Ngủ trưa được xem là một trong những thói quen khó bỏ của rất nhiều người. Vậy theo quan điểm khoa học, ngủ trưa có tốt không? Hãy cùng INVERT giải đáp các thắc mắc thông qua bài viết sau.
Nên ngủ bao lâu mỗi ngày?
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sơ sinh nên ngủ tối đa 16 giờ/ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn. Trong khi đó, thanh thiếu niên cần ngủ khoảng 8 - 10 giờ/đêm, trong khi người trưởng thành cần đủ 7 giờ/đêm.
Tuy nhiên, ngủ trưa sau khi ăn sẽ tốt hoặc xấu tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng việc ngủ trưa vài lần/tuần giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch như đau tim.
Ngủ trưa có tốt không?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của chúng ta. Việc có hoặc không nên ngủ trưa tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo đó, các bác sĩ cũng luôn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc có giấc ngủ đủ mỗi ngày.
Khi ngủ, cơ thể và tâm trí được nghỉ ngơi và phục hồi, giúp giảm căng thẳng và giữ cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt. Việc không ngủ đủ sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ bị đau tim. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều tranh luận về tác động của giấc ngủ trưa sau khi ăn đối với sức khỏe.
Nên ngủ trưa bao lâu?
Một giấc ngủ trưa từ 10 đến 40 phút được khuyến nghị là tốt nhất, đặc biệt hiệu quả đối với người trên 60 tuổi. Việc ngủ trong khoảng thời gian này giúp cải thiện tâm trạng, tăng khả năng nhận thức và kỹ năng định hướng, đồng thời chậm quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, không nên ngủ quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm và nguy cơ mắc các bệnh lý.
Không ngủ trưa có tác hại gì?
Không ngủ trưa dễ gây ra các vấn đề sau:
- Kém tập trung và mệt mỏi vào buổi chiều.
- Hiệu suất làm việc giảm do não bộ cần được nghỉ ngơi sau buổi sáng.
- Buồn ngủ liên tục có thể là kết quả của việc thiếu giấc ngủ trưa.
- Thiếu giấc ngủ trưa có thể gây ra quán tính ngủ và làm mất ngủ vào ban đêm.
Đánh giá của chuyên gia về giấc ngủ trưa
1. Giấc ngủ trưa và sức khỏe tim mạch
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về mối liên quan giữa việc ngủ trưa và sức khỏe tim mạch. Điển hình như:
- Nghiên cứu tại bệnh viện Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) trên 3.462 người không có tiền sử bệnh tim mạch: Những người ngủ trưa sau khi ăn 1 - 2 lần/tuần có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch thấp hơn đáng kể so với những người không ngủ trưa.
- Tổng kết kết quả từ 11 nghiên cứu tại Đại học Tokyo (Nhật Bản): Ngủ trưa có liên quan tới sức khỏe tim mạch, có thể giảm rủi ro xuống nhưng sau đó sẽ tăng lên. Cụ thể, những giấc ngủ ngắn dưới 30 phút có lợi cho việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành.
Tuy vậy, cần thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận chính xác và toàn diện về tác động này.
2. Giấc ngủ trưa sau bữa ăn
Theo tiến sĩ Anil Rama (trợ giảng tại Trung tâm Khoa học và Y học về Giấc ngủ của Đại học Stanford ở California) cho rằng, việc ngủ trưa sau khi ăn không liên quan đến thời lượng hay tần suất ngủ trưa. Điều này phụ thuộc vào việc người đó có giấc ngủ đêm lành mạnh hay không.
Song song đó, tiến sĩ Sujay Kansagra (phó giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Duke ở Bắc California) cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù nghiên cứu về tần suất ngủ trưa và bệnh tim mạch rất thú vị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải quyết, như liệu việc ngủ trưa có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch hay là không.
Ngoài ra, chuyên gia Nate Masterson cũng nêu lên ý kiến rằng việc ngủ trưa chỉ nên được thực hiện khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi và có thời gian. Đồng thời, không nên bỏ qua nguyên nhân gốc rễ của sự mệt mỏi.
Tuy có sự tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng việc ngủ trưa có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch và tinh thần.
Những câu hỏi liên quan về việc ngủ trưa
1. Ngủ trưa 1 tiếng có tốt không?
Theo nghiên cứu trên chuyên trang sức khỏe Verywell Health, ngủ trưa vừa đủ mỗi ngày sẽ ngăn ngừa sự co rút của não khi về già. Nhưng mặt trái của giấc ngủ trong 1 tiếng là bạn dễ có cảm thấy mơ màng khi thức dậy và cần thêm thời gian để tỉnh táo trở lại.
2. Ngủ trưa 2 tiếng có tốt không?
Việc ngủ trưa trong 2 tiếng không được khuyến khích. Mặc dù ngủ trưa hàng ngày mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng ngủ quá lâu vào ban ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 34%.
3. Tại sao người Nhật không ngủ trưa?
Người Nhật không thích ngủ trưa vì họ coi đó là biểu hiện của sự lười biếng. Trong tâm trí của họ, việc nghỉ giấc vào ban ngày là điều không được đánh giá cao, đặc biệt là từ những bài học truyền miệng và truyện tranh như Doraemon.
4. Nên ngủ trưa lúc mấy giờ?
Nên ngủ trưa từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều, khoảng 20 đến 30 phút sau khi ăn trưa hoặc trước khi ăn trưa. Thời gian này giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng cường sự tỉnh táo cho buổi chiều làm việc hiệu quả hơn.
5. Ngủ trưa có mập không?
Ngủ trưa không gây ra mập. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ quá nhiều và không duy trì một lối sống cân đối với chế độ ăn uống và tập luyện sẽ dễ dẫn đến tăng cân.
6. Ngủ trưa có tăng chiều cao không?
Ngủ trưa không có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao. Tuy nhiên, một giấc ngủ đủ và đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình phát triển và phục hồi cơ thể. Từ đó, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng thể của cơ thể, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao.
Qua những thông tin trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc ngủ trưa có tốt không. Từ đó, đưa ra quyết định có nên ngủ trưa hay không.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập