người kia lại đang hạnh phúc với kẻ khác. Chúng ta có đang đối xử công bằng với chính mình hay không?

5. Thay vì ta khóc lóc năn nỉ để kẻ đó càng hãnh diện và vui sướng, cách trả thù trong cuộc đời duy nhất với kẻ làm cho ta đau đớn là chúng ta phải sống tự tại vui vẻ và hạnh phúc hơn. Chúng ta đừng nghĩ, chúng ta vật vã, khóc lóc, gọi điện thoại liên tục cho họ, nói cho họ biết nỗi đau mà họ gây ra cho ta thì sẽ khiến họ quay về.

6. Không điện thoại và không nhận điện thoại từ người đó.

7. Cho kẻ đó biết: Tôi có người mới rồi. Dù chúng ta có hay không có người khác, cũng hãy cho người ta thấy chúng ta đang hạnh phúc, không có anh, tôi vẫn sống và sống hạnh phúc. Nhưng bạn hãy nhớ, đừng vội vã tìm một đối tượng khác lấp đi nỗi buồn, hãy để vết thương tự lành, để chúng ta thật sự tỉnh táo khi đến với một mối quan hệ khác. Nếu không, chúng ta đang tự hố này nhảy vào một cái hố sâu hơn.

8. Bạn phải mạnh mẽ, tự tin, trả lại cho đời bằng hạnh phúc, bình yên và mỉm cười.Đã chấp nhận bị phản bội rồi thì mình sẽ quên hết, để tìm cho mình cuộc sống tích cực mạnh mẽ và tự tin hơn, khi đó sẽ làm cho kẻ phản bội ta đau đớn hơn ta, phải trả lại cho đời những kẻ làm ta đau khổ bằng thái độ sống tích cực và khôn ngoan nhất.

9. Điều cuối cùng và quan trọng vô cùng, bạn có thể không dựa vào người đàn ông khác, không dựa vào bạn bè nhưng hãy dựa vào Đức Phật. Hãy lạy Phật, sám hối, thành tâm quỳ dưới chân Ngài, tha thiết cầu xin Đức Phật và các vị Bồ Tát tiếp thêm dũng mãnh để bạn vượt qua nỗi đau phản bội này.

Một số câu hỏi thường gặp về cách vượt qua giai đoạn chia tay

1. Mất bao lâu để vượt qua nỗi đau chia tay?

Theo nghiên cứu thực tế của các chuyên gia: Năm 2007 đã chỉ ra rằng 71% số người đã trải qua nỗi buồn chia tay cảm thấy bình ổn hơn sau 3 tháng. Nhưng theo một cuộc khảo sát với 2.000 người vào năm 2017 lại cho ra kết quả kéo dài đến 6 tháng. Đặc biệt, đối với các cuộc ly hôn, năm 2009 đưa ra kết luận rằng trung bình mỗi người mất khoảng 18 tháng để bước tiếp. 

Dễ dàng nhận thấy, không có sự nhất quán về thời gian trong tất cả những cuộc nghiên cứu. Giải đáp về vấn đề này, Hilda Burke – nhà trị liệu tâm lý, cố vấn cho các cặp vợ chồng – hài hước chia sẻ: “Nếu bạn không ngừng tự hỏi bản thân phải cần bao lâu để quên một người cũng giống như thắc mắc một đoạn dây dài bao nhiêu vậy. Hãy nhớ rằng chúng ta không hề có một tiêu chuẩn hay khuôn mẫu thời gian nào để vượt qua chuyện chia tay cả. Vì vậy, không nên tự đem dây buộc mình”.

2. Có nên tránh mặt sau khi chia tay?

Cho dù mối tình của hai bạn đã kết thúc, cả hai vẫn duy trì được tình bạn tốt, thì vẫn có lí do để cả hai không nên gặp lại nhau nữa. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến tình yêu hiện tại
  • Kỉ niệm chưa bao giờ ngủ yên
  • Hay bị “nhờ vả”
  • Tình bạn sẽ “xuống cấp”

3. Cách vượt qua giai đoạn chán nhau?

Trong tình yêu, rất khó tránh khỏi những giai đoạn cảm thấy chán nhau. Và để cho tình yêu được lâu bền, không bị đứt gánh giữa đường thì cả hai cũng cần biết cách “thổi lửa” cho tình yêu để mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Dưới đây là một số bí kíp dành cho bạn:

  • Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nhàm chán
  • Cùng chia sẻ, trao đổi thẳng thắn với nhau
  • Dành thời gian F5 lại bản thân
  • Tạm sống xa nhau một thời gian
  • Nhớ lại những khoảng thời gian tươi đẹp
  • Làm mới tình yêu của bạn

Trên đây là cách vượt qua giai đoạn chia tay mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết cách vượt qua giai đoạn chia tay dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chúc các bạn thành công. 

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Tags: các giai đoạn sau chia tay của con trailời phật dạy vượt qua nỗi đau chia taycách vượt qua giai đoạn chán nhau
Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh