Tước quân tịch đang là một trong những từ khoá được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu các quy định xoay quanh quân nhân hay những người làm việc trong môi trường quân đội. Vậy tước quân tịch là gì? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với quân nhân khi bị tước quân tịch là như thế nào?
Cùng INVERT tham khảo ngay để biết được tước quân tịch là gì, nguyên nhân cũng như những nguyên tắc xử lý sau khi bị tước quốc tịch nhé.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Tước quân tịch là gì?
Tước quân tịch (Tước danh hiệu quân nhân) là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước mọi quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng về quân nhân đó.
Theo khoản 1, 2 Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP, tước danh hiệu quân nhân là một trong các hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (gọi chung là quân nhân).
Trước đó, tước danh hiệu quân nhân là hình phạt bổ sung được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Được áp dụng cho các đối tượng phạm tội là quân nhân khi phạm tội nghiêm trọng do cố ý gây nguy hại lớn cho xã hội.
Ví dụ: Phạm tội bỏ vị trí chiến đấu; phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; …
Trong tiếng anh, tước quân tịch được dịch là “Take away the title of soldier”.
Quy định về tước quân tịch mới nhất
1. Đối tượng áp dụng
Chủ yếu áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nguyên tắc xử lí theo thông tư 16/2020/TT-BQP quy định:
Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Việc áp dụng hình thức kỷ luật tước quân tịch phải được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật tước quân tịch được pháp luật quy định.
3. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
Khoản 3 Điều 42 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về về trường hợp kỷ luật tước quân tịch như sau:
“Trường hợp bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân thì chỉ huy đơn vị quản lý quân nhân bị xử lý từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải cử người đưa quân nhân bị kỷ luật, cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú (trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù).”
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định về trình tự thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp như sau:
- Trường hợp quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt thì đơn vị gửi văn bản thông báo hình thức xử lý và yêu cầu quân nhân vi phạm trở lại đơn vị về Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn, cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú và gia đình quân nhân. Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà quân nhân vi phạm vẫn không trở lại đơn vị thì bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
- Trường hợp người vi phạm đã chết thì chỉ xem xét, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
4. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân
Khoản 2,3,4 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về thời hạn xử lí kỷ luật tước quân tịch như sau:
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.
- Trường hợp người vi phạm kỷ luật có liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, đơn vị tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo Khoản 2 Điều này.
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.”
Các trường hợp bị tước quân tịch
Theo chương II Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về các trường hợp quân nhân bị tước quân tịch như sau:
- Chống mệnh lệnh (Điều 13)
Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan
- Lôi kéo người khác tham gia
- Trong sẵn sàng chiến đấu
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (Điều 16)
Dùng lời nói, hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín, thân thể người chỉ huy hoặc cấp trên thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là sĩ quan
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới (Điều 17)
Người chỉ huy hoặc cấp trên dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể của cấp dưới thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Làm nhục, hành hung đồng đội (Điều 18)
Dùng lời nói hoặc có hành động xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, thân thể đồng đội mà giữa họ không có quan hệ chỉ huy và phục tùng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Lôi kéo người khác tham gia
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Đào ngũ (Điều 20)
Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng
- Khi đang làm nhiệm vụ
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
- Lôi kéo người khác tham gia.
- Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự (Điều 22)
Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã được nhắc nhở, chấn chỉnh nhưng thực hiện không nghiêm
- Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
- Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ.
- Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 27)
Quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự sai quy định để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan
- Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
- Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự (Điều 28)
Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan
- Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu
- Không có biện pháp tích cực ngăn chặn
- Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm (Điều 29)
Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
- Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.
- Quấy nhiễu nhân dân (Điều 30)
Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan
- Lôi kéo người khác tham gia
- Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp
- Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.
- Chiếm đoạt tài sản (Điều 33)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lôi kéo người khác tham gia
- Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 38)
- Các hành vi vi phạm khác
- Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân đối với nữ quân nhân quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Trường hợp bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân thì chỉ huy đơn vị quản lý quân nhân bị xử lý từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải cử người đưa quân nhân bị kỷ luật, cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú (trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù).
- Điểm b khoản 1 Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định rõ không áp dụng thời hiệu đối với hành vi vi phạm đến mức phải tước danh hiệu quân nhân.
Ngoài các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư 16/2020/TT-BQP, nếu người vi phạm có hành vi vi phạm khác tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm
- Biết sẽ gây hậu quả nhưng không có biện pháp ngăn chặn.
- Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt
Vi phạm pháp luật bị tòa tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam.
Trường hợp quân nhân được miễn trách nghiệm kỷ luật khi vi phạm
Điều 6 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:
Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật đối với quân nhân:
- Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ;
- Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;
- Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;
- Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật đối với quân nhân:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;
- Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;
- Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Trường hợp làm theo hiệu lệnh cấp trên nhưng trước đó phải biết rằng hành vi của mình là không đúng và đã trình bày với cấp trên, với chỉ huy nhưng chỉ huy vẫn yêu cầu thực hiện.
Ngoài ra có thể nói đến trường hợp sỹ quan quân đội vi phạm đã qua đời sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.
Một số câu hỏi thường gặp khi bị tước quân tịch
1. Tước quân tịch mất quyền lợi gì?
Tước quân tịch là bị tước đoạt, xóa danh hiệu quân nhân ra khỏi hàng ngũ trong quân đội , hiểu đơn giản trường hợp này là quân nhân vi hạm đó sẽ không được làm việc trong quân đội, là một công dân bình thường và không được hưởng các chế độ mà quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng như:
- Chế độ nghỉ hưu theo quy định;
- Chế độ phục viên: Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ, không đủ điều kiện nghỉ hưu, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc không chuyển ngành được thì được phục viên; khi phục viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP
- Chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp chuyển sang làm tại Doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương ngân sách;
- Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ;
- Được miễn thi tuyển, xét tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ trước khi vào phục vụ trong Quân đội hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chế độ bảo hiểm y tế;
- Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm: Quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các chế độ được quy định theo khoản 3 Điều 35 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 như sau:
+ Được hưởng nguyên lương, phụ cấp;
+ Được tính vào thời gian phục vụ quân đội để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm;
+ Chế độ với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ;
- Chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp. Theo khoản 2, 3, 4 Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ chế độ về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ như sau:
+ Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;
+ Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;
+ Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
+ Được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
+ Được hưởng phụ cấp về nhà ở.
- Chế độ Nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp: Về việc nâng lương, theo khoản 1 Điều 37 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp được nâng lương nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đủ thời hạn nâng lương cho từng đối tượng.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 37 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, việc nâng lương mỗi lần chỉ được nâng một bậc; trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn hoặc vượt bậc. Trong thời hạn xét nâng lương nếu vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị kéo dài thời hạn xét nâng lương.
- Chế độ đang phụ vụ tại ngũ mà từ trần đối với quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng:
+ Hưởng chính sách thương binh; công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách như thương binh.
+ Thân nhân được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng
+ Chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
+ Thân nhân cũng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
- Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp:
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ ngơi theo quy định Bộ luật Lao động 2019 và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Tuy nhiên,Theo khoản 2 Điều 38 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi; quân nhân chuyên nghiệp đang nghỉ phải trở về đơn vị.
Không chỉ quân nhân mà người nhà, nhân thân của quân nhân cũng bị xóa bỏ tất cả các quyền lợi được hưởng do có danh hiệu quân nhân như:
- Chế độ nhân thân hạ sỹ quan, binh sỹ quan phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP:
+ Thân nhân được hưởng trong trường hợp nhà ở bị hỏa hoạn, thiên tai, trôi nhà, cháy nhà;
+ Hưởng chế độ đau ốm;
+ Chế độ khó khăn đốt xuất;
+ Khi hạ sĩ quan, binh sĩ từ trần, thân nhân được hưởng trợ cấp trên đầu người và được hưởng chế độ ưu đãi khác theo quy định pháp luật;
+ Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ được miễn giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập;
=> Khi thực hiện những hành vi vi phạm theo luật định mà quân nhân không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật và trường hợp cần xem xem kỷ luật. Ngoài ra, khi xem xét, xác minh, điều tra về hành vi vi phạm mà tổ chức, đơn vị lãnh đạo thấy việc áp dụng hình thức kỷ luật tước quân tích là hợp lý, đúng theo quy định thì người quân nhân đó sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất và nghiêm ngặt nhất đó là tước quân tịch.
Bên cạnh đó, những quyền lợi, chế độ chính sách của quân nhân và thân nhân của quân nhân đó cũng sẽ mất đi. Chính vì vậy, khi xem xét đưa ra kết luật kỷ luật thì cơ quan, tổ chức, đơn vị lãnh đạo cần phải xác minh điều tra theo đúng nguyên tắc luật định để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho quân nhân đó có thể sửa sai, khắc phục.
2. Tước quân tịch có mất quyền công dân không?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hiến pháp 2013 quy định, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong các trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Mặt khác theo quy định của Bộ luật hình sự, đối với người bị áp dụng hình phạt tù thì tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, người này có thể bị xem xét áp dụng các hình phạt bổ sung trong đó có tước một số quyền công dân.
Từ những phân tích trên thì khi bị tước quốc tích quân nhân thì sẽ không bị mất toàn bộ quyền công dân, nếu bị áp dụng thì sẽ chỉ bị tước một số quyền công dân.
Tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác trong những trường hợp Bộ luật hình sự quy định.
Theo quy định tại điều 44 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì Tước một số quyền công dân sau:
Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một số quyền công dân sau đây:
- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước
- Quyền làm việc trong cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời gian tước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bị kết án được hưởng án treo.
3. Bị tước quân tịch có được hưởng lương hưu không?
Khoản 13 Điều 1 Thông tư 06/2021 quy định: “Người lao động quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bị tước quân tịch hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư này”.
Chính vì vậy, trường hợp bộ đội, công an bị tước quân tịch, tước danh hiệu công an nhân dân sẽ hưởng chế độ hưu trí nếu đáp ứng đủ các điều kiện dành cho người lao động bình thường. Trong khi đó, nếu không bị tước quân tịch, danh hiệu công an nhân dân, những người này sẽ được nghỉ hưu sớm hơn 05 tuổi so với người lao động thông thường có cùng điều kiện. Đây cũng là một trong những bổ sung cần thiết để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng luật hiện nay.
4. Tước danh hiệu Công an nhân dân có bị ra khỏi ngành không?
Hiện nay pháp luật không có quy định cấm người xin ra khỏi ngành công an xin lại vào ngành. Do đó, để xin lại vào ngành công an thì đầu tiên công an phải thuộc những đối tượng quy định đồng thời phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn.
– Đối tượng tuyển chọn công an nhân dân được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:
+ Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015. Hai đối tượng này nếu tự nguyện và có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, cùng với đó Công an nhân dân có nhu cầu thì sẽ được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
+ Theo từng thời kỳ Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định cụ thể độ tuổi tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng đơn vị sử dụng, những ngành nghề cần thiết để tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
+ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là 24 tháng. Ngoài ra Bộ trưởng Bộ Công an có thể ra quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp như: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ. Thời gian thực hiện nghĩa vụ được tính từ ngày giao nhận công dân; trong trường hợp không giao nhận tập trung thì tính từ ngày đơn vị Công an nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ. Lưu ý, nếu công dân có hành vi đảo ngủ thì thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù không được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
– Công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
+ Công dân có lý lịch rõ ràng.
+ Công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
+ Không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Công dân có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.
+ Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.
+ Công dân có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Tuy nhiên tại các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên
+ Về thể hình thì công dân có thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Tước danh hiệu công an nhân dân là gì? Tước quân tịch CAND?
Công an nhân dân theo quy định tại Điều 3 Luật công an nhân dân năm 2018 quy định là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Tước danh hiệu công an nhân dân là việc lấy đi, xóa bỏ và không cho sử dụng chức danh mà cá nhân đó đang có, kèm theo là sẽ mất đi những quyền lợi của công an nhân dân. Việc tước danh hiệu công an nhân dân là hình thức kỷ luật rất nặng khi cá nhân người đó có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Sự kiện nổi bật về tước quân tịch trong Quân đội công an nhân dân
Trong năm 2022 vừa qua, thông qua công tác rà soát, thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra trong quân đội công an có các trường hợp bị tước quân tịch quân nhân, cụ thể:
- Sự kiện 1: Tước quốc tịch của một quân nhân do vi phạm tội danh " Cố ý gây thương tích"
Cụ thể, ngày 01/3/2022, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 604, Quân khu II đã ký quyết định tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân Trần Đức Thọ sinh ngày 29/12/2000 quê quán tại Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, nhập ngũ tháng 02/2020, cấp bậc Hạ sỹ, Chiến sỹ, Trung đội 2, Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 604, Quân khu II do vi phạm pháp luật với tội danh “Cố ý gây thương tích”. Đồng thời gửi thông báo đến toàn thể Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong toàn Lữ đoàn và gửi Quyết định tới địa phương nơi quân nhân này cư trú.
Trước đó, vào ngày 01/12/2021 Tòa án quân sự Khu vực Quân khu II xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự đối với bị cáo Trần Đức Thọ mức thi hành án phạt 8 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm d khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự
- Sự kiện 2: Tước quân tịch Trưởng Công an TP Thanh Hóa
Chiều 25-1, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Hải Trung đã công bố quyết định tước danh hiệu công an nhân dân đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hóa.
Cụ thể, lúc 15 giờ 30 phút ngày 25-1, tại trụ sở Công an TP Thanh Hóa, Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa công bố Quyết định số 558 (ngày 25-1) của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tước danh hiệu công an nhân dân đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP Thanh Hóa.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ Công an, hành vi nhận tiền từ ông Đỗ Đức Hiếu (nguyên cán bộ thuộc Đội Cảnh sát trật tự Công an TP Thanh Hóa) của Đại tá Phương là có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ nên Thanh tra Bộ Công an kiến nghị Bộ Công an thi hành kỷ luật với hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương. Ngoài ra, Thanh tra Bộ Công an cũng đề nghị xem xét trách nhiệm của 5 cán bộ, chiến sĩ khác của Công an TP Thanh Hóa có biểu hiện bao che tội phạm.
Như đã đưa tin, thời gian vừa qua, ông Đỗ Đức Hiếu (nguyên cán bộ thuộc Đội Cảnh sát trật tự, Công an TP.Thanh Hóa) đã có đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí về việc Đại tá Nguyễn Chí Phương nhận 260 triệu đồng của ông này để giúp ông Hiếu thoát tội “trộm cắp tài sản”. Tuy nhiên, sau đó ông Hiếu vẫn bị tước quân tịch, bị khởi tố điều tra về tội “trộm cắp tài sản”. Ông Hiếu đã nhiều lần đến nhà ông Phương để đòi lại số tiền trên.
Ngày 19-11-2018, ông Hiếu được ông Phương gọi lên phòng làm việc tại Công an TP Thanh Hóa trả tiền, nhưng chỉ trả 150 triệu đồng nên ông Hiếu không nhận lại. Ngày 22-11, ông Hiếu đã bị TAND TP Thanh Hóa tuyên phạt 9 tháng cải tạo không giam giữ.
Trên đây là một thông tin về tước quân tịch là gì do INVERT tổng hợp. Chúng tôi hi vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ về Tước quân tịch là gì và nguyên nhân, quy định và những nguyên tắc xử lý sau khi bị tước quốc tịch một cách dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập