Từ chối một lời tỏ tình chưa bao giờ là việc dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cũng không thể nào chấp nhận tình cảm đó và càng không thể làm tổn thương người khác bằng một câu từ chối thẳng thừng. Vậy cách từ chối tình cảm một cách tế nhị, ít khiến người khác tổn thương là như thế nào?
Cùng INVERT tham khảo ngay những cách từ chối tình cảm tế nhị, chân thành hơn, ít làm tổn thương người ấy nhất đơn giản, chi tiết, thông qua bài viết sau.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Những sai lầm khi từ chối lời tỏ tình
Thường thì những lời tỏ tình thường mang đến cảm giác hạnh phúc, vui sướng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, đôi khi chúng ta sẽ nhận được những lời tỏ tình không mong muốn. Trong trường hợp này, nếu bạn không biết cách từ chối khéo léo thì sẽ khiến cả hai trở nên lúng túng và khiến mối quan hệ trở nên xấu đi.
Một số sai lầm thường mắc phải khi muốn từ chối tình cảm của ai đó:
- Tránh né: Hầu hết các bạn nữ hay nghĩ rằng việc ngó lơ tin nhắn, cuộc gọi của đối phương là cách từ chối tình cảm nhanh nhất. Nhưng điều này không mang lại nhiều tác dụng, rất khó để họ nhận ra trừ khi họ nhận được một lời từ chối rõ ràng.
- Không từ chối nhưng vẫn giữ liên lạc: Đây cũng là một cách mà các chị em hay áp dụng ngụ ý hy vọng đối phương sẽ bỏ cuộc để bạn không cần phải từ chối thẳng thừng.
Ví dụ: Khi họ rủ bạn đi chơi, bạn việc cớ là bận hoặc trì hoãn với nhiều lý do khác nhau từ tuần này sang tuần khác. Cách làm này của bạn sẽ có tác dụng với một số người nhưng trong một số trường hợp, nó chỉ khiến đối phương không ngừng cố gắng đeo bám cho đến khi bạn thực sự đi chơi cùng họ.
- Nói rằng mình chưa sẵn sàng: Điều này thật sự hợp lý nếu như đúng thật bạn chưa muốn bắt đầu với một mối quan hệ mới. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như họ nhìn thấy bạn đang đi chơi cùng một người khác. Chắc chắn họ sẽ cảm thấy bị lừa dối và đôi khi còn dẫn đến những sự việc đáng tiếc.
- Đề nghị chỉ là bạn bè: Nhiều bạn nữ chọn phương pháp đề nghị chỉ là bạn bè với hy vọng sẽ có một thời gian dễ dàng hơn để tách hai người khỏi một mối quan hệ lãng mạn. Tuy nhiên, đối phương chỉ vui vẻ chấp nhận trong thời gian đầu nhưng sâu thẳm bên trong, họ luôn nghĩ rằng họ vẫn còn thời gian để thay đổi suy nghĩ của bạn.
Cách từ chối tình cảm một cách khéo léo, không gây mất lòng
1. Nếu người tỏ tình không quá thân thiết
Trong trường hợp bạn và đối phương không quá thân thiết, điển hình như bạn gặp người đó tại một buổi tiệc một vài lần mà thôi thì bạn chỉ cần thẳng thắn và thành thật nói với người ấy rằng: "Tôi chưa muốn nghĩ đến chuyện yêu đương lúc này, tôi có bạn trai/bạn gái rồi hay tôi nghĩ chúng ta không hợp, bạn nên tìm người khác tốt hơn tôi..."
Đặc biệt, quan trọng là bạn cần có thái độ dứt khoát nhưng cũng phải thật hòa nhã và đảm bảo rằng họ sẽ bỏ ý định theo đuổi mình.
2. Nếu đối tượng là đồng nghiệp
Nếu bạn và đối phương là đồng nghiệp và phải thường xuyên gặp nhau hằng ngày thì cách từ chối của bạn cũng nên giữ thái độ hòa nhã, tránh gây khó xử và rắc rối trong công việc sau này. Đồng thời, nếu bạn thấy người đó có ý với bạn mà bạn không có cảm giác gì thì bạn nên ngăn ngừa trước bằng cách gần xa bóng gió rằng bạn không thích tình yêu công sở, hoặc bạn muốn chú tâm vào công việc hơn là chuyện yêu đương hoặc vô tình tiết lộ rằng bạn đã có đối tượng rồi.
Ngoài ra, nếu lỡ một ngày đẹp trời người đó tỏ tình với bạn thì đầu tiên hãy cảm ơn họ. Bởi vì không dễ dàng gì trong vô số người mà họ lại cảm mến bạn. Do đó, hãy khéo léo, nhẹ nhàng từ chối rằng 2 người không hợp nhau (hãy liệt kê những điểm không hợp nhau giữa 2 người hay nêu rõ lý do bạn không thể chấp nhận tình cảm này).
3. Nếu đối tượng là bạn thân
Mặc dù không phải là không có nhưng việc tồn tại tình bạn đơn thuần giữa nam và nữ là rất hiếm. Chính vì thế, nếu đối tượng tỏ tình của bạn là bạn thân thì cũng phải biết cách từ chối một cách khéo léo.
Vì là bạn thân nên đôi khi chỉ một hành động hay một thái độ không thích nhỏ của bạn là họ cũng sẽ nhận ra ngay. Nhưng cũng nên lưu ý rằng, đừng nên từ chối thẳng thừng để làm tổn thương người đã luôn chia sẻ vui buồn và chăm lo cho mình. Hãy dùng cách nhẹ nhàng nhất để cho họ hiểu rằng bạn lúc nào cũng tôn trọng người đó như một người bạn. Nếu người bạn này vẫn còn trân trọng bạn và tình bạn giữa hai người thì tự động họ sẽ điều chỉnh thái độ mà thôi.
4. Đối với một số đối tượng đặc biệt
Một cách khác để bạn có thể từ chối ai đó một cách dễ dàng chính là nói rằng bạn đã có người yêu. Tuy nhiên, vẫn có một số đối tượng rất kiên trì và quyết tâm để bạn có thể hồi tâm chuyển ý.
Nhưng nếu như bạn vẫn kiên định với quyết định này và bạn cũng đã từ chối nhiều lần nhưng người ấy vẫn cứ đeo đuổi thì hãy xem họ như không khí. Đừng quan tâm, trả lời tin nhắn hay nhận lời đi ăn cùng,... dần dần họ sẽ tự bỏ cuộc mà thôi.
Cách từ chối tình cảm lịch sự, tinh tế
1. Từ chối một người bạn quen biết
Bước 1: Chuẩn bị tinh thần cho bản thân.
Qua đôi ba lần hẹn hò cũng như tiếp xúc, bạn đã chắc nịch và sẵn sàng để từ chối tiến tới mối quan hệ lãng mạn với người đó thì bạn cũng nên nghĩ tới hệ quả của nó trước. Đồng thời, bạn cũng nên suy nghĩ kỹ cũng như chấp nhận rằng tình bạn giữa hai người sẽ không còn như trước (hoặc thậm chí chấm dứt).
- Suy nghĩ trước về những gì bạn định nói. Không nên nói thẳng vào mặt họ “Không!” mà hãy cố giải thích theo cách không quá nhẫn tâm hay lạnh lùng.
- Cẩn thận trong lời nói, hãy luyện tập trước gương hay với một người bạn, anh chị em hiểu chuyện. Việc thực hiện điều này để đảm bảo rằng bạn có thể truyền tải thông điệp rõ ràng.
- Chuẩn bị sẵn sàng với phản ứng của đối phương, đừng đọc những lời chuẩn bị sẵn như đọc bài, mà hãy ứng biến theo hoàn cảnh.
Bước 2: Đừng chần chừ.
Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy khó chịu và muốn mọi thứ phải thật rõ ràng nếu không mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn cứ kéo dài thời gian thì đối phương sẽ càng nghĩ mọi thứ vẫn ổn, khiến lời chia tay bất ngờ và đau đớn hơn.
- Chọn thời điểm tốt: Không nên lựa ngay sinh nhật người đó, trước kỳ thi, phỏng vấn xin việc,...hoặc hãy hành động ngay nếu được.
- Đã trải qua một mối quan hệ lâu dài: Đừng ngần ngại nói thẳng với người ấy
Bước 3: Trực tiếp làm việc đó.
Nhiều bạn sẽ ngại việc phải nói cho người đó biết mà chọn cách chia tay qua tin nhắn, điện thoại, email,...Tuy nhiên, cách làm này không được đánh giá cao mà thay vào đó, hãy truyền tải trực tiếp đến đối phương. Hãy thể hiện sự trưởng thành và tôn trọng của bản thân.
- Lời từ chối được nói trực tiếp: Giúp bạn thấy được phản ứng của đối phương như bất ngờ, giận dữ, hay thậm chí nhẹ nhõm. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh hành vi tùy theo đó.
- Tìm một nơi yên tĩnh, riêng tư để nói chuyện: Chẳng ai muốn bị từ chối giữa nơi đông người, hay vô tình bị nghe thấy. Nếu bạn ngại phải ở một mình, ít nhát cũng tìm một góc kín trong nhà hàng, trung tâm thương mại, câu lạc bộ...
Bước 4: Cho họ chuẩn bị tinh thần trước khi nói.
Bên cạnh việc chọn được thời điểm thích hợp, bạn hãy tạo một chủ đề hợp lý để dẫn đến việc từ chối. Đừng nhảy bổ từ đề tài món mì hôm nay ngon không sang “Em nghĩ chúng ta chỉ nên là bạn”.
- Hãy cho đối phương thả lỏng bằng vài mẩu đối thoại dễ chịu, sau đó bạn chừa trống chỗ để dễ dàng chuyển sang đề tài nghiêm túc hơn mà không khiếm nhã hay thiếu suy nghĩ.
- Chuyển đề tài một cách mượt mà bằng những câu như “Thật vui khi biết anh, nhưng...”; “Em đã suy nghĩ nhiều về việc này, và...”; hay “Em mừng là chúng ta đã thử tìm hiểu nhau, nhưng...”
Bước 5: Thành thật nhưng phải tử tế.
Mặc dù bạn muốn nói sự thật nhưng cũng đừng nên dựng chuyện bạn thích một người khác, nối lại tình cũ,... để từ chối họ. Mọi thứ sẽ khó xử hơn nếu như họ biết bạn được bạn đang bịa chuyện.
- Cho họ biết lý do vì sao bạn từ chối họ, đừng đổ lỗi: Hãy nhấn mạnh vào bản thân, nhu cầu, cảm xúc, và quan điểm của bạn. “Không phải tại anh, là do em” nghe rập khuôn, nhưng về cơ bản thì đây cũng là chiến lược có giá trị.
- Thay vì “Em không thể ở bên một người sống luộm thuộm bừa bãi như anh”, hãy thử nói “Em chỉ là người muốn một cuộc sống trật tự và có tổ chức”.
- Hãy nói suy nghĩ về sự ABC của bạn không hợp với cái XYZ của anh ấy/cô ấy, và nói rằng bạn đã cố, nhưng không thành được.
Bước 6: Cho họ thời gian để xử lý thông tin.
Hãy cho đối phương thời gian để hiểu và đáp lại thay vì chỉ đưa ra lý lẽ bản thân, nói tạm biệt rồi bỏ về và để họ bối rối.
- Hãy cho đối phương có cơ hội trình bày nếu không họ sẽ nghĩ mọi chuyện chưa thật sự kết thúc và vẫn còn hy vọng níu kéo.
- Biết thông cảm và cho đối phương thể hiện cảm xúc (buồn, khóc, hay thậm chí trút nỗi thất vọng,...), không nên thẳng thắn quá hay xúc phạm họ.
Bước 7: Mạnh mẽ và đừng đầu hàng.
Đừng út lại lời chia tay chỉ vì cảm thấy có lỗi hoặc không muốn làm tổn thương đối phương. Hãy biết bản thân muốn gì và đang làm gì.
- Thể hiện sự tiếc nuối, đặt tay lên vai họ an ủi nhưng đừng rút lại ý kiến. Ngồi yên vị trí của bạn, dùng những câu như “Em xin lỗi đã làm anh tổn thương. Bản thân em cũng không thấy dễ chịu gì, nhưng đây là điều tốt nhất cho hai chúng ta sau này”.
- Đừng bị đối phương gài bẫy bằng cách chỉ ra lỗ hổng trong lý lẽ của bạn, hứa hẹn thay đổi hay bạn đang hiểu lầm họ. Bạn đang chia tay chứ không phải ra hầu tòa.
- Đừng khiến họ hy vọng: Tránh nói những câu như bạn “chưa hẳn” sẵn sàng, hay cố “làm bạn” (cho dù bạn muốn vậy, nhưng tốt nhất là để một thời gian sau). Đối phương có thể đánh hơi được sự lưỡng lự của bạn và chờ đợi cơ hội.
Bước 8: Đừng kết thúc cuộc nói chuyện trong không khí căng thẳng.
Trong cuộc nói chuyện, bạn cũng hãy cố gắng động viên người ấy và hãy thực sự tử tế. Đồng thời, bạn hãy cho đối phương biết rằng họ là người tốt, chẳng qua là bạn không hợp với họ, sẽ có người khác phù hợp hơn. Cảm ơn họ vì hai bên đã cơ hội tìm hiểu nhau và chúc họ điều tốt đẹp nhất.
Bước 9: Đặc biệt chú ý khi từ chối tình cảm của người từng là bạn.
Trường hợp bạn muốn cả 2 vẫn là bạn thì khi đó bạn cũng nên nói về việc bạn trân trọng giá trị tình bạn của hai người như thế nào. Tuy nhiên, đừng lấy nó làm cái cớ duy nhất.
- Hãy đưa ra những lý do mà bạn với người ấy duy trì quan hệ tình bạn thì tốt hơn tình yêu. Ví dụ “Tớ thích sự phóng khoáng và vui vẻ của cậu, và tớ ở bên cậu như một lối thoát, nhưng cậu biết đó, tớ là người chỉ cảm thấy an tâm với sự ổn định, có kế hoạch, và đó là điều tớ cần trong tình yêu.
- Chấp nhận tình trạng khó xử. Dẫu biết là cuộc nói chuyện sẽ rất khó khăn nhưng bạn cũng đừng khiến đối phương nghĩ rằng bản thân họ là nguyên nhân khiến cả hai rơi vào tình cảnh này (“Vậy ra... chuyện này khó xử quá đúng không?). Hãy cảm ơn họ vì đã thành thật với cảm xúc bản thân.
- Hãy chấp nhận rằng tình bạn có thể không còn nữa, dù muốn hay không, bạn cũng không thể quay đầu. Hãy thử nói “Mình rất muốn cả hai vẫn là bạn, nhưng mình biết cậu cần thời gian. Mình sẵn sàng nói chuyện lại khi bạn sẵn sàng”.
2. Từ chối người mới quen
Bước 1: Hãy thành thật, thẳng thắn, và tử tế.
Trường hợp người tỏ tình là những chàng trai, cô gái bạn gặp ngoài bar, câu lạc bộ sức khỏe,...thì bạn hoàn toàn có thể bịa ra cái cớ nào đó để không đi hẹn hò. Bởi vì có lẽ rất lâu bạn mới gặp lại họ nên tội gì không thành thật với nhau. Ban đầu, có lẽ cả 2 sẽ cảm thấy khó xử nhưng cuối cùng sẽ khá hơn.
Ví dụ như: “Thật vui được nói chuyện với em, nhưng chỉ như vậy thôi là tốt rồi. Cảm ơn em” sẽ hiệu quả trong trường hợp này.
Bước 2: Nói vào trọng tâm.
Đừng cố giải thích dông dài, bạn sẽ không có thời gian để chuẩn bị như khi chia tay với bạn trai/bạn gái nên hãy cứ rõ ràng, chính xác và thành thật về việc bạn không muốn có một mối quan hệ nghiêm túc với họ.
Đặc biệt, hãy nhấn mạnh vào bản thân, tập trung vào việc bạn không hợp với người đó. Bạn có thể nói “Anh rất tiếc, nhưng anh không có chung sở thích với em về [thể thao/du lịch/chơi game online], nên chúng ta sẽ không phải một cặp xứng đôi”.
Bước 3: Đừng cho số điện thoại giả hay dựng chuyện đã có người yêu.
Bạn hãy cư xử như một người trưởng thành. Đừng cho số điện thoại giả, điều này sẽ gây tổn thương cho họ nhiều hơn là lời từ chối thẳng thừng. Hãy để sự tử tế đó có tác dụng đúng chỗ ngay cả khi bạn không có mặt.
Trường hợp nếu bạn thật sự phải dùng chiêu bạn trai/bạn gái giả, thì hãy xem như đó là lựa chọn cuối cùng. Trước khi thực hiện điều đó, bạn hãy thử cách từ chối thành thật, thẳng thắn và tử tế trước. Điều này luôn có tác dụng.
Bước 4: Đừng đùa cợt về chuyện đó.
Để làm giảm bầu không khí căng thẳng, bạn cũng có thể tạo giọng ngớ ngẩn hay mặt hài, trích dẫn phim các kiểu... nhưng nhớ đừng làm lố quá nếu không đối phương sẽ cảm thấy bị sỉ nhục. Nhớ là đừng vô tình biến mình thành kẻ thô lỗ trong khi đang nỗ lực thành người tốt.
Song bạn cũng nên cẩn thận với cách nói mỉa mai. Những câu kiểu như “Người như em làm sao đi chơi với anh được” cùng với giọng hài hài và nụ cười đanh đá sẽ được ghi nhận là bạn đang đùa giỡn. Đặc biệt, trong tình huống đang từ chối ai đó, đối phương sẽ không biết đó là nói đùa.
3. Từ chối một người không chịu chấp nhận
Bước 1: Hãy quên những gì bạn vừa học được, nếu cần thiết.
Trường hợp bạn gặp một người không hiểu chuyện, không chấp nhận lời từ chối, hay là kẻ biến thái thì không nhất thiết bạn phải tỏ ra nhân từ. Hãy cắt đứt mọi thứ một cách nhanh chóng và an toàn.
Ví dụ: "Xin lỗi, tôi không có hứng thú tiến xa hơn và tôi chỉ muốn nói nhiêu đó thôi. Chúc may mắn và tạm biệt."
Bước 2: Cẩn trọng khi nói dối.
Nếu bạn không thể nói dối, hãy bày ra gương mặt “không cảm xúc”, còn không thì đừng thử nếu không biết nói dối.
- Nói dối một chút nếu cần
- Cho số điện thoại giả hoặc người yêu giả nếu cần. Hoặc bạn cũng có thể nhấn mạnh chủ ngữ là bản thân bạn “Tôi chỉ muốn một mối quan hệ có cam kết hơn”, “Tôi không muốn hẹn hò người ngoại đạo/không cùng văn hóa”, “Nhìn bạn giống anh trai/em gái tôi quá”.
Bước 3: Không nên gặp mặt để nói lời từ chối nếu không nhất thiết phải làm vậy.
Nếu bạn là người nhút nhát và chưa chuẩn bị tinh thần cho việc gặp mặt thì bạn cũng có thể dùng tin nhắn hoặc email để từ chối. Nhất là khi bạn sợ rằng đối phương sẽ bùng nổ hoặc tức giận vì lời từ chối của bạn, hãy cứ thoải mái tạo khoảng cách giữa bạn và họ.
Bước 4: Đừng chỉ phớt lờ đối phương và mong rằng họ sẽ tự hiểu mà từ bỏ.
Đừng quanh co, đừng gieo bất kỳ khả năng nào bởi vì nhiều người cần một lời xác nhận rõ ràng, không ngờ vực, không đổi ý và thẳng thắn.
- Đừng bỏ qua tin nhắn/cuộc gọi/email cho đến khi bạn nói được lời chia tay. Sau khi mọi thứ đã rõ ràng, bạn có thể mặc kệ mọi lời cầu xin, oán trách hay chửi bới.
- Nếu bạn bị đe dọa hoặc cảm thấy không an toàn vì đối phương, hãy tìm trợ giúp hoặc liên hệ người có thẩm quyền. Có những người không thể chấp nhận lời từ chối một cách hòa bình.
Cách nhắn tin từ chối tình cảm khéo léo
Bước 1: Cảm ơn anh ấy và nói lời từ chối.
Trong mọi tình huống, đây chính là cách đơn giản và phù hợp nhất. Đặc biệt, lời “cảm ơn” ngắn gọn cho thấy rằng bạn trân trọng tình cảm của anh ấy. Sau đó, hãy thẳng thắn và thành thật nói rằng bạn không có ý định hẹn hò. Một số mẫu tin nhắn bạn có thể áp dụng:
- “Cảm ơn anh đã khiến em cảm thấy đặc biệt! Nhưng phải nói thật là em không có nhã hứng để bắt đầu một mối quan hệ.”
- “Cảm ơn anh đã ngỏ lời mời, nhưng em không thể nhận lời.”
- “Cảm ơn anh đã mời! Em trân trọng tình bạn của chúng ta, nhưng em không có tâm trạng cho việc hẹn hò.”
Bước 2: Khen ngợi anh ấy trước để giảm căng thẳng.
Để giảm bớt căng thẳng, bạn cũng có thể mở đầu bằng việc hồi đáp tích cực. Đừng khiến anh ấy cảm thấy bản thân thật tồi tệ. Thay vào đó, bạn hãy dùng những lời khen thật lòng. Kế đó, bạn mới giải thích rằng bạn hiện không quan tâm đến chuyện hẹn hò. Điển hình như:
- “Anh đẹp trai, thông minh và hát hay nữa, nhưng em không thể nhận lời.”
- “Anh là người hài hước và dí dỏm, nhưng em không muốn chúng ta vượt quá giới hạn bạn bè.”
- “Anh là mẫu người tuyệt vời, và thật may mắn cho bất kỳ ai có thể ở bên cạnh anh. Nhưng mà hiện tại chuyện hẹn hò không phù hợp với em.”
Bước 3: Dùng đại từ ngôi thứ nhất để tránh làm tổn thương anh ấy.
Song bạn cũng có thể đỡ tủi thân khi dùng câu với đại từ ngôi thứ nhất. Đồng thời, bạn cũng nên diễn đạt theo cách “vấn đề là ở bạn, không phải ở anh ấy”. Khi đó, trong tin nhắn trả lời của bạn, hãy tập trung vào cảm xúc của bạn và vì sao bạn không phù hợp với anh ấy. Song bạn cũng đừng đề cập thiếu sót của anh ấy hoặc vì sao bạn không quan tâm đến chàng. Cụ thể:
- “Em có thiện cảm với anh, nhưng lúc này em chưa sẵn sàng để bắt đầu mối quan hệ tình cảm.”
- “Em rất thích khi được làm bạn với anh, nhưng em không cảm thấy thoải mái để tiến xa hơn.”
- “Em rất vui khi được ở bên anh, nhưng hẹn hò không phải là lựa chọn phù hợp với em trong thời điểm hiện tại.”
Bước 4: Cho anh ấy biết bạn đang hẹn hò với người khác.
Nếu bạn không muốn khiến cho anh ấy thất vọng tràn trề thì đây cũng là cái cớ mà bạn có thể dùng. Hãy chân thành quan tâm đến anh ấy và lịch sự từ chối lời hẹn hò. Theo đó, bạn hãy giải thích rằng bạn đang hẹn hò với người khác và sẽ không công bằng khi bạn cũng đi chơi với anh ấy. Cụ thể:
- “Em rất vui khi nhận được lời hẹn của anh, nhưng em đang gặp gỡ người khác. Em không thể đi chơi với anh trong lúc đang hẹn hò với anh ấy.”
- “Đi chơi với anh rất vui, nhưng hiện tại em đang hẹn hò với người khác. Hy vọng anh sẽ sớm gặp được người phù hợp!”
- “Bình thường thì em sẽ nhận lời. Nhưng em đã có bạn trai, nên hiện tại chúng ta chỉ có thể là bạn bè.”
Bước 5: Nói rằng bạn xem anh ấy như bạn bè.
Đừng phủ phàng từ chối một cách thẳng thừng mà thay vào đó bạn nên cho anh ấy biết bạn trân trọng tình bạn này như thế nào. Đôi khi điều này sẽ khiến cho 2 người duy trì được tình bạn đấy nhé. Cụ thể:
- “Em rất thích đi chơi với anh, nhưng em chỉ xem chúng ta như bạn bè.”
- “Anh là người bạn tốt mà em không muốn đánh mất. Chúng ta có thể tiếp tục làm bạn không?”
- “Chúng ta vẫn luôn thân thiết với nhau và em xem anh như anh trai. Em hy vọng anh hiểu chúng ta không thể hẹn hò.”
Bước 6: Viện cớ không có cảm xúc đặc biệt.
Nếu là bạn bè hay là người quen thì bạn cũng có thể viện cớ rằng bạn không có cảm xúc đặc biệt với người ấy. Hãy cho anh ấy biết bạn trân trọng tình bạn giữa hai người nhưng không có cảm xúc đặc biệt khác. Hoặc hai người không có chất xúc tác để tiến xa, nhưng bạn sẵn lòng gặp gỡ anh ấy với tư cách bạn bè. Chỉ cần nói như vậy thôi.
- “Em thật sự thích khi ở bên anh, nhưng em không cảm nhận được sức hấp dẫn giữa hai ta.”
- “Anh là chàng trai tốt, nhưng hai chúng ta không có cảm xúc đặc biệt. Em nghĩ anh sẽ tìm được người khác phù hợp hơn.”
- “Anh rất vui tính, nhưng em không cảm nhận được tình cảm đặc biệt khác. Chúng ta có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại không?”
Bước 7: Nói rằng bạn không phải cô gái phù hợp với anh ấy.
Nếu anh ấy có vẻ nhạy cảm với lời từ chối thì bạn cũng có thể nói rằng bạn không phải cô gái phù hợp với anh ấy. Điều này có thể tránh được những tổn thương cho anh ấy mà còn có thể giúp anh ấy thay đổi ý định. Đây là cách diễn đạt “vấn đề không phải là bạn, mà là do tôi”. Ví dụ như:
- “Anh là chàng trai tốt, nhưng em không phải là cô gái phù hợp với anh.”
- “Anh quả là tử tế khi mời em đi chơi, nhưng em không phải người phù hợp với anh.”
- “Anh là anh chàng tuyệt vời xứng đáng với một người tuyệt vời. Nhưng mà em không phải là người phù hợp với anh.”
Bước 8: Giải thích rằng bạn muốn tập trung vào công việc hoặc học tập.
Một cách khác để bạn có thể từ chối tình cảm một cách khéo léo chính là bạn hãy nói rằng bạn rất vui nhưng không có thời gian cho chuyện tình cảm. Điển hình, bạn có thể nhắc đến việc học, kế hoạch cá nhân hoặc dự án tốn nhiều thời gian.
- “Chuyện hẹn hò không có trong kế hoạch hiện tại của em. Em đang bận việc học và muốn tập trung cho chuyện này.”
- “Em ước gì mình có thời gian để hẹn hò! Bây giờ toàn bộ thời gian của em đều dành cho việc học.”
- “Cảm ơn anh đã ngỏ lời hẹn, nhưng công việc hiện tại không cho phép em hẹn hò. Em đang cố gắng làm việc để thăng chức.”
Bước 9: Nói rằng bạn chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ.
Thay vì viện cớ, bạn có thể nói rằng bạn chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ. Cũng đừng nên lo lắng về việc giải thích vì sao bạn không muốn hẹn hò. Bạn chỉ cần cho người ấy biết hiện tại bạn chưa sẵn sàng để hẹn hò. Nhưng bạn cần lưu ý rằng anh ấy sẽ thắc mắc nếu bạn bắt đầu hẹn hò với người khác ngay sau khi nói điều này.
- “Em rất vui khi nhận được lời mời, nhưng em không có hứng thú với chuyện hẹn hò ngay lúc này.”
- “Hiện tại em không có thời gian để hẹn hò, nên em không thể nhận lời.”
- “Bây giờ em chỉ muốn tập trung vào bản thân, nên không muốn hẹn hò.”
Một số câu từ chối tình cảm hay khác
1. Những câu từ chối lời tỏ tình khéo léo, tế nhị nhất
Thay vì nói “cậu không phải tuýp người mình thích” hay “mình chỉ muốn làm bạn”, thì bạn có thể từ chối một cách tế nhị, chân thành hơn, ít làm tổn thương người ấy nhất. Cùng INVERT tham khảo ngay những câu từ chối lời tỏ tình khéo léo, tế nhị nhất ngay sau đây nhé.
2. Cách từ chối lời tỏ tình không quá "phũ" khi còn đi học
Nếu bạn nhận được lời tỏ tình, nhưng bạn chưa muốn yêu hoặc không yêu người ấy thì bạn cũng có thể sử dụng ngay những bí kíp sau để có thể từ chối người ấy một cách tinh tế nhưng cũng vừa dứt khoác, rõ ràng. Cùng tham khảo nhé.
Cách từ chối con gái: "Anh không nuôi nổi con em đâu, anh bất tài mà."
Nhớ giữ thể diện cho đối phương là được.
"Ồ, anh vẫn có thể tiếp tục mà."
Hỏi vay tiền.
Mặt mộc gặp hắn.
Mặt mộc gặp hắn hỏi vay tiền.
Say rượu, mặt mộc gặp hắn hỏi vay tiền.
3. Những câu từ chối tình cảm phũ nhất
Đôi khi chúng ta phải chấp nhận nghe một lời từ chối tỏ tình phũ phàng khiến bản thân... câm nín. Nhưng cách duy nhất để bạn có thể kết thúc một mối tình không phù hợp chính từ chối một cách thẳng thừng. Cùng INVERT tham khảo ngay những câu từ chối tình cảm phũ nhất ngay dưới đây.
Chàng trai: " Trừ khi em gầy hơn tôi".
"Sẽ cười. Vì em biết anh đang kể chuyện cười".
"Làm gì? Tuy anh rất quý em, nhưng anh có bạn trai rồi".
"Hả? Anh nói gì? Alo, ở đây gió lớn quá chắc mất sóng rồi."
"..." (Đã xem)
"Rất tiếc, chỗ em lại đang mưa".
"Anh biết chơi cờ tướng không?"
"Anh không"
"Tốt. Anh đánh thắng cờ thắng được máy, em làm vợ anh".
"Anh tưởng tôi không biết anh có ý định tiếp cận anh trai tôi à? Đừng mơ tưởng".
"Anh tuổi con gì?"
"Lợn."
"Rất tiếc, em không thích thịt lợn."
"Anh hết tiền à? Em cho mượn tiền đi mua gấu".
"Có."
"Vậy hãy đứng cách anh 150 triệu km."
"Nói nhiều quá, đi sang bên kia cho người ta còn làm bài".
"Ơ, kệ anh chứ".
4. Cách từ chối tình cảm nhưng vẫn muốn làm bạn
Việc từ chối tình cảm của một người bạn, nhất là những người bạn thân chắc hẳn là một điều không thể dễ dàng nhưng nếu bạn đã xác định được tình cảm của mình thì hãy dần dần khi quên hết "chuyện cũ". Dưới đây là một số mẫu câu từ chối tình cảm nhưng vẫn muốn làm bạn mà bạn có thể áp dụng:
5. Cách từ chối tình cảm ngầu
Dẫu biết là trong tình yêu, không nên ép buộc, cưỡng cầu nhưng khi có một ai đó dành nhiều thời gian cho bạn nhưng bạn lại không có tình cảm thì cũng không thể miễn cưỡng. Khi đó, để có thể tạo không khí vui nhộn, giảm bớt sự tổn thương cho người ấy thì bạn cũng có thể sử dụng những câu từ chối tình cảm ngầu được INVERT tổng hợp ngay dưới đây.
6. Cách từ chối tình cảm của bạn thân
Trong mối quan hệ bạn bè giữa hai người khác giới sẽ luôn có những lần ta "vô tình" ngỡ rằng mình đã thương cô/chàng bạn thân của mình mất rồi. Tuy nhiên, nếu một ngày cậu bạn thân tỏ tình thì phải làm sao đây? Cùng INVERT tham khảo ngay những cách từ chối tình cảm của bạn thân hay dưới đây.
7. Cách từ chối tình cảm của đồng nghiệp
Từ chối đồng nghiệp là một việc làm không dễ vì môi trường công sở đầy cạnh tranh rất dễ tạo ra sự hiểu lầm, đó kị. Vì vậy, hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nói “không” với ai đó.
- Hãy nhạy bén với động thái từ chối. Lưu ý mức độ thân thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Chính vì vậy mà bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, công việc,...).
- Biết rõ việc được nhờ. Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết “lượng” sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối “thẳng thừng” thì lại kém tế nhị. Hãy “hoãn binh” một lúc để “chọn” từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai.
Ngoài ra, trước khi đưa ra câu trả lời, hãy hỏi rõ xem công việc người đó định nhờ là gì. Nếu quá sức hoặc không đúng chuyên môn thì dù có rảnh rỗi cũng không nên giúp, kẻo lại mang họa vào thân.
- Đánh giá yêu cầu. Khi được nhờ cậy, hãy đánh giá công việc rồi phân tích để giúp người kia hiểu rõ vì sao bạn đồng ý hoặc vì sao từ chối. Nếu có thể, bạn hãy đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia.
- Xác định khả năng. Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.
- Cảm thông và hiểu biết. Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đồng nghiệp. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì “lực bất tòng tâm”.
- Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn. Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị “tam sao thất bản”.
- Đừng trì hoãn khi đã quyết định. Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: “Một sự bất tín, vạn sự không tin”. Đó cũng là chính mình hạ giá mình!
- Đừng “thế thủ”. Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách họ. Đừng nói những câu kiểu như “việc thế này mà cũng phải nhờ á?” hoặc chung chiêng “Chả biết mình có giúp được không nữa”.
- Đừng thất hứa. Dù biết không thể làm được nhưng bạn vẫn nhận lời, rồi hứa lên hứa xuống, làm người kia trông chờ và hy vọng. Có thể vì bạn quá cả nể và không nỡ từ chối, song đó là một cách hành xử sai lầm đấy.
- Đừng nói “không” ngay khi họ vừa đề cập nhờ. Hãy bình tĩnh lắng nghe, dù ngay từ đầu bạn đã biết không thể giúp được. Không cần những lời sáo rỗng nhưng ý thức lắng nghe, chia sẻ của bạn khiến đồng nghiệp thấy vui, dù họ không được bạn giúp.
8. Cách từ chối tình cảm của con gái
Chắc hẳn bạn đã nhận được một lời tỏ tình mà bản thân không mong muốn, và bạn đang bối rối không biết phải từ chối lời tỏ tình đó như thế nào sao cho khéo léo, tế nhị nhất? Cùng INVERT tham khảo ngay những cách từ chối tình cảm của con gái hay ngay dưới đây.
9. Cách từ chối tình cảm của người yêu cũ
Một ngày đẹp trời, bỗng dưng bạn nhận được một tin nhắn hay cuộc gọi từ người yêu cũ yêu cầu muốn quay lại với bạn. Lúc này, bạn sẽ vô cùng bối rối và không biết phải trả lời như thế nào. Vậy bạn nên làm gì khi người yêu cũ muốn quay lại? Có nên đồng ý hay thẳng thừng từ chối? Và nên trả lời thế nào cho ngầu? Cùng INVERT tham khảo ngay những mẫu câu dưới đây nhé.
10. Cách từ chối tình cảm đồng giới
Từ chối tình cảm của một người thích mình vốn đã là một việc nhạy cảm và khó xử. Trường hợp của em lại càng éo le hơn khi đối tượng là người có xu hướng hấp dẫn giới tính khác mình.
Điều cần làm bây giờ là phải bình tĩnh khéo léo xử lý vấn đề chứ đừng vì những áp lực hiện tại mà cư xử không đúng mực. Trước mắt, bạn hãy đối xử bình thường, đừng xua đuổi hay tránh né sẽ làm cho người ấy mặc cảm và phản ứng quyết liệt hơn. Bên cạnh đó hãy tìm dịp thuận tiện mà phân tích cho người đó hiểu rằng bạn và người đó không có tình cảm với nhau. Sẽ rất đau khổ, khó xử cho cả 2 nếu như em ấy cứ cố chấp theo đuổi tình cảm này.
Đừng nên dao động vì chuyện này mà nhượng bộ. Như vậy càng làm cho người ấy có hy vọng và tiếp tục gây áp lực. Thay vào đó, bạn nên bày tỏ suy nghĩ rằng đặc biệt không thích những người lấy tính mạng của mình ra đe dọa như em đã nói. Bởi vì tính mạng là một thứ quý giá thuộc về ba mẹ mình, người ấy không nên lấy nó ra làm vật trao đổi cho một người không yêu mình. Điều này, vừa khiến cho bạn ấy từ bỏ ý định làm những chuyện nguy hiểm tính mạng vừa cho bạn ấy hiểu được sự dứt khoát của mình.
Thông thường, những người lấy tính mạng ra làm áp lực trong tình cảm chỉ là để lôi kéo sự quan tâm của đối phương. Cho nên, hãy giữ thái độ bình thản, người ấy sẽ suy nghĩ lại và từ bỏ cách níu kéo này. Đồng thời, hãy phân tích cho bạn ấy hiểu, bạn ấy còn trẻ, rồi thời gian sẽ giúp tìm được một đối tượng thích hợp với mình. Đừng quá cố chấp mà đ.ánh mất cả tình cảm chị em hiện tại.
Còn nếu như bạn ấy vẫn cố chấp và có các dấu hiệu có thể làm tổn hại bản thân như đã nói thì bạn nên liên hệ với người yêu quý bạn ấy, thuyết phục họ phối hợp cùng bạn để ngăn chặn trước các tình huống xấu có thể xảy ra.
Rất khó có thể từ chối tình cảm của một người mà không làm tổn thương họ về mặt tinh thần. Có thể sẽ gây tổn thương cho người ấy trong giai đoạn này, nhưng sau đó khi bạn ấy đã hiểu ra thì sẽ tốt cho cả hai. Do vậy, bạn hãy bình tĩnh để chọn được những cách ứng xử sáng suốt nhất.
Cách từ chối tình cảm bằng tiếng Anh
Đôi khi bạn sẽ nhận được một lời yêu bằng tiếng Anh. Tất nhiên sẽ rất khó để nói lời từ chối, nhất là nếu đó là người thân hay bạn bè thân thiết với bạn. Nhưng nếu bạn không thể nhận lời, thì làm thế nào để từ chối lịch sự bằng tiếng Anh các yêu cầu này? Cách tốt nhất là hãy lịch sự đưa ra lý do và xin lỗi họ rằng bạn không thể giúp đỡ được họ.
Thật không may rồi, lúc này không phải thời điểm thích hợp.
Tiếc quá tôi có thứ khác rồi.
Nghe hay đấy, nhưng tôi không thể hứa đâu.
Tôi không thể thực hiện lúc này được đâu.
Cảm ơn, nhưng không.
Xin lỗi nhé, nhưng tôi không thể làm thế.
Ước gì tôi có thể làm cho nó hoạt động.
Giá như tôi có thể.
Giá như tôi có thể.
Có lẽ lúc khác thích hợp hơn.
Cảm ơn nhé, nhưng nghe hay đấy.
Tôi thích lắm – nhưng tôi không thể.
Giá như nó hoạt động.
Cảm ơn đã nhớ tới tôi, nhưng tôi không thể.
Trên đây là cách từ chối tình cảm mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết cách từ chối tình cảm dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập