Đội ngũ INVERT cập nhật mới nhất về Thông tin quy hoạch hạ tầng giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu 2030. Hi vọng nhà đầu tư có thể tra cứu được những thông tin hữu ích, từ đó có thể tìm được cơ hội đầu tư bất động sản, đánh đâu thắng đó.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Quy hoạch giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Giao thông đường bộ
1.1. Quốc lộ
Các dự án phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia trên địa bàn thực hiện theo Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cụ thể như sau:
- Tuyến Cao tốc: Biên Hòa – Vũng Tàu (CT.28), chiều dài tuyến khoảng 54 km trong đó đoạn trên địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài 34 km. Ngoài ra có đoạn nối đến cảng Cái Mép dài 8 km. Quy mô 6-8 làn xe.
- Đường Vành Đai 4 TP. Hồ Chí Minh (CT.41), tổng chiều dài khoảng 200 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài 23 km. Quy mô, tiêu chuẩn cấp kỹ thuật: 8 làn xe.
- Tuyến QL55: dài 50,5 km, tiêu chuẩn đường cấp III, 2-4 làn xe. Nâng cấp đoạn hiện hữu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe, và mở mới tuyến tránh dài 10,8 km.
- Tuyến QL56: dài 39 km, duy tu bảo dưỡng tuyến đạt cấp cấp kỹ thuật đường cấp III, 2-6 làn xe.
- Tuyến QL51: qua địa bàn tỉnh dài 48,5 km, cấp kỹ thuật: đường cấp I, 6 làn xe ô tô. Thực hiện duy tu bảo dưỡng đoạn hiện hữu và mở mới đoạn dài 5 km tuyến tránh qua TP. Bà Rịa.
- Tuyến QL51C: Tổng chiều dài tuyến là khoảng 73 km, trong đó đoạn nằm trên địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài khoảng 36,3 km. Tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, 2 làn xe ô tô.
- Đường Ven Biển (ĐT994): tuyến được chuyển cấp từ đường do tỉnh quản lý có chiều dài 78,5 km. Thực hiện đầu tư theo quy hoạch của tỉnh, tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 42 m, 6 làn xe; mặt đường 12 mx2, vỉa hè 7,5 mx2, dải phân cách 3,0 m.
1.2. Tỉnh lộ
Quy hoạch giữ nguyên số lượng, vị trí của 12 đường tỉnh theo hiện trạng, tiến hành dầu tư xây dựng các đoạn tuyến chưa được hình thành, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt.
Nhập tuyến TL44A (giai đoạn 1) và tuyến TL44A (giai đoạn 2) thành ĐT996B; Riêng ĐT994 (đường bộ Ven Biển) chuyển cấp về Bộ GTVT quản lý. Các đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị được đầu tư theo tiêu chuẩn đường đô thị.
ĐT991 (ĐT995 – QL51 – Bình Châu): dài 55,45 km.
- Giai đoạn 2021-2030: Mở mới mở mới đoạn từ ĐT995 đến QL51 (dài 3,85 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 4 làn xe; thực hiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ QL51 đến TL328 (dài 37,45 km); mở mới đoạn từ TL328 – Bình Châu (dài 18 km) đạt tiêu
chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe. - Giai đoạn từ 2031-2050: Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ ĐT995 đến QL51 (dài 3,85 km) và đoạn từ TL328 – Bình Châu (dài 18 km); Nâng cấp Đoạn từ QL51 đến TL328 (dài 37,45 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 4 làn xe.
ĐT992 (đường Phước Hòa – Đá Bạc – Bông Trang):
- Giai đoạn 2021-2030: Thực hiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ Phước Hoà đến Hội Bài (dài 8,28 km) và đoạn từ Hội Bài đến Bông Trang (dài 45,38 km); Mở mới 6,5 km đoạn từ Bông Trang Đường Ven Biển (ĐT994) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 4 làn xe.
- Giai đoạn từ 2031-2050: Bảo dưỡng thường xuyên toàn tuyến.
ĐT 993 (Đường Hòa Long – Long Tân – Phước Tân):
- Giai đoạn 2021-2030: Bảo dưỡng thường xuyên Đoạn từ QL56 đến TL328 (dài 8,6 km); Mở mới đoạn từ Long Tân – TL328 (dài 12,5 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe.
- Giai đoạn từ 2031-2050: Nâng cấp đoạn từ QL56 đến cầu Khánh Vân (dài 5,6 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 4 làn xe; Bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ cầu Khánh Vân đến TL328 (dài 3 km) và đoạn từ Long Tân – TL328 (dài 12,5 km)
Đường Ven Biển Vũng Tàu – Bình Châu (ĐT994): thực hiện chuyển về hệ thống đường bộ quốc gia do Bộ GTVT quản lý với chiều dài 78,5 km.
ĐT995 (Đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải):
- Giai đoạn 2021-2030: Bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ km0+00 đến km7+199 (dài 7,2 km) và đoạn từ km 11+69 đến km14+424 (dài 2,76 km); mở mới đoạn từ km7+199 đến km 11+69 (dài 4,5 km) và km14+424 đến km21+361 (dài 6,94 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô mặt đường 4-6 làn xe.
- Giai đoạn từ 2031-2050: Bảo dưỡng thường xuyên toàn tuyến
ĐT995B (Đường Bà Rịa – Châu Pha – Sông Soài):
- Giai đoạn từ 2021-2030: Nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô mặt đường 6 làn xe.
- Giai đoạn từ 2031-2050: Bảo dưỡng thường xuyên.
ĐT996 (TL765):
- Giai đoạn 2021-2030: Bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ đường ven Biển đến Long Tân – Long Phước (dài 11,9 km) và đoạn từ cầu số 1 đến ranh Đồng Nai (dài 12,2 km); Nâng cấp đoạn từ Long Tân – Phước Tân đến Đá Bạc (dài 4,2 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt
đường 4 làn xe. - Giai đoạn từ 2031-2050: Bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ đường ven Biển đến Long Tân – Long Phước và đoạn từ Long Tân – Phước Tân đến Đá Bạc; Nâng cấp đoạn từ cầu số 1 đến ranh Đồng Nai đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 4 làn xe.
ĐT997 (Đường Lộc An – Long Tân – Xuân Sơn):
- Giai đoạn 2021-2030: Bảo dưỡng thường xuyên đoạn từ đường ven Biển đến ranh huyện Châu Đức (dài 5,6 km); mở mới đoạn từ đường Hội Bài đến Long Tân – Láng Dài (dài 2,8 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe; nâng cấp đoạn từ đường Hội Bài đến
Mỹ Xuân – Ngãi Giao (dài 8,8 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe. - Giai đoạn từ 2031-2050: Nâng cấp đoạn từ đường ven biển đến ranh giới huyện Châu Đức đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe; Bảo dưỡng thường xuyên các đoạn còn lại.
ĐT998 (TL328):
- Giai đoạn 2021-2030: Mở mới đoạn tránh thị trấn Phước Bửu (dài 3,0 km) đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe; Bảo dưỡng thường xuyên các đoạn còn lại.
- Giai đoạn từ 2031-2050: nâng cấp các đoạn từ Hồ Tràm đến Phước Bửu và từ Phước Tân đến Tân Lâm đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe; bảo dưỡng thường xuyên đoạn còn lại.
ĐT999 (TL329):
- Giai đoạn 2021- 2030: nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô mặt đường 2-4 làn xe.
- Giai đoạn từ 2031-2050: Bảo dưỡng thường xuyên. (xi). ĐT996B: (bao gồm đường 44A giai đoạn 1 và giai đoạn 2)
- Giai đoạn 2021-2030: nâng cấp theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Giai đoạn từ 2031-2050: bảo dưỡng thường xuyên toàn tuyến.
ĐT996C (TL44B):
- Giai đoạn 2021-2030: nâng cấp theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Giai đoạn từ 2031-2050: bảo dưỡng thường xuyên toàn tuyến.
1.3. Đường chuyên dụng
Trên địa bàn tỉnh có 30,3 km đường chuyên dụng, phân bố trên các địa bàn như sau:
Tại Thị xã Phú Mỹ:
- Nhánh rẽ theo hướng Đông – Tây vào cụm cảng biển của ĐT965 từ đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (dài 11,0 km), quy hoạch cấp II, 4 làn xe ô tô. Giai đoạn 2021-2030: duy tu bảo dưỡng tuyến hiện hữu hiện có (dài 3,5 km), mở mới đoạn từ đường hiện hữu đến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (dài 7,5 km). Giai đoạn 2031-2050 nâng cấp, cải tạo duy trì cấp quy hoạch.
- Đường song hành QL51 theo hướng Bắc-Nam (dài 14,9 km) nằm bên phải QL51: Giai đoạn 2021-2030 thực hiện mở mới đoạn dài 14,9 km theo quy hoạch. Giai đoạn sau năm 2030, thực hiện cải tạo duy tu bảo dưỡng.
- Đường Phước Hòa-Cái Mép theo hướng Đông – Tây (dài 4,4 km, đường cấp II, 6 làn xe): Giai đoạn 2021-2030 thực hiện mở mới đoạn dài 4,4 km theo quy hoạch. Giai đoạn sau năm 2030, thực hiện cải tạo duy tu bảo dưỡng.
Tại huyện Côn Đảo:
Có 05 đường chuyên dụng cho các hoạt động du lịch, quân sự và hạ tầng kỹ thuật của huyện với tổng chiều dài khoảng 9,2 km, cấp hạng kỹ thuật tương đương đường cấp IV-VI miền núi, bao gồm: Đường Ma Thiên lãnh (2,5 km); Đường Nhà Bàn (2,0 km); Đường Rađa (4,4 km); Đường lên nhà máy điện An Hội (0,17 km); Đường lên nhà máy nước (0,12 km).
Tại thành phố Bà Rịa:
Chuyển đoạn đường huyện từ QL51 lên khu du lịch núi Dinh (dài 6,5 km), ở ngoại ô thành phố thành đường chuyên dụng du lịch. Duy trì nâng cấp cải tạo đảm bảo tuyến theo cấp quy hoạch.
Quy hoạch giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Cảng biển
Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có 07 khu bến và các bến cảng, thực hiện theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, cụ thể như sau:
Khu bến Cái Mép
- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước bên phải luồng Vũng Tàu – Thị Vải (đoạn từ rạch Bàn Thạch ra ngoài cửa sông Cái Mép).
- Chức năng: cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế; có bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí.
- Cỡ tàu: tàu container trọng tải 80.000 ÷ 250.000 tấn (6.000÷24.000 TEU) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; tàu tổng hợp, hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn giảm tải phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải.
Khu bến Thị Vải
- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước bên phải luồng Vũng Tàu – Thị Vải (đoạn từ hạ lưu cảng Gò Dầu B đến rạch Bàn Thạch).
- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội liên vùng, có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.
- Quy mô cỡ tàu: trọng tải đến 100.000 tấn tại Phú Mỹ hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, đến 60.000 tấn tại Mỹ Xuân và đến 30.000 tấn phía thượng lưu cầu Phước An.
Khu bến Sao Mai – Bến Đình
- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước bên phải luồng sông Dinh.
- Chức năng: phục vụ dịch vụ dầu khí và phát triển kinh tế – xã hội địa phương; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí.
- Quy mô cỡ tàu: trọng tải đến 100.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến luồng hàng hải.
Bến cảng khách quốc tế Vũng Tàu
- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước tại khu vực Bãi Trước.
- Chức năng: bến cảng khách quốc tế phục vụ du lịch.
- Cỡ tàu: trọng tải đến 225.000 GT.
Khu bến Long Sơn
- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực đảo Long Sơn và sông Rạng.
- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu liên hợp hóa dầu, luyện kim và ngành năng lượng, có bến hàng lỏng/khí, tổng hợp, container, hàng rời.
- Cỡ tàu: trọng tải đến 100.000 tấn; có bến nhập dầu thô cho tàu trọng tải đến 300.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.
Khu bến sông Dinh
- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước trên sông Dinh.
- Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương; có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, bến công vụ và bến phục vụ quốc phòng – an ninh.
- Cỡ tàu: trọng tải 2.000 ÷ 10.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.
Bến cảng Côn Đảo
- Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực Bến Đầm.
- Chức năng: đầu mối giao lưu với đất liền và phát triển kinh tế – xã hội huyện đảo, có bến tổng hợp, bến khách, bến du thuyền, bến phục vụ quốc phòng – an ninh.
- Cỡ tàu: trọng tải 2.000 ÷ 5.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện; phát triển bến khách quốc tế phù hợp với quy hoạch xây dựng huyện đảo.
Các bến cảng dầu khí ngoài khơi: Phục vụ các mỏ Rồng Đôi, Rạng Đông, Lan Tây, Đại Hùng, Chí Linh, Ba Vì, Vietsopetro 01, Chim Sáo, Tê Giác Trắng và các bến cảng khác, phát triển phù hợp với nhu cầu khai thác mỏ dầu khí ngoài khơi.
Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão: Tại vịnh Gành Rái, Cái Mép, Bến Đầm – Côn Đảo, các khu tránh trú bão vực khác đủ điều kiện. Các bến phao chuyển tải hàng hóa tại khu vực Gành Rái, Cái Mép duy trì khai thác theo hiện trạng và từng bước di dời khi các cảng cứng đáp ứng nhu cầu xếp dỡ hoặc để bảo đảm phát triển bến cảng cứng theo quy hoạch.
Quy hoạch giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Đường thủy nội địa
Theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hành lang vận tải thuỷ nội địa Tuyến Vũng Tàu – Thị Vải – Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ, với quy mô vận tải hàng hoá đến năm 2030 đạt khối lượng vận tải khoảng 31,5 ÷ 35,5 triệu tấn/năm.
Luồng vận tải chính, gồm các đoạn tuyến: từ Vũng Tàu đến Thị Vải (đi chung luồng hàng hải) dài 28,5 km, được quy hoạch cấp đặc biệt; từ Thị Vải đến Thành phố Hồ Chí Minh (sông Đồng Tranh) dài 65 km, được quy hoạch luống cấp II.
- Luồng tàu sông nội tỉnh ở trong đất liền gồm 24 tuyến với tổng chiều dài khoảng 119 km. Để đạt được cấp hạng kỹ thuật như đã quy hoạch cần được cải tạo.
- Luồng tàu sông liên tỉnh được kết hợp giữa một số sông chính – rộng nằm gần sông Thị Vải – Cái Mép như sông Mỏ Nhát, rạch Ông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với hệ thống sông của TP. Hồ Chí Minh như Gò Gia, Đồng Tranh, Lòng Tàu, Soài Rạp và vịnh Gềnh Rái; với sông Đồng Nai của tỉnh Đồng Nai; với sông Vàm Cỏ Tây của tỉnh Long An, sông Vám Cỏ Đông của tỉnh Long An và Tây Ninh để hình thành một tuyến vận tải thủy liên tỉnh giữa Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh, thành trong vùng như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh và Tiền Giang.
Quy hoạch cụm cảng hàng hoá đến năm 2030 cho tàu đến 5.000 tấn và đạt công suất 8.300 ngàn tấn; cụm cảng khách cho tàu 250 ghế và đạt công suất 1.800 ngàn lượt khách/năm.
Quy hoạch giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Đường sắt
Mạng đường sắt quốc gia trên địa bàn
- Theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, quy hoạch tuyến đường sắt sắt Biên Hòa – Vũng Tàu là một trong những hạng mục giao thông huyết mạch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tổng chiều dài tuyến là 84 km; là đường sắt quốc gia đi qua địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đường đôi lưu thông hai chiều, khổ đường 1.435 mm. Kết nối tại ga Trảng Bom thông qua đoạn tuyến tránh Biên Hòa (Trảng Bom – Dĩ An). Đoạn Biên Hòa – Thị Vải là đường đôi; đoạn Thị Vải – Vũng Tàu là đường đơn.
Đường sắt đô thị quy hoạch hệ thống Metro kết nối các trung tâm đô thị:
- Giai đoạn 1 (2030-2035) kết nối Phú Mỹ – Bà Rịa – Vũng Tàu, kết nối vùng phát triển công nghiệp, cảng biển với trung tâm đô thị.
- Giai đoạn 2 (2035-2040) tiếp tục kết nối các đô thị: Long Hải – Phước Hải – Bình Châu – Phước Bửu – Ngãi Giao.
Quy hoạch giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Cảng hàng không - sân bay
Định hướng, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có ba (03) sân bay:
- Sân bay Cỏ Ống ở huyện Côn Đảo,
- Sây bay Gò Găng ở TP. Vũng Tàu (thay thế sân bay Vũng Tàu hiện hữu);
- Sân bay Đất Đỏ (tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ).
Các sân bay này nằm trong mục tiêu chiến lược phát triển vận tải hàng không đến năm 2030 và định hướng 2050 của ngành Hàng không Việt Nam là từng bước vững chắc mở rộng thị trường trên cơ sở cân đối quan hệ cung – cầu, hoàn chỉnh chính sách hợp tác kinh doanh toàn cầu.
- Sân bay Cỏ Ống được quy hoạch là sân bay cấp 4C với đường cất-hạ cánh dài 2.400 m, sân đỗ máy bay khoảng 31,5 ngàn m² và nhà ga có sức chứa 300 hành khách/giờ. Sẽ phát triển kết cấu hạ tầng cho sân bay để tăng thời gian hoạt động và tần suất cất – hạ cánh trong ngày so với hiện nay đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách ngày một gia tăng.
- Sân bay Gò Găng sẽ có diện tích khoảng 250-300 ha, được quy hoạch là sân bay cấp 3C với đường cất – hạ cánh dài 2.000 m.
- Sân bay Đất Đỏ là sân bay chuyên dụng du lịch và phục vụ quân sự, diện tích khoảng 250 ha.
Tải bản đồ Quy hoạch giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập