Tục ngữ về con người và xã hội là những câu nói được ông cha đúc kết, kinh nghiệm mà các thế hệ đi trước truyền lại cho các thế hệ sau. Đồng thời, nó còn là một lời dạy quý báu về cách cư xử giữa con người với nhau trong xã hội mà ai cần phải học hỏi.
Cùng INVERT tham khảo những tục ngữ về con người và xã hội hay nhất dưới đây, để rút ra được những bài học quý báu cho bản thân nhé!
Mục lục bài viết [Ẩn]
Tục ngữ về con người
Trong cuộc sống cũng như trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, con người sẽ dần dần hình thành những lối cư xử khác nhau. Từ đó, ông bà ta đã đúc kết ra những câu tục ngữ về con người một cách chân thực và sâu sắc. Cùng đọc và suy ngẫm nhé.
(Ý nghĩa: Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người)
(Ý nghĩa: Mang ý nghĩa châm biếm một cách khéo léo đối với một số người muốn tỏ ra mình có quan hệ thân thiết như là họ hàng, quen thân, bạn bè với người nào đó hoặc thành đạt, hoặc có địa vị, hoặc có học thức…, nhằm mục đích nâng cao giá trị của bản thân mình, từ đó có thể hưởng lợi nhất định.)
(Ý nghĩa: Nghĩa là lúc gian nan, nguy cấp, hoạn nạn, thiếu trước hụt sau, túng thiếu, khó khăn thì những người thân thuộc, bà con láng giềng luôn thể hiện tấm lòng đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau)
(Ý nghĩa: Theo quan niệm phong kiến, nam – nữ thụ thụ bất thân, người con gái phải giữ gìn sự trinh trắng đến tận đêm tân hôn và phải chịu sự trừng phạt, khinh khi của người đời nếu chẳng may “thất tiết”)
(Ý nghĩa: Đây là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt)
(Ý nghĩa: Sống sạch sẽ ngăn nắp thì mới có sức khỏe chống được bệnh tật)
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.)
Trông mặt mà bắt hình dung.
(Ý nghĩa: Dạy ta sống ở đời phải đề cao lương thiện, biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình).
(Ý nghĩa: Gian nan thử thách có thể làm chùn bước chân nhưng vượt qua được khó khăn, gian khổ tự khắc sẽ trở thành người tài.)
(Ý nghĩa: Người càng giàu càng chăm chỉ làm việc, kẻ khó khăn thì lười biếng chỉ biết đợi ăn.)
(Ý nghĩa: Ngày xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc qua cái răng, mái tóc có thể đánh gia được hình thức cũng như tính cách của một người.)
(Ý nghĩa: Chỉ nhìn bề ngoài mà đoán biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác. Đây là một câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống ở đời đừng vội vàng phán xét người khác chỉ vì vẻ bề ngoài.)
(Ý nghĩa: Sống ở đời phải liêm chính, minh bạch dù nghèo đói, rách nát cũng không được làm việc xấu.)
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ ám chỉ những kẻ sống không ngay thẳng, nịnh bợ thấy những người giàu sang, có tiếng tăm liền tới gần nhận quen biết.)
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ dùng để ám chỉ những người vong ơn, bội nghĩa, được người khác giúp đỡ nhưng không cảm kích có khi hại ngược lại họ.)
(Ý nghĩa: Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.)
(Ý nghĩa: Đề cao giá trị con người, người còn sống thì còn kiếm được tiền vàng.)
(Ý nghĩa: Đề cao công ơn, giá trị của người thầy, nhấn mạnh muốn thành công phải có người hướng dẫn.)
(Ý nghĩa: Đây cũng là một câu tục ngữ đề cao giá trị con người, con người quý báu hơn tất cả, của cải vật chất chỉ là phù du.)
(Ý nghĩa: Con người cần phải học cách vẹn toàn, cư xử đúng mực khéo léo trong cách ăn ở, giao tiếp, đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị và văn minh.)
(Ý nghĩa: Ý nói sự hy sinh phẩm giá con người để tồn tại, mưu sinh.)
(Ý nghĩa: Người ta hay nói dò sông, dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đó.)
(Ý nghĩa: Con cáo trước khi chết sẽ tìm cách quay về quê hương rồi mới chết cũng như con người thường không quên được nơi mình sinh ra.)
(Ý nghĩa: Lúc sống mỗi người một tính nết, lúc già mỗi người chết vì một bệnh khác nhau ngụ ý nói mỗi người sinh ra có một tâm tính riêng, không ai không ai.)
(Ý nghĩa: Vật cũng có nhiều loài với nhiều tính cách khác nhau, người cũng như vậy. Người có người tốt người xấu, của cũng vậy có của tốt, có của phi pháp, bất chính.)
(Ý nghĩa: Lòng người khó đoán, gặp hoạn nạn mới biết bạn hay thù.)
(Ý nghĩa: Trong lúc khỏe mạnh hãy chăm chỉ lao động, tích góp để đến khi đau bệnh có cái mà dùng.)
(Ý nghĩa: Phải chủ động học hỏi, mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.)
(Ý nghĩa: Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.)
(Ý nghĩa: Của người ta thì tiêu xài hoang phí, đồ của mình thì giữ khư khư.)
(Ý nghĩa: Câu này có thể hiểu rằng những người khi giàu sang thường giả đui, giả điếc trước người nghèo khó, người từng giúp đỡ mình.)
(Ý nghĩa: Chỉ những thói quen xấu dễ ngấm vào máu.)
(Ý nghĩa: Chỉ những người làm biếng, khi bảo nghỉ ngơi thì sáng tai, khi bảo làm thì giả vờ câm điếc.)
(Ý nghĩa: Câu nói này cũng ám chỉ những kẻ lười biếng, mưu tính. Khi nghe ăn cỗ thì nhanh chân đi, nhưng đến khi phải lội nước, đường đi có nhiều hố trũng, mô trơn ta không nhìn thấy được vì bị nước che khuất thì đợi người khác đi trước rồi mới đi sau.)
(Ý nghĩa: Miếng ăn thì phải làm cả đời để sống, còn chơi bời thì chỉ nên lêu lỏng một thời thôi.)
(Ý nghĩa: Nhắc ta con người còn quý giá hơn cả tiền bạc.)
(Ý nghĩa: Con mắt là quan trọng nhất trên khuôn mặt. Để nhìn nhận sự việc ta dùng mắt để quan sát. Và nhìn vào đôi mắt cũng dễ dàng nhận biết được đó là người khôn hay người dại.)
(Ý nghĩa: Vẻ ngoài ưa nhìn là một lợi thế nhưng tâm hồn đẹp càng khiến người ta nể phục hơn. Theo thời gian, nhan sắc sẽ phai nhạt đi chỉ có tính cách con người là khó thay đổi.)
(Ý nghĩa: Chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.)
(Ý nghĩa: Trai gái gần gũi nhau lâu ngày tất sẽ yêu nhau.)
(Ý nghĩa: Chăm chỉ lao động, làm việc sẽ có cái để ăn còn lười biếng không chịu làm việc thì sẽ không có gì bỏ vào miệng.)
(Ý nghĩa: Con người là quý giá nhất, khi cần sẵn sàng hy sinh tất cả của cả miến là bảo vệ, giữ gìn con người được an toàn, trọn vẹn bởi người làm ra của chứ của không làm ra người.
(Ý nghĩa: Khi lâm vào bước đường cùng không có sự dẫn dắt, giúp đỡ con người có thể trở thành trộm cắp.)
(Ý nghĩa: Trước mặt quan phải trả lời những câu hỏi khó chừng đó mới biết ai khôn ai dại còn ngày cuối năm, ai cũng phải mua sắm để ăn tết, trông nhà cửa và quần áo mới biết ai giàu ai nghèo.)
Ca dao tục ngữ về xã hội
Con người và xã hội từ lâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhắc đến con người không thể nào không nhắc đến xã hội và nhắc đến xã hội cũng không thể nào quên nhắc đến con người. Con người và xã hội có quan hệ gắn bó với nhau, ràng buộc lẫn nhau.
Theo đó, con người phản ánh của xã hội và xã hội là kết quả do con người tạo ra. Chính vì vậy, cả hai đều tồn tại cả những mặt tích cực và tiêu cực. Cùng INVERT tham khảo ngay những ca dao tục ngữ về xã hội hay đươc các thế hệ trước đút kết ngay sau đây nhé!
(Ý nghĩa: Có tiền sẽ có được nhiều thứ thậm chí có thể đổi trắng thay đen. Tiền không chắc mua được tất cả nhưng có tiền mọi thứ luôn dễ dàng hơn.)
(Ý nghĩa: Khuyên con người về cách cư xử trong ăn uống, biết giữ chừng mực, không ăn hết phần của người khác.)
(Ý nghĩa: Đang làm cái gì cố mà làm cho xong, việc cần làm ắt vẫn phải làm, không nên chần chừ dễ hỏng việc)
(Ý nghĩa: Con gái thường thích lấy chồng giàu, con trai thường thích lấy vợ đẹp.)
(Ý nghĩa: Đến ở đây thì phải học cách thích nghi theo lối sống ở nơi đó.)
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ thể hiện sự sòng phẳng, không dây dưa trong việc mua bán.)
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta phải giữ gìn không gian sống của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng để luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ.)
(Ý nghĩa: Đi với người giàu chưa chắc đã thoải mái như đi với người nghèo.)
(Ý nghĩa: Luật lệ vua ban cũng chẳng bằng luật lệ lâu đời của làng xã đã ăn vào máu.)
(Ý nghĩa: Chỉ người bịp bợm, buôn bán gian dối. Người bán cám trộn mạt cưa, người bán dưa tráo mướp đắng.)
(Ý nghĩa: Ở trên không có nề nếp thì ở dưới như con rắn không đầu.)
(Ý nghĩa: Con cái là do cha mẹ sinh ra thế nhưng tính tình của con là do trời cho.)
(Ý nghĩa: Thời đời mạnh hiếp yếu do đó cần giáo dục đạo làm người để bớt cái luật cạnh tranh đấy để đời sống trường tồn, tốt đẹp hơn.)
(Ý nghĩa: Mỗi địa phương đều có phong tục, tập quán riêng mà chúng ta cần tôn trọng, tuân thủ.)
(Ý nghĩa: Người thân ở xa thì mỗi lần đi lại thăm nom phải tốn nhiều thời gian, công sức, không có điều kiện đến với nhau thường xuyên được. Nhưng nếu ở gần nhau lại dễ nảy sinh mâu thuẫn phiền hà.)
(Ý nghĩa: Vì tình ruột thịt con cái không chê cha mèo nghèo khó, chó có đói, có đi kiếm ăn nơi khác nhưng tối vẫn về với chủ.)
(Ý nghĩa: Con cái không giống cha mẹ chỗ này cũng giống chỗ khác, không lệch đi đâu được.)
(Ý nghĩa: Rước người ngoài về hiếp đáp người nhà.)
(Ý nghĩa: Không ai giàu hoài cũng không ai mãi nghèo. Cuộc đời không ai biết trước được chữ ngờ, lúc lên lúc xuống.)
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ dùng để ám chỉ những người lâm phải cảnh khốn khó, mất đi cả cơ nghiệp bao năm gây dựng.)
(Ý nghĩa: Sức chịu đựng của con người có giới hạn, khi bị ép đến giới hạn tự khắc sinh ra phản ứng dữ dội.)
(Ý nghĩa: Đối với người trong nhà thì cư xử khôn lỏi, ranh mãnh để lợi cho bản thân ra ngoài đường thì làm tôi tớ cho người ta.)
(Ý nghĩa: Ý nói lúc nghèo thường gặp xui xẻo.)
(Ý nghĩa: Đến loài vật còn biết đoàn kết với nhau con người cũng phải vậy bởi có đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau mới dễ thành công.)
(Ý nghĩa: Cha mẹ chỉ cần sinh con, chắc chắn sẽ có cách nuôi lớn.)
(Ý nghĩa: Đã chịu ơn ai phải nể nang họ. Khi mắc nợ ai phải cố gắng thu xếp mà trả. Như vậy chịu ơn và vay nợ là những món nợ không dễ dàng gì.)
(Ý nghĩa: Giận dỗi ai đó chỉ có thiệt phần mình.)
(Ý nghĩa: Ý nói mượn ít nhưng khi trả thì phải trả nhiều. Khi ăn thì ăn hạt tấm nhưng khi trả thì phải trả hạt gạo (giặt)
(Ý nghĩa: Người trong cuôc dù có tài giỏi như thế nào thì người ngoài cuộc lúc nào cũng sáng suốt hơn người trong cuộc.)
Tục ngữ về con người và xã hội ngắn nhất, sâu sắc nhất
1. Những câu tục ngữ về con người và xã hội ý nghĩa
Những câu ca dao tục ngữ về con người được ông bà ta đúc kết thành những câu tục ngữ ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Cùng tham khảo ngay những "lời vàng, ý ngọc" thông qua những câu tục ngữ được INVERT tổng hợp ngay dưới đây.
Sa cơ lỡ vận.
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ chỉ sự sa sút trong sự nghiệp.)
Người sống đống vàng.
(Ý nghĩa: Câu nói này đề cao giá trị của con người. Người còn sống thì còn có thể tạo ra được của cải vật chất.)
Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
(Ý nghĩa: Ý nói ở bên cạnh người sang giàu, phú quý chưa chắc đã cảm thấy thoải mái trong lòng.)
Ruột ngựa, phổi bò.
(Ý nghĩa: Câu nói ám chỉ những người thẳng thắn, bộc trực, không giấu diếm.)
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ để chỉ những người nghèo khó nhưng còn gặp điều xui xẻo.)
Cái răng cái tóc là góc con người.
(Ý nghĩa: Câu nói đề cao vẻ đẹp của răng tóc)
Người là vàng, của là ngãi.
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ này cũng đề cao giá trị của con người trong xã hội.)
Lòng người như bể khôn dò.
(Ý nghĩa: Sông hay biển có thể dò được độ sâu nhưng còn lòng người thì khó bề mà đo đếm được.)
Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói về lòng người khó đoán, khi gặp khó khăn, hoạn nạn mới biết được những ai thật lòng đối tốt với mình.)
Khôn nhà, dại chợ.
(Ý nghĩa: Câu nói chỉ những người ở nhà thì tỏ vẻ nhưng ra đường, ra xã hội thì chỉ làm thân tôi tớ.)
Biết sao được bụng lái buôn mà dò.
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
Khôn nhà dại chợ, thế gian chê cười.
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
Giàu đầu non nhiều kẻ viếng thăm.
Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.
Đồng có láng giềng đồng.
Gà rừng táo tác gọi con trên đồi.
Lạnh lùng thay láng giềng ôi,
Láng giềng lạnh ít, sao tôi lạnh nhiều.
Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà.
Bao giờ gió thuận mưa hòa,
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng.
2. Tục ngữ về con người và xã hội hay với nhiều bài học giá trị
Vì con người và xã hội có quan hệ gắn bó tác động lẫn nhau cho nên nếu xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo con người cũng ngày càng phát triển. Theo đó, cách ứng xử của con người cũng ngày càng được chú trọng. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo ngay những tục ngữ về con người và xã hội hay để rút ra cho bản thân nhiều bài học giá trị sâu sắc nhé!
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
3. Tục ngữ, ca dao về vẻ đẹp con người
Vẻ đẹp của mỗi ngừoi không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài mà nó còn được đánh giá thông qua vẻ đẹp tâm hồn. Chính vì vậy, hãy cố gắng trao dồi và bồi dưỡng tâm hồn để có thể hoàn thiện được chính bản thân mình thông qua những câu tục ngữ, ca dao về vẻ đẹp con người ngay sau đây.
Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn.
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Biết mô cửa lạch, biết mô sống cùng.
Đất kia rộng vậy thế mà dày sâu.
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.
Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng.
Miệng cười đáng chục, hàm răng đáng nghìn
Nhác trông con mắt ưa nhìn
Đáng trăm cũng chuộng, đáng nghìn cũng mua.
Đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Như nụ hoa quế như tai hồng.
Miệng cười lúm má, cho cầu thêm xinh.
Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua.
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua.
Đi về lập miếu thờ vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Dẫu nghèo, dẫu đói không từ ngãi nhân.
Để anh nhác thấy đem lòng thương yêu.
Đền ơn cho mẹ con ra lấy chồng.
Cho duyên mình đậm cho tình anh say.
Nhà tranh có ngãi hơn tòa nhà cao.
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
Đến mai dời gót nẻo đường xa xôi.
Vợ đơm chồng nếm chẳng chê cơm này.
Khoa tay vớt bọt, lấy bèo nuôi nhau.
Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng.
4. Tuyển tập ca dao Việt Nam nói về vẻ đẹp tâm hồn con người
Đâu là tiêu chuẩn để đánh giá một tâm hồn đẹp? Và nếu như bạn chưa hiểu rõ được vấn đề này thì hãy cùng INVERT chúng tôi tham khảo ngay tuyển tập ca dao Việt Nam nói về vẻ đẹp tâm hồn con người ngay dưới đây để tìm được câu trả lời bạn nhé!
Ai trông thấy ma mà biết đàn bà ăn bớt.
Trai phần đường, gái trường thi.
Gái khôn trai dỗ lâu ngày cũng xiêu.
Anh chỉ quen một cô nàng da trắng tóc dài
Miệng cười như nhánh hoa nhài nở nang.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy.
Cho con vững bước dặm trường tương lai.
Thế gian thường nói đố mày làm nên.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
Chồng em áo rách, em chiều em thương.
Dầu ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai.
Thương em chúm chím cười duyên một mình.
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Lưng ong thắt đáy như con tò vò.
Tóc xanh tươi tốt rậm rà
Răng đen nhanh nhánh tưởng là hạt na.
Thấy xinh con mắt, thấy tươi má hồng
Gặp nhau giữa cánh đồng này
Con mắt liếc lại lông mày đưa ngang.
Con mắt em liếc cũng ngoan
Cái chân em bước tựa đàn năm cung
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười,
Trăm quan mua lấy miệng cười
Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.
Ðể cho ai gối đã mòn một bên?
Gối chăn gối chiếu không êm,
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.
Thổi cơm nấu nước một mình mồ côi.
Rạng ngày có khách đến chơi
Cơm ăn rượu uống cho vui lòng chồng.
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.
Có chồng phải lụy cùng chồng
Đắng cay phải chịu mặn nồng phải theo.
Cửa nhà đơn chiếc đã thì có tôi.
Anh đi em ở lại nhà
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.
Xe tơ kết tóc bậu chờ trông ai
Tóc bậu mới chấm ngang vai
Cha mẹ thương ít, nhưng trai thương nhiều
Cho dầu bậu trong trắng mỹ miều
Nhiều nơi lắm chốn, anh cũng chẳng chiều được đâu.
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con
Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha ân đức, đời con sang giàu.
Trẻ trung đã vậy tuổi già làm sao.
Làm người cho biết tiền tằn,
Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi.
Những người đói rách rạc rài,
Bởi phụ của trời làm chẳng nên ăn.
Phú tại lâm sơn hữu viễn thân,
Bấy lâu nay không biểu, anh cũng lại gần,
Bấy giờ em sa cơ thất vận,
Em biểu mấy lần anh cũng không vô.
Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần.
Ở cho có đức, có nhân,
Mới mong thờ tự, được ăn lộc trời.
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.
Gái thời trinh trỉnh lòng son,
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.
Trai lành gái tốt ra người,
Khuyên con trọng bấy nhiêu lời cho chuyên.
Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ
Lầm than bao quản muối dưa
Anh đi anh liệu chen đua với đời.
Làm cho tỏ mặt đàn bà Việt Nam!
Vợ thương chồng lên đứng núi Vọng Phu
Chiều chiều bóng xế, trăng lu
Nghe con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu mới gặp chàng.
Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn
Hai anh đứng dậy hỏi han
Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu
Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi.
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đạo cương thường chớ đổi đừng thay
Dẫu có làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày ta cũng theo nhau.
Em còn ở mãi làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Phận em là gái được là bao nhiêu.
Ca dao, tục ngữ về phẩm chất con người Việt Nam
1. Ca dao tục ngữ thành ngữ nói về lòng tự trọng
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp và đáng quý của mỗi con người. Phẩm chất này được đánh giá cao và được thể hiện ở sự coi trọng danh dự, phẩm giá, nhân cách của chính bản thân mỗi người.
Đồng thời, trong xã hội bất kỳ ai cũng phải có lòng tự trọng. Bởi vì nếu bạn mất đi lòng tự trọng chính là bạn đang mất đi bản thân mình. Điều này sẽ khiến cho bạn bị người khác coi thường và mất đi giá trị. Cùng đọc và suy ngẫm nhé!
2. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực
Trug thực cũng là một trong những đức tính mà mỗi con người cần phải học tập. Và chính những tục ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực sẽ là bài học hữu ích mà các thế hệ đi trước đã răn dạy thế hệ sau phải học tập, noi theo. Cùng điểm qua một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tính trung thực ngay dưới đây bạn nhé!
Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân.
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
Mà trong gian hiểm giết người không đao.
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân.
Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
Đến khi nghĩ lại còn gì là thân.
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.
3. Những câu ca dao tục ngữ nói về tính liêm khiết
Bên cạnh tự trọng và trung thực thì liêm khiết cũng là một trong những phẩm chất đạo đức đáng quý của mỗi con người. Cùng INVERT tham khảo ngay những câu ca dao tục ngữ nói về tính liêm khiết để có thể học tập và nêu gương những người có tính liêm khiết nhé!
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu.
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
Đừng cho ai lấn chớ bề lấn ai.
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
Của công giữ gìn
Của rơi không nhặt.
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng
Tư cách trang đài, do biết nghĩ
Kín đáo, sạch sẽ tướng thật sang.
4. Những câu ca dao tục ngữ nói về tính tự lập, tự chủ
Tự lập, tự chủ cũng là một đức tính rất cần thiết trong đời sống mỗi con người trong xã hội. Ở xã hội hiện tại, rất nhiều người bị mất đi tính tự chủ mà sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hãy đọc và chiêm nghiệm những câu ca dao tục ngữ nói về tính tự lập, tự chủ để có thể trở thành một người sống có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình bạn nhé!
Giải thích tục ngữ về con người và xã hội chi tiết
1. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự yêu thương giữa con người với con người
Mỗi con người, ai cũng có lòng yêu thương, trắc ẩn với nhau. Tình cảm đó chính là thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ tấm lòng của mỗi người. Nó có thể là tình cảm gắn bỏ, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau để cùng sống và tồn tại. Cùng INVERT điểm qua một số tục ngữ về lòng yêu thương con người với nhau một cách chi tiết ngay dưới đây.
Lá lành đùm lá rách.
Ý nghĩa: Khi chúng ta có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn những người khác thì chúng ta nên giúp đỡ, thể hiện sự yêu thương với những người khó khăn, khổ cực hơn.
Yêu nhau chín bỏ làm mười.
Ý nghĩa: Tình thương yêu giữa con người còn thể hiện ở chỗ biết tha thứ cho nhau, biết khoan dung, độ lượng, thương yêu lẫn nhau dù có chuyện gì xảy ra.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Ý nghĩa: Tình yêu thương, sự sẻ chia giữa người với người sẽ càng đáng quý hơn nếu gặp lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù chỉ là những sự giúp đỡ nhỏ bé nhưng nó cũng chứa chan tình cảm thương yêu giữa người với người.
Thương người như thể thương thân.
Ý nghĩa: Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, sự yêu thương mọi người trong gia đình, yêu thương đồng bào, đồng chí cũng giống với yêu thương chính bản thân mỗi người vậy.
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Ý nghĩa: Nên quý trọng, thương yêu những người thân, ruột thịt của mình.
Máu chảy ruột mềm.
Ý nghĩa: Câu tục ngữ thể hiện sự thương yêu đùm bọc nhau, chia sẻ nhau lúc khốn khó.
Nhường cơm, sẻ áo.
Ý nghĩa: Câu tục ngữ này nói về sự nhường nhịn, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, từ miếng ăn đến cái mặc. Giúp đỡ những người cơ hàn, khó khăn hơn mình.
Chị ngã, em nâng.
Ý nghĩa: Thấy người khác gặp hoạn nạn thì cần phải nâng đỡ, cứu giúp.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Ý nghĩa: Khi một cá thể gặp khó khăn thì cả tập thể sẽ cùng nhau giúp đỡ để không ai bị bỏ lại phía sau.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Ý nghĩa: Tình thương giữa người với người không chỉ gói gọn trong gia đình, dòng tộc mà rộng lớn hơn là trong cùng một nước. Dù không phải ruột thịt, máu mủ ruột già nhưng chúng ta cùng chảy chung dòng máu Việt, cùng là con rồng cháu tiên... vì thế chúng ta cũng phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Cha đời cái áo rách này.
Mất chúng mất bạ vì mày áo ơi.
Ý nghĩa: Tình yêu thương đối với con người đôi khi chỉ là sự quan tâm, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống chứ không nhất thiết lúc nào cũng bằng của cải, vật chất.
2. Ý nghĩa câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người và xã hội
Cùng INVERT đọc và ngẫm nghĩ một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người và xã hội sau để có thể hiểu được ý nghĩa của những câu thơ đó một cách rõ nét nhất nhé!
Cao cờ không bằng cao cổ.
Ý nghĩa: Dù người trong cuộc có tài giỏi thế nào thì người ngoài cuộc lúc nào cũng sáng suốt hơn người trong cuộc.
Khôn nhà dại chợ.
Ý nghĩa: Ở nhà thì làm cha thiên hạ, ra đường thì làm tôi làm tớ cho người ta.
Nhập gia tùy tục.
Ý nghĩa: Đến đâu thì phải tuân thủ theo lối sống ở nơi đó.
Đã nghèo còn mắc cái eo.
Ý nghĩa: Nghèo thường gặp xui xẻo.
Sa cơ lỡ vận.
Ý nghĩa: Chỉ sự hết thời, sa sút cơ nghiệp.
Ăn thì hơn, hờn thì thiệt.
Ý nghĩa: Giận lẫy thiệt thân, mất phần mình.
Ăn tấm trả giặt.
Ý nghĩa: Ý nói mượn ít nhưng trả thì phải trả nhiều. Khi ăn thì ăn hạt tấm nhưng khi trả thì phải trả hạt gạo (giặt).
Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
Ý nghĩa: Ám chỉ tệ nạn tham nhũng của quan lại phong kiến thời trước.
Thương người như thể thương thân.
Ý nghĩa: Dạy ta sống ở đời phải đề cao lương thiện, biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình.
Đất có lề, quê có thói.
Ý nghĩa: Mỗi địa phương đều có phong tục tập quán riêng, chúng ta cần tôn trọng, tuân thủ.
Phép vua thua lệ làng.
Ý nghĩa: Lệ làng đã ăn trong máu, phép vua cũng chẳng ăn thua.
Trời sinh voi sinh cỏ.
Ý nghĩa: Ý nói cha mẹ chỉ cần sinh con, chắc chắn sẽ có cách nuôi lớn.
Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
Ý nghĩa: Đi với người giàu chưa chắc gì đã thoải mái như đi với người nghèo.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
Ý nghĩa: Ở trên không có nề nếp thì ở dưới như con rắn không đầu.
Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
Ý nghĩa: Ở đời không ai nghèo hoài cũng chẳng ai giàu mãi, sẽ có lúc lên vôi, cũng có lúc xuống chó.
Có tiền mua tiên cũng được.
Ý nghĩa: Có tiền có thể một tay che trời, đổi trắng thay đen.
Mạt cưa mướp đắng.
Ý nghĩa: Chỉ người bịp bợm, buôn bán gian dối. Người bán cám trộn mạt cưa, người bán dưa tráo mướp đắng.
Được làm vua, thua làm giặc.
Ý nghĩa: Quyết làm để tỏ chí khí của mình, ví như người nổi dậy trong thời phong kiến mà giành được thắng lợi thì lên làm vua, nếu bị thất bại thì bị coi là giặc, can tội phản nghịch và bị tử hình.
3. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người và thiên nhiên
Từ xưa đến nay, thiên nhiên và con người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bởi vì nhờ quan sát các hiện tượng trong thiên nhiên mà con người có thể dễ dàng đoán ra được thời gian và thời tiết trong sinh hoạt và sản xuất.
Cũng theo đó, những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về con người và thiên nhiên chính là những kinh nghiệm thực tế mà cha ông ta đã đúc kết và lưu truyền lại từ đời này sang đời khác một cách rất chuẩn xác.
Sáng mưa, trưa tạnh.
Ý nghĩa: Thiên nhiên, thời tiết thay đổi thất thường.
Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì bão.
Ý nghĩa: Hiện tượng thời tiết được người xưa đúc kết sau chuỗi ngày quan sát thiên nhiên.
Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
Ý nghĩa: Ám chỉ đến việc làm được mùa này nhưng mùa khác lại bị hư hại.
Lập thu mới cấy lúa mùa,
Khác nào hương khói lên chùa cầu con.
Ý nghĩa: Lúa mùa mà cấy sau lập thu là muộn so với thời vụ nên sẽ bị mất mùa, thất bát.
Én bay thấp mưa ngập cầu ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh.
Ý nghĩa: Một kinh nghiệm dùng để dự đoán thời tiết. Chim én bay thấp thì sắp có mưa to; trời đang mưa mà chim én bay cao thì mưa sẽ tạnh.
Mưa tháng ba hoa đất. Mưa tháng tư hư đất.
Ý nghĩa: Kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết thường tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu, nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn sẽ làm hư đất, hư cây trồng.
Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Ý nghĩa: Tháng bảy theo thời tiết đây là tháng có những cơn bão to trong năm.
Tỏ răng hôm rằm thì được lúa chiêm.
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
4. Ca dao, tục ngữ, thanh ngữ về ước mơ con người
Chắc hẳn, ai trong cuộc sống đều có ước mơ và hoài bão riêng. Và chính những ước mơ sẽ là ngọn hải đăng thắp sáng, chỉ đường, chỉ lối cho mỗi chúng ta. Nếu như bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm giấc mơ của mình thì cũng đừng quên đọc những câu ca dao, tục ngữ, thanh ngữ về ước mơ con người dưới đây để tiếp thêm động lực bạn nhé.
Ước của trái mùa.
Ý nghĩa: Mơ ước một điều không thể thực hiện được hoặc rất khó có khả năng thực hiện.
Cầu được ước thấy.
Ý nghĩa: cầu mong, ao ước, mong muốn một điều gì đó và điều đó được thực hiện ngay lập tức.
Ước sao được vậy.
Ý nghĩa: Đạt được điều mình hằng mơ ước.
Gieo nương mong mưa xuống, cấy ruộng mong nắng vàng
Ý nghĩa: Ước mơ của con người mong mưa thuận gió hòa để công việc được thuận lợi, mùa màng bội thu.
Rày ước mai ao
Ý nghĩa: Ngày ngày ao ước, khát khao.
Thuyền mau tới bến anh trông thấy nàng.
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Bay cao liệng thấp đi tìm người thương.
Ước gì cho quế sánh hồi, Ước gì ta sánh được người văn nhân.
Được mùa trước, ước mùa sau
(Ý nghĩa: Tham vọng của con người không có giới hạn. Khi đạt được ước muốn này thì ngay lập tức sẽ có những ước muốn cao hơn nữa.)
Không cầu mà được, không ước mà nên
(Ý nghĩa: May mắn đạt được những điều tốt đẹp một cách bất ngờ.)
Rày ước mai ao
(Ý nghĩa: Ngày ngày mong ước, mong cầu.)
Gieo nương mong mưa xuống, cấy ruộng mong nắng vàng
(Ý nghĩa: Câu tục ngữ nói về ước mơ của con người trong lao động sản xuất, mong ước mưa thuận gió hòa để công việc được thuận lợi, mùa màng bội thu.)
Các câu tục ngữ về con người và xã hội lớp 7 lý thuyết & lời giải hay
1. Câu 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Tục ngữ về con người và xã hội lý thuyết: Ca dao, tục ngữ không những là những lời vàng ngọc được kết tinh bởi trí tuệ qua bao đời mà nó còn là những kinh nghiệm quý báu được truyền dạy cho các thế hệ sau, đặc biệt là các bạn học sinh. Cùng INVERT giải thích nghĩa của câu 1 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 2) ngay dưới đây nhé.
Câu | Nghĩa câu tục ngữ | Giá trị câu tục ngữ | Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện |
Một mặt người bằng mười mặt của | Con người quý giá hơn tiền bạc | Đề cao giá trị con người | Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân |
Cái răng, cái tóc là góc con người | Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người | Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người | Rèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức |
Đói cho sạch, rách cho thơm | Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương | Trong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹp | Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn. |
Học ăn, học nói, học gói, học mở | Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực | Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa | Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người. |
Không thầy đố mày làm nên | Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo | Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục | Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô |
Học thầy không tày học bạn | Đề cao việc học từ những người gần gũi thân thuộc như bạn bè | Không chỉ học ở thầy cô mà cần học ở bạn bè, những người xung quanh | Sự học không chỉ bó hẹp ở người thầy. |
Thương người như thể thương thân | Con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu bản thân mình | Đề cao cách ứng xử hòa ái. | Giáo dục con người biết yêu thương, vị tha |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây | Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành | Phải biết ơn người mang lại thành quả cho mình hưởng thụ | Nghĩa cử đền ơn đáp nghĩa |
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao |
Nhiều cá thể gộp lại sẽ tổng hợp được sức mạnh làm việc lớn | Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết | Giáo dục về lối sống tập thể, tránh những tiêu cực cá nhân |
2. Câu 3 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Đề bài: So sánh 2 câu thơ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn:
So sánh:
- Giống: Những câu thơ trên đều nêu cao tinh thần học tập, cố gắng học hỏi. Và chỉ có học tập, biết tìm thầy mới có thể thành tài, đóng góp được cho xã hội
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục.
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè.
=> 2 câu tục ngữ này không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau tạo nên mối liên kết chặt chẽ hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
3. Câu 4 (trang 13 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Diễn đạt bằng cách so sánh:
+ Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”
+ Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa- nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây- quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.
- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
+ Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách
+ Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.
4. Câu hỏi (trang 13 SGK)
Đề bài: Những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.
Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:
- Máu chảy ruột mềm
- Chết vinh còn hơn sống nhục
Một số câu tục ngữ trái nghĩa:
- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm
- Trọng của hơn người
Ý nghĩa - Nhận xét:
- Bạn nhận ra được ý nghĩa của những câu tục ngữ về con người và xã hội, đó là: tôn vinh giá trị con người, đồng thời đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Từ đó, bạn đúc kết cho mình những bài học đời sống thiết thực.
- Bạn thấy được cách nói ví von, ẩn dụ giàu hình ảnh, hàm súc của những câu tục ngữ về con người và xã hội.
5. Nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ về con người và xã hội
Đề bài: Hãy chia các câu Tục ngữ về con người và xã hội trong SGK thành các nhóm phù hợp và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm.
Trả lời: Nhóm 1: Nói về phẩm chất giá trị con người:
a. Một mặt người bằng mười mặt của
- Nội dung: đề cao giá trị của con người, tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa.
- Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ.
b. Cái răng, cái tóc là góc con người
- Nội dung: Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình.
- Nghệ thuật: so sánh.
c. Đói cho sạch, rách cho thơm
- Nội dung: dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiếu thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ được sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.
- Nghệ thuật: Sử dụng tính từ
Nhóm 2: Tục ngữ về học tập, rèn luyện.
d. Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Nội dung: khuyên nhủ con người hãy cư xử, nói năng cho thấu tình đạt lý.
- Nghệ thuật: so sánh.
e. Không thầy đố mày làm nên
- Nội dung: là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
- Nghệ thuật: không có
g. Học thầy không tày học bạn
- Nội dung: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè và những người xung quanh.
- Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng
Nhóm 3: Tục ngữ về quan hệ xã hội
h. Thương người như thể thương thân
- Nội dung: nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.
- Nghệ thuật: so sánh
i. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nội dung: dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có tình nghĩa đó là khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa.
- Nghệ thuật: ẩn dụ
k. Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nội dung: khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
- Nghệ thuật: ẩn dụ
6. Một số câu tục ngữ khác
Ngoài những bài tập trên thì trong chương trình ngữ văn lớp 7 còn có một số tục ngữ sau bạn có thể tham khảo:
Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương.
Thất nghiệp tham ăn.
Của mình lạt buộc
Tục ngữ về con người và xã hội ý nghĩa, sâu sắc bằng tiếng Anh
Ngày nay ngoài việc sử dụng tiếng Việt để thể hiện các câu ca dao tục ngữ thì bạn cũng có thể dùng tiếng Anh để làm điều đó. Cùng INVERT kham khảo ngay những tục ngữ về con người và xã hội ý nghĩa, sâu sắc bằng tiếng Anh sau. Đây cũng là một cách giúp bạn học tiếng Anh một cách hiệu quả đấy.
Tránh voi chẳng xấu mặt nào.
Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi
Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm
Ta về ta tắm ao ta ( Không đâu tốt bằng ở nhà )
Kiến tha lâu đầy tổ
Tham bát bỏ mâm
Có tiền mua tiên cũng được
Nhập gia tùy tục
Thật thà là thượng sách
Đàn bà cho và tha thứ, đàn ông nhận và quên
Hồng nào mà chẳng có gai, việc nào mà chẳng có vài khó khăn!
Phúc bất trùng lai ( họa vô đơn chí )
Làm khi lành để dành khi đau
Vạch áo cho người xem lưng / Tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại.
Khôn lấy của che thân, dại lấy thân che của
Đứng núi này trông núi nọ
Chim phải đạn sợ cành cong
Con nhà tông không giống lông thì cũng giống cánh
Giai nhân chỉ đẹp trong mắt người hùng.
Bút sa gà chết
Im lặng là vàng
Càng đông càng vui
Thời gian là tiền bạc
Cái kim trong bọc có ngày lòi ra
Tường có vách
Con người cũng có giá của nó
Ăn miếng trả miếng
Tình yêu mù quáng
Mọi thứ vẫn tốt đẹp
Có công mài sắt có ngày nên kim
Dĩ độc trị độc
Dục tốc bất đạt
Trâu già mà gặm cỏ non
Mưa như trút nước
Bà con xa không bằng láng giềng gần
Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào
Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Có công mài sắt có ngày nên kim
Mèo khen mèo dài đuôi
Xa mặt cách lòng
Có thực mới vực được đạo
Được voi, đòi tiên
Tham thì thâm
Quả đất tròn
Miệng còn hôi sữa
Không biết thì dựa cột mà nghe
Có làm thì mới có ăn
Một con én ko làm nổi mùa xuân
Đầu xuôi đuôi lọt.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Chó sủa chó không cắn.
Cái nết đánh chết cái đẹp.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Thời gian và nước thủy triều không đợi ai cả.
Im lặng là vàng
Đừng trông mặt mà bắt hình dong
Cái lưỡi không xương đôi đường lắt léo
Gieo nhân nào gặt quả nấy
Khen ai khéo đúc chuông chì. Dạng thì có dạng, đánh thì không kêu.
Chim chích mà ghẹo bồ nông. Đến khi nó mổ, lạy ông tôi chừa.
Có qua có lại mới toại lòng nhau
Có mới nới cũ
Mất bò mới lo làm chuồng
Rượu nhạt uống lắm cũng say. Người hay nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Gừng càng già càng cay
Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Đừng dạy cá học bơi/ Múa rìu qua mắt thợ
Trên đây là một số tục ngữ về con người và xã hội hay & ý nghĩa nhất mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết được một số tục ngữ về con người và xã hội hay & ý nghĩa nhất một cách dễ dàng. Nếu có gì thắc mắc bạn cũng có thể bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập