Dự án đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long và Vành đai 3,5 là một trong những dự án giao thông trọng điểm của trung tâm Thủ đô. Tháng 9/2020, dự án đường Vành đai 3 trên cao đã được hoàn tất với tổng chiều dài 4,591km, tốc độ 100km/h, đoạn cuối tuyến có giới hạn tốc độ 80km/h.
Tính đến năm 2023, tuyến đường vành đai 3.5 từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32, trị giá hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021. Nhưng sau hơn 6 năm thi công, tiến độ vẫn chưa hoàn thiện. Hãy cùng INVERT cập nhật những thông tin mới nhất về hai tuyến đường này.
Thông tin nhanh đường Vành đai 3 Hà Nội
Tên dự án: Đường Vành Đai 3 Hà Nội (ký hiệu toàn tuyến là CT.20) | Quy mô: 30km |
Điềm đầu: Km 0+130 phía Bắc cầu vượt Mai Dịch | Vốn đầu tư: 1.416 tỷ đồng |
Điểm giữa: Quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai | Khởi công: Tháng 5/2018 |
Điểm cuối: Km 5+497,72, phía Nam cầu Thăng Long |
Dự kiến hoàn thành vào 9/2020 |
Thiết kế tổng quan đường Vành đai 3 Hà Nội
Theo thiết kế ban đầu, đoạn cầu cạn từ Mai Dịch - Nam Thăng Long với những thông số như có chiều dài hơn 5000km, với chiều dài cầu cạn là 4,836km, nhịp dầm thép dài hơn 400m, quy mô 4 làn xe, tốc độ 100km/giờ và 80km/giờ (phụ thuộc vào từng đoạn cầu), bề rộng cầu khoảng 24m.
Tại nhiều nút giao như Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế - Công viên Hòa Bình - Tây Thăng Long được thiết kế bằng cầu dầm thép hiện đại. Đồng thời, để phục vụ cho công trình thi công, chính quyền thành phố đã chặt hạ gần 1.200 cây xanh đoạn từ đường Mai Dịch đến cầu Thăng Long, từng gặp nhiều ý kiến trái chiều và áp lực từ người dân.
Sau hơn 2 năm thi công, Vành đai 3 trên cao đã cơ bản thành hình với toàn bộ 113 trụ cầu, các thanh dầm và bản mặt cầu đã được nối với nhau. Đoạn dưới Phạm Văn Đồng cũng trở nên hoàn thiện hơn về mặt đường, hệ thống thoát nước, vỉa hè,.. đều trở nên thông thoáng và mát mẻ hơn.
Khi hoàn thành xong, dự án này sẽ được đồng bộ cùng đường Vành đai 3 dưới thấp để tháo gỡ nút thắt giao thông của Phạm Văn Đồng, giải quyết tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm, việc di chuyển sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tiến độ thi công đường Vành đai 3 và 3.5 Hà Nội 2023
1. Thông xe đường Vành đai 3 trên cao Mai Dịch - Nam Thăng Long
Sau hơn 2 năm triển khai, đến tháng 9/2020, các nhà thầu đã hoàn thành việc xây dựng cầu cạn từ phía Bắc (cầu vượt Mai Dịch) đến phía Nam (cầu Thăng Long), tổng chiều dài 5,367km, trong đó 4,591km là đoạn trên cao. Đoạn đường trên cao này thiết kế để đạt tốc độ 100km/h, trong khi đoạn cuối tuyến giới hạn tốc độ 80km/h.
Tất cả các hạng mục chính của dự án đã hoàn thành và đáp ứng đủ điều kiện để mở cửa và đưa vào sử dụng. Trong giai đoạn khai thác và sử dụng, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục hướng dẫn Ban quản lý dự án Thăng Long thực hiện việc triển khai và hoàn thiện 6 nhánh nối tại các nút giao Hoàng Quốc Việt và Nam Thăng Long, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2021. Đồng thời, dự án cũng sẽ tiếp tục xây dựng 2 cầu song song với cầu Mai Dịch hiện tại, nhằm tạo sự liên kết mượt mà cho toàn bộ phần đường trên cao từ Mai Dịch đến Pháp Vân.
Việc hoàn thành dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long đã mở ra cơ hội kết nối liền mạch theo tiêu chuẩn cao tốc, tạo thành một đoạn vành đai 3 dài 30km từ cầu Phù Đổng (ranh giới giữa Bắc Ninh - Hà Nội) đến cầu Thăng Long. Đồng thời, đây cũng tạo nên sự kết nối vùng mạnh mẽ, liên thông với sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, 5, 6, 32, cùng các tuyến cao tốc như Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Bắc Giang, Hà Nội - Hải Phòng, Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình và đại lộ Thăng Long.
Dự án đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm giai đoạn 2 dài 9km, phần lớn chạy trên cao, vốn đầu tư 5.547 tỷ đồng. Dự án này đã được đưa vào khai thác và sử dụng từ tháng 2/2012 và hoàn thành sớm hơn tiến độ đã ký hợp đồng. Tuy nhiên Trên thực tế, dự án đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm xuất hiện hằn lún vệt bánh xe nên vấn đề tiền thưởng cần xem xét lại.
Trước đó, dự án Vành đai 3 đang được gấp rút hoàn thành song trước đó cũng gặp khó khăn trong khâu giải quyết mặt bằng. Cụ thể, chủ đầu tư Thăng Long yêu cầu chính quyền Hà Nội trước năm 2018 phải bàn giao đủ mặt bằng để thi công dự án. Tuy vậy, phải đến đầu năm 2019, dự án mới được triển khai, chậm hơn với kế hoạch ban đầu tận 4 tháng.
Bên cạnh quá trình giải phóng mặt bằng, dự án còn gặp vướng mắc trong công tác xác định giá trị gói thầu. Tổng của cả hai gói thầu theo chủ đầu tư chỉ mới đạt gần 70% so với hợp đồng, nguyên nhân đến từ nhiều hạng mục phát sinh thiết kế cơ sở hay điều chỉnh thiết kế của từng giai đoạn thi công.
Tiến độ dự án đến tháng 6/2020: Về cơ bản, dự án Đường Vành đai 3 đã hoàn thành đến 90% tiến độ và cam kết rằng sẽ kịp đưa vào kế hoạch chào mừng 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội vào tháng 10 tới đây.
Hơn nữa, tuyến đường Phạm Văn Đồng cũng đang dần trở nên khang trang, lưu lượng xe cộ qua đây cũng thông thoáng hơn. Khi tuyến đường này hoàn thiện, sẽ cùng kết nối với nhau để tạo nên huyết mạch giải quyết tình trạng giao thông có phần quá tải trong khu vực và giúp rút ngắn thời gian di chuyển đến với trung tâm nội thành hơn rất nhiều.
2. Đường vành đai 3 qua Đông Anh ước tính đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng
Tháng 7/2023, UBND TP. Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố về việc phê thông qua chủ trương điều chỉnh dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công của thành phố. Dự án xây đường vành đai 3 qua huyện Đông Anh dự kiến tổng vốn đầu tư là 4.988 tỷ đồng và sẽ diễn ra từ năm 2023 đến 2028.
Trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư, UBND thành phố đề xuất phê duyệt cho 49 dự án, bao gồm 2 dự án thuộc nhóm A, 39 dự án thuộc nhóm B và 8 dự án thuộc nhóm C, với tổng mức đầu tư ước tính là 30.901 tỷ đồng. Theo đó, dự án xây dựng đoạn đường vành đai 3 qua huyện Đông Anh, nằm trong nhóm A, có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.988 tỷ đồng.
Đối với nguồn vốn, UBND thành phố cho biết, nguồn đầu tư cho dự án sẽ được lấy từ hai nguồn ngân sách, bao gồm 2.711 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và 2.277 tỷ đồng từ ngân sách huyện Đông Anh.
Theo kế hoạch trung hạn 5 năm 2021-2025, sau khi đã rà soát và điều chỉnh, nhu cầu vốn cho dự án trên được ước tính là 800 tỷ đồng. Với số vốn này, UBND thành phố cho biết sẽ đảm bảo khả năng cân đối và có đủ điều kiện để trình HĐND thành phố tại kỳ họp thứ 13.
Trước đó, UBND huyện Đông Anh đã có tờ trình gửi UBND Thành phố Hà Nội và Sở Nội vụ liên quan đến việc thành lập quận Đông Anh cùng các phường trong quận.
Theo đề án, Đông Anh sẽ được phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế tại khu vực bắc sông Hồng, đóng góp vào sự phát triển của khu vực phía bắc Thủ đô.
Việc thành lập quận Đông Anh sẽ dựa trên diện tích tự nhiên 185km2, dân số 437.000 người và gồm 24 xã và thị trấn hiện có. Đông Anh sẽ có 24 phường, bao gồm Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh và Xuân Nộn.
Đặc biệt, UBND huyện Đông Anh cũng cho biết, việc thành lập quận sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của huyện và cả Thành phố Hà Nội nói chung.
3. Khởi công đường nối cao tốc phía Nam với Vành đai 3 Hà Nội
Trong thông báo phát ra vào sáng ngày 18/7/2023, đại diện của UBND thành phố Hà Nội thông tin rằng vào sáng ngày 19/7, UBND thành phố sẽ tổ chức lễ khởi công cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3.
Cũng theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội (là chủ đầu tư), mục tiêu của dự án là xây dựng tuyến đường theo kế hoạch quy hoạch, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, và đảm bảo an toàn giao thông cho khu vực nội thành. Dự án cũng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì cùng với khu vực phía Nam và Đông Nam trung tâm thành phố.
Ngoài ra, dự án cũng sẽ được triển khai thông qua 3 gói thầu xây lắp chính. Hiện tại, Ban Quản lý Dự án giao thông đang tiến hành thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật cùng dự toán cho các gói thầu xây lắp, cũng như chuẩn bị mặt bằng để tổ chức quá trình đấu thầu và khởi công dự án.
Chiếu theo hồ sơ, thiết kế dự án đã được trình các cấp có thẩm quyền. Tuyến đường sẽ có chiều dài khoảng 3,4km, bắt đầu từ điểm giao với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (tại Km184+100) và kết thúc tại Vành đai 3 (tại Km169+100), với mặt cắt ngang nền đường tiêu chuẩn 60m. Cũng theo đó, tổng diện tích sử dụng đất ước tính là 31,05ha.
Ngoài ra, tổng mức đầu tư cho dự án là hơn 3.240 tỷ đồng, được cấp từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chiếm hơn 936 tỷ đồng; chi phí xây dựng gần 1.930 tỷ đồng... Dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn từ 2022 đến 2025.
4. Tiến độ đường Vành đai 3.5 tại Hà Nội sau 6 năm thi công
Tính đến năm 2023, dự án xây tuyến đường vành đai 3.5 từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32, trị giá hơn 1.000 tỷ đồng vẫn đóng vai trò quan trọng rất trong hạ tầng giao thông Thủ đô. Dự kiến hoàn thành cuối năm 2021, tuy nhiên sau hơn 6 năm thi công, tiến độ vẫn chưa hoàn thiện.
Trong buổi kiểm tra tại hiện trường dự án Vành đai 3.5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Dương Đức Tuấn đã chỉ đạo: "Liên quan đến khu vực di chỉ Vườn Chuối, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần phê duyệt phương án giao việc khảo sát, khai quật cho UBND huyện Hoài Đức. Mục tiêu là hoàn thành việc bàn giao một nửa diện tích cắt ngang của khu di chỉ (khoảng 6.000 m) nằm trên đường đỏ trước quý III/2023 để thực hiện dự án".
Đối với mảnh đất có diện tích 151 m2 thuộc quốc phòng, UBND thành phố đã liên hệ với Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) để bàn giao, với triển vọng tốt. Đối với 2 ngôi mộ nằm trong dự án, địa phương đang tích cực tuyên truyền và thúc đẩy việc di dời.
Vai trò đường Vành đai 3 khi đi vào hoạt động
Sau khi dự án hoàn thành, đường Vành đai 3 sẽ đóng góp quan trọng vào hệ thống giao thông của thành phố. Đoạn từ cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ khép kín đường vành đai 3 trên cao, tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết vấn đề ùn ứ giao thông thường xảy ra trên cung đường Phạm Văn Đồng, hay những tuyến đường có tình trạng tương tự: Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn... Tạo nên một vòng tròn giúp cư dân trong khu vực dễ dàng liên kết đến sân bay Nội Bài hay những khu vực lân cận.
Bên cạnh việc thi công, chính quyền thành phố cũng yêu cầu chủ đầu tư phải đảm bảo được chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường xung quanh dự án, nhằm nâng cao tính thẩm mỹ cho toàn khu vực cũng như giúp đô thị văn minh hơn.
Đối với thị trường bất động sản nói riêng, nhiều nhà chuyên môn đánh giá sau khi Vành đai 3 hoàn thiện sẽ trở thành cầu nối đẩy mạnh thị trường bất động sản ở những khu vực như quận Hoàng Mai hay Thanh Trì. Hơn nữa, nếu so sánh thị trường của vực này với những khu vực khác thì ở đây “quỹ đất còn rộng, giá đất còn mềm“. Với vị trí là cửa ngõ phía Nam và có sự xuất hiện của những tuyến đường giao thông quan trọng thì chắc chắn, đây sẽ là có tiềm năng bất động sản vô cùng cao.
Tuyến đường Vành đai 3 tuy bị ảnh hưởng của dịch Covid 19 và từng chậm chậm 6,5% so với kế hoạch, nhưng nhờ vào những kế hoạch đúng đắn của nhà đầu tư, dự án đang đi đúng hướng và sẽ hoàn thành đúng tiến độ. Hãy cùng chờ tuyến đường giao thông quan trọng này đóng góp vào hạ tầng - kinh tế - xã hội cho trung tâm Thủ đô, thay đổi cảnh quan và nâng tầm đô thị văn minh hơn.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập