Theo thông tin mới nhất, UBND tỉnh Đồng Nai duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Nội dung bài viết [Ẩn]
1. Mục tiêu phát triển của tỉnh Đồng Nai
Cụ thể hoá quy hoạch xây dựng vùng TPHCM và quy hoạch kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Định hướng phát triển không gian toàn vùng đến năm 2050 bao gồm không gian xây dựng đô thị, dân cư nông thôn theo hướng gắng kết hài hoà với không gian công nghiệp tập trung, không gian du lịch, không gian sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Làm cơ sở để chỉ đạo việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng chuyên ngành, lập các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sác phát triển xây dựng.
Làm công cụ quản lý phát triển kiểm soát không gian toàn vùng. Tạo cơ hội đầu tư ổn định và bền vững.
2. Tính chất và chức năng vùng tỉnh Đồng Nai
Là trung tâm giao thương các vùng kinh tế động lực của quốc gia (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung bộ.)
Là cực tăng trưởng Kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Trung tâm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước.
Đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và dường hàng không, trung tâm kho vận, tiếp vận của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm gaio thương của cả nước.
Là vùng phát triển đô thị và đô thị hoá cao; trung tâm dịch vụ đa ngành, trung tâm công nghiệp tập trung, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm thương mại - tài chính của quốc gia.
Trung tâm phát triển nông lâm, nghiệp chuyên canh, nông nghiệp công nghiệp cao, trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn nước của toàn vùng TPHCM
Trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng, du lịch văn hoá lịch sử.
Có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng - an ninh của cả nước
3. Thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai đến năm 2050
Đồng Nai sẽ đóng vai trò là vùng kinh tế phát triển động lực của vùng TPHCM và quốc gia, cửa ngõ giao thương của 3 vùng kinh tế; đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia.
Đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai cơ bản là tỉnh công nghiệp phát triển, đến năm 2030 sẽ trở thành một Trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông lâm nghiệp hiện đại phát triển cân bằng và bền vững.
Đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển theo mô hình đô thị sinh thái.
Vùng phát triển du lịch sinh thái rừng đặc trưng, du lịch lịch sử, văn hoá đặc sắc; Vùng bảo về nguồn nước, rừng cảnh quan và sự đa dạng sinh học.
Là vùng có chất lượng cuộc sống tốt, hài hoà thân thiện với môi trường
4. Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Đồng Nai
Phạm vi quy hoạch ranh giới toàn tỉnh Đồng Nau gồm TP Biên Hoà, TP Long Thành và các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Tổng diện tích 5.907,2m2, quy mô dân số năm ...
- Phía Đông và Đông Bắc: Giáp tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Tây và Tây Nam: Giáp tỉnh Bình Dương và TPHCM
- Phía Nam: Giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu;
- Phía Bắc và Tây Bắc: Giáp tỉnh Bình Phước
5. Định hướng phát triển giao thông tỉnh Đồng Nai
Hệ thống giao thông tỉnh Đồng Nai phát triển các trục hướng tâm, các trục vành đai đảm bảo kết nối đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong vùng TPHCM, với các tỉnh miền Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế như sau:
+ Đường bộ: Quốc Lộ 1, Quốc Lộ 51, Quốc Lộ 56, Quốc Lộ 20, đường cao tốc TPHCM - Dầu Giây - Đà Lạt, đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu, Đồng Nai - Phan Thiết, đường Vành Đai 3, Vành Đai 4.
+ Đường hàng không: Cảng hàng không Quốc tế Long Thành
+ Đường thuỷ: Hệ thống sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải.
- Cấu trúc không gian các vùng công nghiệp - đô thị - dịch vụ tập trung gồm 03 vùng cơ bản
Trung tâm vùng tỉnh: Gồm TP Biên Hoà, đô thị Long Thành, đô thị Nhơn Trạch, đô thị Bình Sơn (đô thị dịch vụ sân bay Quốc tế Long Thành), đô thị Phước Thái (đô thị dịch vụ cảng Phú Mỹ - Gò Dầu), đô thị Trảng Bom, đô thị Thạnh Phú, các khu công nghiệp Biên Hoà, Thạnh Phú, Hố Nai, Sông Mây, Trảng Bom, Bàu Xéo - Giang Điền, Tam Phước, Long Thành, Nhơn Trạch, Ông kèo.
+ Vùng phía Đông: Gồm các đô thị Long Thành, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao. Các khu công nghiệp Dầu Giây, Long Khánh, Xuân Lộc, Các cụm công nghiệp tập trung gắn với các đô thị.
+ Vùng đô thị - công nghiệp hành lang Quốc Lộ 20: Gồm các đô thị Phú Túc, La Ngà, Định Quán, Tân Phú, Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung gắn với các đô thị.
- Cấu trúc không gian vùng cảnh quan: Các vùng bảo tồn rừng cảnh quan Nam Cát Tiên, hồ Trị An, rừng ngập mặn Nhơn Trạch, vùng cảnh quan ven sông Đồng Nai, vùng lâm nghiệp rừng trồng, với cấu trúc sinh thái đặc trưng và đan xen giữa các vùng đô thị - công nghiệp tạo phát triển cân bằng của từng vùng.
- Phân bố các vùng chức năng
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch xác định 02 cốc mốc cơ bản như sau:
Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Quy hoạch xây dựng tỉnh Đồng Nai xác định phát triển với mô hình tỉnh công nghiệp - đô thị - dịch vu; phân thành 03 vùng chính yếu, gồm:
Vùng 1: Vùng công nghiệp - đô thị - dịch vụ trung tâm của tỉnh Đồng Nai, gồm: Thành phố Biên Hoà, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và một phần huyện Vĩnh Cửu. Trong đó TP Biên Hoà là đô thị hạt nhân.
Điểm mạnh của vùng: Khu vực này có Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, hệ thống cảng biển nhóm 5 tại huyện Nhơn Trạch và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành Đai 3, vành Đai 4...;
Vùng 2: Vùng kinh tế phía Đông, gồm: Thành phố Long Khánh; các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc. Trong đó, Thành phố Long Khánh là đô thị hạt nhân.
Điểm mạnh của vùng: Phát triển vùng đô thị, công nghiệp tập trung chuyên ngành; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh, thương mại - dịch vụ cấp vùng.
Hệ thống các dân cư nông thôn tập trung gắn với lợi thế sảm xuất nông, lâm nghiệp tại các xã trên địa bàn các huyện.
Vùng 3: Vùng sinh thái phía Bắc, gồm huyện Định Quán, Tân Phú và một phần huyện Vĩnh Cửu, chức năng bảo tồn rừng cảnh quan, bảo vệ nguồn nước và sự đa dạng về sinh học. Trong đó, thị trấn Định Quán là đô thị hạt nhân.
Điểm mạnh của vùng: Phát triển vùng nông nghiệp hàng hoá có chất lượng cao, phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái cảnh quan rừng Nam Cát Tiên, hồ Trị An, ven sông Đồng Nai, khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng Nai.
Giai đoạn này định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh với thành phố Biên Hoà là đô thị loại I; Thành phố Long Khánh và Nhơn Trạch là đô thị loại 2, Trảng Bom và Long Thành là đô thị loại 3. Còn về Đô thị Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom vẫn là trung tâm hành chính của các huyện.
Sau năm 2030: Mô hình phát triển vùng tỉnh Đồng Nai gồm
+ Phát triển vùng 1 thành đô thị: Trên cơ sở khai thác các tiềm năng thuận lợi về vị trí chiến lược địa chính trị - kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng đi qua địa bàn tỉnh (đường vành đại 2 đến vanh đại 3 gắn kết đường vành đai 4; các tuyến đường sắt; tổng kho trung chuyển, cảng hàng không quốc tế Long Thành..); cùng với sự phát triển mạnh các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp công nghệ cao, gắn kết đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật..tạo động lực liên kết chuỗi đo thị thành phố Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và một phần huyện Vĩnh Cửu. Căn cứ điều kiện tình hình thực tế có thể thống nhất và định hình thành một đo thị trực thuộc tỉnh với cấp quản lý hành chính theo cấp đô thị loại 1.
+ Phát triển vùng 2 và 3 thành vùng đô thị - công nghiệp gắn sản xuất chuyên canh, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái: Trên cơ sơ phát triển các đô thị Vĩnh An, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao, Định Quán, Tân Phú và TP Long Thành. Trong đó Long Khánh thành đô thị loại 2. Đây là trung tâm thương mại, dịch vu, sản xuất và hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học gắng lợi thế sản xuất nông nghiệp.
+ Dự báo số lượng đô thị cho các giai đoạn:
Năm 2020: Có 11 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại 1 (Thành phố Biên Hoà), 1 đô thị loại 2 (Nhơn Trạch), 1 đô thị loại 3 (Thị xã Long Khánh, nay đã là TP Long Khánh). 2 đô thị loại 4 (thị trấn Long Thành, Trảng Bom) và 6 đô thị loại 5 (thị trấn Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú, Dầu Giây, Gia Ray, Long Giao).
Năm 2030: Có 17 đô thị. Trong đó có 1 đô thị loại 1 (TP Biên Hoà), 2 đô thị loại 2 (Long Khánh, Nhơn Trạch), 2 đô thị loại 3 (Long Thành, Trảng Bom, 7 đô thị loại 4 (Đô thị Bình Sơn, Dầu Giây, Gia Ray, Long Thành, Vĩnh An, Định Quán, Tân Phú) và 5 đô thị loại 5 (Đô thị Phước Thái, Phú Lý, Phú Túc, Thạnh Phú, La Ngà).
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập