Cụ thể, Chính phủ quyết nghị điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bến Cát để thành lập thị xã Bến Cát và 5 phường thuộc thị xã Bến Cát.
Bên cạnh đó, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và 6 phường thuộc thị xã Tân Uyên.
Thành lập thị xã Bến Cát trên cơ sở điều chỉnh 23.442,24 ha diện tích tự nhiên và 203.420 nhân khẩu của huyện Bến Cát, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Mỹ Phước và 7 xã: Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Điền, Phú An, An Tây. Phần còn lại của huyện Bến Cát được đổi tên thành huyện Bàu Bàng với 33.915,69 ha diện tích tự nhiên, 82.024 nhân khẩu và 7 đơn vị hành chính cấp xã.
Thị xã Bến Cát có phía Đông giáp huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên; Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh; Nam giáp thành phố Thủ Dầu Một; Bắc giáp huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng.
Thành lập thị xã Tân Uyên trên cơ sở điều chỉnh 19.249,20 ha diện tích tự nhiên và 190.564 nhân khâu của huyện Tân Uyên, bao gôm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 thị trấn Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa và 9 xã Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình, Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Hội, Bạch Đằng; Phần còn lại của huyện Tân Uyên được đổi tên thành huyện Bắc Tân Uyên với 40.087,67 ha diện tích tự nhiên, 58.439 nhân khau, 10 đơn vị hành chính cấp xã.
Thị xã Tân Uyên có phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Tây giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát; Nam giáp thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An và tỉnh Đồng Nai; Bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên.
Ngoài việc thành lập thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên, Chính phủ cũng quyết định thành lập 16 phường thuộc thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một.
Thị xã Bến Cát: Thành lập phường Mỹ Phước trên cơ sở toàn bộ 2.150,81 ha diện tích tự nhiên và 45.075 nhân khẩu của thị trấn Mỹ Phước; thành lập phường Thới Hòa trên cơ sở toàn bộ 3.793,01 ha diện tích tự nhiên và 38.780 nhân khẩu của xã Thới Hòa; thành lập phường Tân Định trên cơ sở toàn bộ 1.662,13 ha diện tích tự nhiên và 26.354 nhân khẩu của xã Tân Định; thành lập phường Hòa Lợi trên cơ sở toàn bộ 1.690,37 ha diện tích tự nhiên và 30.691 nhân khẩu của xã Hòa Lợi; thành lập phường Chánh Phú Hòa trên cơ sở toàn bộ 4.633,42 ha diện tích tự nhiên và 17.009 nhân khẩu của xã Chánh Phú Hòa.
Thị xã Tân Uyên: Thành lập phường Uyên Hưng trên cơ sở toàn bộ 3.368,53 ha diện tích tự nhiên và 19.439 nhân khẩu của thị trấn Uyên Hưng; thành lập phường Tân Phước Khánh trên cơ sở toàn bộ 1.013,75 ha diện tích tự nhiên và 28.062 nhân khẩu của thị trấn Tân Phước Khánh; thành lập phường Thái Hòa trên cơ sở toàn bộ 1.143,39 ha diện tích tự nhiên và 29.693 nhân khẩu của thị trấn Thái Hòa; thành lập phường Thạnh Phước trên cơ sở toàn bộ 805,64 ha diện tích tự nhiên và 8.147 nhân khẩu của xã Thạnh Phước; thành lập phường Tân Hiệp trên cơ sở toàn bộ 2.514,33 ha diện tích tự nhiên và 17.360 nhân khẩu của xã Tân Hiệp; thành lập phường Khánh Bình trên cơ sở toàn bộ 2.174,94 ha diện tích tự nhiên và 26.665 nhân khẩu của xã Khánh Bình.
Thị xã Thuận An: Thành lập phường Bình Nhâm thuộc trên cơ sở toàn bộ 540,98 ha diện tích tự nhiên và 14.528 nhân khẩu của xã Bình Nhâm; thành lập phường Hưng Định thuộc thị xã Thuận An trên cơ sở toàn bộ 286,56 ha diện tích tự nhiên và 13.519 nhân khẩu của xã Hưng Định.
Thành phố Thủ Dầu Một: Thành lập phường Chánh Mỹ thuộc trên cơ sở toàn bộ 690,37 ha diện tích tự nhiên và 10.715 nhân khẩu của xã Chánh Mỹ; thành lập phường Tương Bình Hiệp trên cơ sở toàn bộ 520,46 ha diện tích tự nhiên và 13.352 nhân khẩu của xã Tương Bình Hiệp; thành lập phường Tân An trên cơ sở toàn bộ 1.014,85 ha diện tích tự nhiên và 13.374 nhân khẩu của xã Tân An.
Như vậy, sau khi thành lập thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và 16 phường mới, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 2 thị trấn).
Trước đó, Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 6 trong 63 tỉnh thành và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư, hơn 50% dân số Bình Dương là dân nhập cư.
Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên (nay là huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên), vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An. Ngoài ra còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập