Thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện "bong bóng". Làm cách nào để nhanh chóng phát hiện được bong bóng và hạn chế việc "vỡ bóng bóng". Hãy cùng xem bài viết dưới đây và cần cảnh giác trước tình trạng bong bóng bất động sản.
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Bong bóng bất động sản là gì?
Bong bóng bất động sản là một loại bong bóng kinh tế xảy ra theo chu kỳ trên thị trường bất động sản. Hiện tượng bong bóng nhà đất xảy ra theo chu kỳ bất động sản 10 năm, khi giá thị trường của bất động sản tăng nhanh chóng vượt khỏi giá trị thực của nó cho đến một mức độ không bền vững và sau đó suy giảm.
2. Dấu hiệu nhận biết bong bóng bất động sản
- Giá cả tăng mạnh trong thời gian ngắn
- Nguổn cung tăng cao nhanh chóng
- Số lượng mua bán bất động sản tăng cao đột biến
- Dư án ảo, dự án trên giấy, dự án chưa đủ pháp lý mọc lên nhiều và được chào bán nhiều hơn
- Người mua chủ yếu là nhà đầu tư mua đi bán lại, người mua thực rất ít
3. Yếu tố tạo nên bong bóng bất động sản
- Thứ nhất, cơn sốt đất năm 2008-2013 đi qua, sau 10 năm lao động làm việc nhiều người tích trữ được tiền bạc, của cải có dư nên không ít người thích chọn việc mua đất để đầu tư. Đánh vào tâm lý người dân, các “cò đất” từ nơi khác đổ về tung thủ thuật đẩy giá đất lên cao so với giá trị thực của sản phẩm để mua đi bán lại.
- Thứ hai, “ăn theo” việc quảng bá phát triển du lịch nên nhiều người gom đất, song thực tế phát triển du lịch nơi đây không như kỳ vọng của nhiều người
- Thứ ba, rất đông nhà đầu tư thứ cấp, môi giới, cò đất và các trung tâm môi giới bất động sản làm ăn kiểu chụp giật cộng hưởng cho quá trình thổi giá bất động sản tăng một cách chóng mặt
4. Hậu quả bong bóng bất động sản
Thời kì nổ bong bóng bất động sản tăng cao, mang đến hậu quả cực kì nghiêm trọng không chỉ với cá nhân tham gia đầu tư mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế nếu không có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước. Nhiều nhà đầu tư vì cơn sốt mà lao theo, rất nhiều Dự án ma, Thành phố ma dẫn đến phải bán nhà, phá sản sinh ra hiệu ứng dây chuyền, gây khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế.
5. Xu hướng thị trường bất động sản 2020
- Năm 2020, thị trường sẽ tiếp tục phát triển ổn định, không có nguy cơ xảy ra “bong bóng bất động sản”, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội và đổ mạnh đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tình trạng sốt nóng cục bộ tại một số dự án nhà ở trong khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín, giá cả phù hợp.
- Thị trường nhà ở Việt Nam sẽ có sự chuyển đổi sang mô hình phát triển dự án căn hộ từ xu thế thị trường sang phát triển bền vững hơn. Căn hộ nhỏ và siêu nhỏ lên ngôi. Xu hướng chuyển dịch lớn tới các căn hộ dành cho người thu nhập trung bình và thấp. Bên cạnh đó, căn hộ đa năng đang là xu hướng tại các đô thị lớn, xu hướng này sớm muộn cũng tác động đến thị trường Việt Nam, thị trường mà người trẻ mua nhà ngày càng nhiều.
- Việt Nam cũng đang hướng đến xu hướng phát triển các thành phố, khu đô thị tích hợp. Nền tảng số hóa và trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh đang trở thành một xu hướng mới của nhân loại. Xét về cầu, Việt Nam đang vươn lên so với nhiều quốc gia khác trong khu vực về tốc độ phát triển không gian văn phòng cho thuê. Việc xây dựng thành công mô hình đô thị thông minh sẽ tạo ra giải pháp cho những vướng mắc tồn tại và giúp Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển đô thị bền vững trên thế giới.
6. Giải pháp ngăn chặn bong bóng bất động sản
- Thứ nhất là thu hồi các dự án bỏ hoang, theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn
- Thứ hai là rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội.
- Thứ ba là bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.
- Thứ tư là tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập