Thị trường

Tại sao đầu tư đất nền Long Thành sân bay quốc tế Long Thành?

Long Thành là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai, có diện tích 431,01 km². Huyện nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 32 km, cách thành phố Biên Hòa 24 km, thành phố Vũng Tàu 60 km[2].

Ví trí địa lý Long Thành

  • Phía đông giáp các huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Cẩm Mỹ
  • Phía đông nam giáp huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Phía tây giáp quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch
  • Phía nam giáp thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Phía bắc giáp thành phố Biên Hoà.

Hành chính Long Thành

Hiện nay, huyện Long Thành có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Long Thành và 13 xã: An Phước, Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Lộc An, Long An, Long Đức, Long Phước, Phước Bình, Phước Thái, Tam An, Tân Hiệp.

Sơ đồ huyện Long Thành
Sơ đồ  hành chính huyện Long Thành

Kinh tế huyện Long Thành 

Nông nghiệp: trồng mía, lạc, điều, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, nhãn. Chăn nuôi bò sữa và chế biến các sản phẩm từ bò sữa.
Công nghiệp: Có 7 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm:

  1. Khu công nghiệp An Phước: 201 ha
  2. Khu công nghiệp Gò Dầu: 210 ha
  3. Khu công nghiệp Long Đức: 580 ha
  4. Khu công nghiệp Long Thành: 488 ha
  5. Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn: 498 ha
  6. Khu công nghiệp Phước Bình: 640 ha (Đang xây dựng)
  7. Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành: 410 ha (Đang xây dựng)

Giao thông Long Thành

Huyện Long Thành có những lợi thế so sánh về mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện gồm đường bộ - đường sắt - đường thủy - hàng không.

 Hệ thống đường giao thông do trung ương đầu tư  gồm các tuyến đường cao tốc đi qua địa bàn Long Thành gồm:

  1.   tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
  2.   tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây
  3.    tuyến đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành.
  • Đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51B đạt tiêu chuẩn cấp II với 4-6 làn xe
  • Các tuyến đường tỉnh gồm đường tỉnh 769
  • Đường tỉnh 319 đoạn đi qua địa bàn huyện
  • Đường tỉnh Cụm cảng hàng không quốc tế Long Thành - Cẩm Mỹ nối với các tỉnh Nam Trung bộ
  • Nâng cấp đường tỉnh 25B từ QL51 đi Nhơn Trạch
  • Mở mới tuyến đường tỉnh 25C từ Cụm cảng hàng không Quốc tế Long Thành đi Nhơn Trạch Xây dựng tuyến đường tỉnh ở khu vực kho trung chuyển miền Đông đi Biên Hòa.

Nằm trên tuyến đường Tp.HCM đi Vũng Tàu sẽ hình thành xây dựng các bến xe và trạm dừng xe trên tuyến QL51, ngoài ra còn có ở các khu vực trung tâm các xã Bình Sơn, Phước Thái.

Khai thác lợi thế đường sông như xây dựng bến tàu khách trên sông Đồng Nai, bến tàu khách Gò Dầu trên sông Thị Vải, bến tàu khách du lịch Tam An.

sân bay Long Thành
Ngóng chờ sân bay Long Thành từng giờ

Sơ lược về sân bay Quốc Tế Long Thành

Trung ương xây dựng cụm Cảng hàng không Quốc tế Long Thành với quy mô diện tích 5.000 ha, công suất 80-100 triệu lượt hành khách/năm.

Với hệ thống đường cao tốc và các tuyến đường tỉnh đi qua địa bàn huyện cùng với các tuyến đường huyện được đầu tư nâng cấp mở rộng và hạ tầng khu trung tâm hành chính huyện được hoàn chỉnh theo đúng quy hoạch được duyệt đã tạo thành mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi. Ngoài ra sự phát triển đồng bộ gồm đường bộ - đường sắt - đường thủy - hàng không gắn kết với các vùng là lợi thế và động lực thúc đẩy kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.

Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2020, hoàn thành vào năm 2024 và đầu năm 2025 đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Giai đoạn 1: sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Giai đoạn 2:  tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 3: sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Quy hoạch Kết nối giao thông

Để phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch kết nối giao thông với sân bay Long Thành bao gồm: đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4, Tỉnh lộ 25 C, đường Tôn Đức Thắng [6] được thi công mở rộng lên đến 8 làn xe và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2012.[7]

Kinh phí xây dựng sân bay Long Thành

Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn: Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án. Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 18 tỷ USD, theo đánh giá là "đắt kinh ngạc"

Theo quy hoạch, Cụ thể, đô thị Long Thành sẽ lên Thị Xã Long Thành trong giai đoạn từ năm 2020-2030; đô thị Bình Sơn là đô thị ven sân bay phục vụ dịch vụ cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đô thị Phước Thái là đô thị cảng phục vụ cho cụm cảng biển nhóm 5 sông Thị Vải.

Quy hoạch từng vùng xung quanh sân bay Long Thành

Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, các khu chức năng đô thị xung quanh sân bay Long Thành sẽ được quy hoạch theo mô hình vệ tinh, cách cảng hàng không khoảng 15km.

Vùng 1 là các khu chức năng hỗ trợ gồm: các kho trung chuyển, khu logistics, khu công nghiệp, khu hỗ trợ cảng hàng không. Khu chức năng này được bố trí với khoảng cách từ 5-7km quanh khu vực cảng hàng không.

Vùng 2: là các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh, thành phố sân bay. Vùng này được quy hoạch dự kiến khoảng 15.000 ha, tổ chức liên kết 3-4 đô thị tạo thành chùm đô thị ở đây.

Vùng 3: là các khu chức năng dịch vụ - thương mại quy mô lớn như: khu thương mại tự do, khu vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ hàng không. Quy mô của các khu này cần khoảng 5 ngàn ha được bố trí tại các cửa ngõ giao thông vào sân bay.

Vùng 4: gồm các khu du lịch, dịch vụ, thể thao với quy mô diện tích khoảng 2 ngàn ha. Các khu này được bố trí cách cảng hàng không khoảng 10km.

Vùng 5: được xem như vùng đệm cảng hàng không gồm: mảng xanh dự trữ phát triển; khu cách ly, các khu phát triển nông - lâm nghiệp và an ninh quốc phòng.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email