Trạng ngữ là một trong những loại từ chúng ta vẫn thường hay sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên rất nhiều người lại chưa biết trạng ngữ là gì cũng như cách phân biệt như thế nào.
Nếu như bạn đang quan tâm đến loại từ này và cần tìm hiểu chi tiết thì hãy theo dõi bài viết sau đây.
Mục lục bài viết [Ẩn]
1. Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ được xác định là phần phụ của một câu và công dụng của trạng ngữ đó là xác định được thời gian, mục đích, nguyên nhân, nơi chốn của một sự việc nào đó.
Ngoài ra, trạng ngữ cũng có nhiệm vụ giúp người đọc, người nghe có thể xác định được hành động được nhắc đến trong một câu có nghĩa.Hay nói một cách đơn giản hơn thì trạng ngữ sẽ có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: tại sao? làm gì? ở đâu? khi nào…
+ Trạng ngữ cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu ?, Vì sao ?
+ Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi nào?
+ Trạng ngữ nơi chốn: Ở đâu?
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì sao?
Ví dụ: Ngoài đồng những con trâu đang gặm cỏ. Như vậy trạng ngữ ở đây là từ “ngoài đồng”, nó trả lời cho câu hỏi “ở đâu”.
2. Cách nhận biết trạng ngữ trong câu
Việc xác định trạng ngữ trong một câu cũng khá đơn giản và một câu cũng có thể có từ 1 đến 2 trạng ngữ khác nhau. Vị trí của trạng ngữ có thể đặt ở đầu câu hoặc cuối câu, ở mỗi vị trí trạng ngữ cũng sẽ mang những nhiệm vụ khác nhau.
Thông thường để xác định đơn giản nhất sẽ thông qua 2 yếu tố đó là: hình thức và ý nghĩa.
Về hình thức: Trạng ngữ sẽ được ngăn cách bằng dấu phẩy. Ví dụ: Hà Nội, những ngày vào thu bầu trời se lạnh và con đường trải đầy lá vàng.
Về ý nghĩa: Trạng từ sẽ sẽ dụng để chỉ thời gian, địa điểm, mục đích hoặc nguyên nhân nào đó. Ví dụ: Tháng 5, nhưng chú ve kêu inh ỏi khắp sân trường.
3. Các loại trạng ngữ thường dùng trong câu
Mỗi loại trạng ngữ khi đứng ở mỗi vị trí khác nhau thì cũng sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Thường trạng ngữ sẽ được phân chia thành các loại như sau:
Trạng ngữ chỉ vài trò thời gian
Trạng ngữ chỉ thời gian thường sẽ đứng vào đầu câu hoặc ở cuối câu. Vai trò của trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ, bổ sung thêm ý nghĩa cho câu và nêu rõ được về thời gian của sự việc, hành động đang tiếp diễn. Nhiệm vụ của nó sẽ trả lời cho câu hỏi về giờ giấc, thời gian như: khi nào? lúc nào? mấy giờ? hôm nào…
Ví dụ: Lúc 9h tối, một đoàn xe ô tô kéo nhau vào nhà bà Hạnh. Trạng ngữ trong câu ví dụ trên là “lúc 9h tối”, trả lời cho câu hỏi lúc nào.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Cũng như trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn rất thường hay được sử dụng trong câu. Tác dụng của nó là chỉ rõ được địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc. Nhiệm vụ của trạng từ chỉ nơi chốn đó là trả lời cho câu hỏi ở đâu.
Ví dụ: Trong phòng khách, tất cả mọi người đang chuẩn bị cho buổi họp gia đình rất căng thẳng. Như vậy “trong phòng khách” là trạng ngữ trả lời cho câu hỏi là “ở đâu”.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân cũng mang tính chất là thành phần phụ với nhiệm vụ là để giải thích, nêu ra ý kiến lý giải tại sao lại xảy ra sự việc như vậy, trả lời cho các câu hỏi như tại sao? vì sao? do đâu?.
Vid dụ: Vì bị ốm, nên 1 tuần vừa qua Trang không đi học được.
Trạng ngữ chỉ lý do “vì quá ốm” trả lời cho câu hỏi “vì sao” Trang lại không đi học.
Trạng ngữ chỉ mục đích
Trạng ngữ chỉ mục đích sẽ ngược lại với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Trạng ngữ chỉ mục đích có vai trò là thành phần phụ với mục đích là chỉ mục đích cần nhắc đến trong câu. Trả lời cho câu hỏi: để làm gì? bởi cái gì?...
Ví dụ: Để được thăng chức, chị Mai đã rất nỗ lực và cố gắng trong công việc của mình.
Trạng ngữ trong câu trên đó là “để được thăng chức” với nhiệm vụ chỉ rõ mục đích mà chi Mai hướng đến.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Đây cũng là một loại trạng ngữ làm thành phần phụ trong câu. Sử dụng với mục đích nêu lên sự di chuyển của hành động, sự việc hay một hiện tượng nào đó của con người, con vật. Bình thường, người ta dùng trạng ngữ chỉ phương tiện sẽ đi kèm với từ “bằng” hay “với”. Đứng trong một câu sẽ có nhiệm vụ trả lời câu hỏi như: “Với cái gì?” hay “Bằng cái gì?”.
Ví dụ: Với những cố gắng trong suốt thời gian dài, tôi đã bắt đầu thấy được sự thành công.
Như vậy, trạng ngữ trong câu đó là “với những cố gắng trong suốt thời gian dài” chứng minh cho câu hỏi đặt ra là tôi đã phải làm gì để thành công.
4. Bài tập vận dụng liên quan đến trạng ngữ
Câu 1 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong những câu đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 141).
Trả lời: Em xác định những trạng ngữ sau:
a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c) Tại Hoa mà tổ không khen được.
Câu 2 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Điền các từ "nhờ, vì" hoặc "tại vì" vào chỗ trông (SGK TV4 tập 2 trang 141).
Trả lời: Em chọn và điền vào chỗ trống như sau:
a) - Nhờ học giỏi, Nam được cô giáo khen. - Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b) - Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Câu 3 (trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Trả lời: Em có thể đặt như sau:
- Nhờ phát biểu thường xuyên trước lớp mà Hòa ăn nói mạch lạc trôi chảy.
Câu 4: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi mùa thu sang
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: khắp nơi
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
=> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
=> Trạng ngữ chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt
e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.
=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng
Bài 5: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:
1. ……………., ve kêu ra rả
=> Mùa hè / Trong các vòm cây
2. ……………, nước sông đục ngầu
=> Vì ô nhiễm môi trường
3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng
=> Trong các vườn hoa / Mùa xuân
Trong khuôn khổ những thông tin cụ thể trong bài viết, hy vọng bạn có thể nắm rõ được trạng ngữ là gì cũng như cách vận dụng để đặt trạng ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đúng mục đích trong câu.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập