Tại Việt Nam hiện nay có một vài sân bay lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài,...đây đều là những sân bay quốc tế với khả năng chuyên chở khách từ các nước trên thế giới. Nhưng sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại bị quá tải chính vì vậy nước ta đang triển khai dự án sân bay quốc tế lớn nhất nước, mang tên "sân bay Quốc tế Long Thành".
Sân bay Quốc tế Long Thành cũng là một trong những sân bay lớn nhất Đông Nam Á. Vậy thiết kế, tiến độ và lợi ích của công trình này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Thông tin nhanh về dự án sân bay Long Thành
Tên dự án: Sân bay Quốc tế Long Thành |
Quy mô: 25.000ha |
Tên tiếng anh: Long Thanh International Airport | Diện tích cảng hàng không Quốc tế tại sân bay Long Thành: 5000ha |
Vị trí: xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai |
Thiết kế: 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000 m, rộng 60 m) |
Thuận lợi: nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam châu Á với các đường bay Đông - Tây, Bắc – Nam. |
Vốn đầu tư: 17,8 tỷ USD |
Tổng thầu: Nhật, Pháp, Việt Nam |
Khởi công: Đầu năm 2021 |
Vị trí sân bay Long Thành nằm ở đâu?
Theo quy hoạch, vị trí sân bay Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 43 km, cách TP Biên Hoà 30 km theo hướng Đông Nam, cách trung tâm TP Vũng Tàu 70 km theo hướng Bắc. Đặc biệt, nằm cạnh Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; kế cận tuyến Quốc lộ 51, gần thị trấn Long Thành, cách cửa ngõ vào TP Công Nghiệp Nhơn Trạch khoảng 5 km.
Bạn có thể xem vị trí bản đồ chính xác sân bay Long Thành tại đây
Quy hoạch tổng quan sân bay Long Thành
Khu | Thiết kế (Chức năng) |
1 | Khu chức năng hỗ trợ, các kho trung chuyển, khu Logistics, khu công nghiệp |
2 | Khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh thành phố sân bay, quy hoạch dự kiến quy mô khoảng 15.000 ha |
3 | Khu thương mại tự do, khu vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ cho sân bay, quy mô dự kiến khoảng 5.000 ha, đặt ở cửa chính lối ra vào sân bay. |
4 | Khu du lịch, dịch vụ, thể thao với quy mô diện tích khoảng 2.000 ha, phục vụ cho khách đi chuyến dài và cán bộ công nhân viên. |
5 | Mảng xanh dự trữ phát triển; khu cách ly, các khu phát triển nông - lâm nghiệp và an ninh quốc phòng. |
Thiết kế chi tiết dự án sân bay Long Thành
Có quy mô lớn nhất Việt Nam, sân bay Long Thành được đầu tư bài bản vào phần thiết kế. Cụ thể sân bay này sẽ có 4 đường cất cánh và hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những đường cất cánh này có chiều dài 4000m và chiều rộng là 60m.
Với đường bay như vậy sân bay có thể phục vụ những loại máy bay lớn như Airbus A380, Boeing 747-8, đây đều là những loại máy bay 2 tầng khổng lồ. Không những vậy tại đây sẽ có 4 nhà gà lớn với khả năng phục vụ 100 triệu khách/năm.
Diện tích đất bao quanh hết dự án sân bay này là 25.000ha. Đặc biệt ở đây sẽ có 1 sân bay cấp 4F đạt tiêu chuẩn mức cao nhất của tổ chức hàng không Dân dụng Quốc tế. Sau khi xây dựng đây cũng sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không trong nước và quốc tế. Diện tích cảng hàng không Quốc tế tại sân bay Long Thành là 5000ha.
Nhà ga của sân bay này được thiết kế độc đáo với không gian xanh có thác nước và sân vườn. Đặc biệt là tầng trệt và 3 tầng trên được ưu tiên với những mảng xanh tạo nên sự dịu nhẹ và hài hòa với thiên nhiên, chứ không cứng nhắc như những sân bay đã có trước đó.
Chiều cao đỉnh mái của nhà ga là 45m, gồm có 3 lầu, 1 tầng trệt và 3 tầng ở phía trên. Mỗi tầng sẽ có mục đích sử dụng khác nhau:
Tầng trệt là nơi khách hàng thấy đầu tiên, ở tầng trệt bạn có thể tiếp cận với nhiều phương tiện khác nhau như taxi, xe buýt,…đặc biệt ở đây có sảnh tiếp đón, phòng khách VIP cho hành khách và khu vực ăn uống,…
Tầng 1 là khu vực vực có những cửa hàng miễn thuế. Khu vực này thực hiện nối chuyến, nhập cảnh và nhận hành lý,…
Tầng 2 là nơi khách hàng có thể ăn uống và mua sắm vì ở đây tập trung những cửa hàng đã được miễn thuế. Trong thời gian chờ đợi trước khi lên máy bay, hành khách có thể lại tầng 2 để thư giãn hoặc mua gì đó vì không gian tại đây được thiết kế rất hài hòa.
Khách hàng sẽ được làm thủ tục ở tầng 3, đây cũng là khu vực kiểm soát an ninh/hải quan và khu vực xuất cảnh.
Không chỉ vậy, sân bay Long Thành được thiết kế dựa trên hình ảnh quốc hoa Việt Nam đó chính là hoa sen. Nên khi nhìn từ trên xuống ở mái nhà ga, hay nhìn ở mặt chính diện sẽ thấy một hình hoa sen cách điệu. Ngay cả quầy làm thủ tục cũng sẽ có biểu tượng của hoa sen.
Được biết, mẫu thiết kế theo hình ảnh hoa sen này được chọn từ Phương án LT – 03 của Heerim Architects and Planners Co., Ltd (Hàn Quốc) trong cuộc thi tuyển thiết kế nhà ga sân bay Long Thành do ACV tổ chức vào năm 2016. Trước đó ACV đã chọn ra được 9 mẫu xuất sắc đi vào vòng chung kết, mỗi mẫu đều có nét đẹp và sự ấn tượng riêng. LT – 03 là một trong ba phương án giành được giải nhất trong cuộc thi này.
Để tạo được nét đặc biệt cho không gian bên trong của nhà ga, đội thiết kế đã tạo nên ánh sáng tại nơi làm thủ tục và ô thông tầng ngay tại vị trí trung tâm. Ánh sáng được kết hợp với thác nước nhân tạo, làm nên một không gian tuyệt đẹp (ở đây sử dụng ánh sáng tán xạ từ trên ô chiếu xuống).
Những điều này giúp nhà ga trở nên đặc biệt hơn chứ không chỉ đơn điệu và thô cứng. Thiết kế này hứa hẹn sẽ đem đến một không gian huyền ảo và thú vị cho khách đến sân bay.
Tiến độ thiết kế sân bay Long Thành mới nhất năm 2023
1. Tiến hành khởi công nhà ga sân bay Long Thành 8/2023
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án sân bay Long Thành đang tiến hành theo kế hoạch, đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể theo đánh giá của Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV – Chủ đầu tư). Dự án đã triển khai hơn 78% khối lượng san nền và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2023. Điều này đảm bảo chuẩn bị tốt cho việc lựa chọn nhà thầu xây dựng nhà ga hành khách cùng với việc khởi công các hạng mục đường cất/hạ cánh và sân đỗ vào tháng 8 - 9/2023.
Vào ngày 6/7/2023, đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức dẫn đầu đã thực hiện chuyến khảo sát thực địa và làm việc với các đơn vị liên quan về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cùng với Dự án Đầu tư xây dựng khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh, ACV đã thông tin rằng trong tháng 6 vừa qua, gói thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách (gói thầu 5.10) đã được mở thầu. Trong tháng 7, ACV dự kiến hoàn thành việc chấm thầu và lựa chọn nhà thầu cho gói thầu này. Công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ bắt đầu khởi công xây dựng trong tháng 8/2023. Các hạng mục đường cất, hạ cánh và sân đỗ tàu cũng sẽ được khởi công đồng loạt trong tháng 8 và 9 năm 2023.
Về việc giải phóng mặt bằng, khu vực 1.810ha dành cho việc xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 và khu vực 722ha dự trữ đất dôi dư đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cơ bản.
Để đảm bảo triển khai thi công các hạng mục khởi công đồng loạt, ACV đã kiến nghị Huyện Long Thành hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho hai tuyến giao thông kết nối sớm, đặc biệt là ưu tiên tuyến đường số 1.
Phát biểu trong buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã yêu cầu Huyện Long Thành tập trung hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho trường hợp còn lại trong khu vực 1.810ha và Sở Tài chính hỗ trợ hoàn thành thẩm định giá đất trong trường hợp này. Công tác phê duyệt phương án bồi thường và hỗ trợ cho 56 trường hợp còn lại trong giai đoạn 2 của dự án cũng phải hoàn thành trong tháng 7/2023.
Đối với hai tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, Huyện Long Thành cũng cần tập trung hoàn thành việc giải phóng mặt bằng. Đối với tuyến đường số 1, mục tiêu là hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 7-2023.
Trước đó, đoàn công tác của UBND tỉnh đã thực hiện khảo sát thực địa công tác giải phóng mặt bằng cho hai tuyến đường kết nối sân bay Long Thành và tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn.
Dự án sân bay Long Thành có tổng đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng và được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ xây dựng một đường cất hạ cánh cùng nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách mỗi năm và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Giai đoạn hai sẽ mở rộng bằng cách xây thêm một đường cất hạ cánh kèm theo nhà ga để đạt công suất 50 triệu hành khách mỗi năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2035. Các hạng mục còn lại sẽ hoàn thành giai đoạn 3 để nâng công suất lên 100 triệu hành khách mỗi năm và dự kiến hoàn thành vào năm 2050.
Tháng 9/2022, phần thi công đã trải qua một vòng đấu thầu đầu tiên, tuy nhiên không có nhà đầu tư nào đáp ứng đủ các yêu cầu. Thất bại này đã đẩy ACV phải tiến hành niêm phong hồ sơ và tái tổ chức đấu thầu. Đến ngày 12/6, chủ đầu tư đã thông báo hủy hồ sơ mời thầu cho gói thầu 5.10. Ba đơn vị liên danh mua hồ sơ thầu bao gồm: CHEC-BCEG-Vietnam Contractors, Ninh Bình và Vietur.
Ở mảng trong nước, liên danh Becamex gồm 8 nhà thầu đã tích luỹ nhiều kinh nghiệm trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước, gồm: Central, An Phong, Hòa Bình, Thành An, Unicons, Delta, và Power Line Engineering Public Company Limited (Thái Lan), tất cả đều do Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons đứng đầu.
Liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors tập hợp các đơn vị Coteccons, CDC, Xuân Mai, và Beijing Construction Engineering Group Co. Ltd thuộc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc China Harbour Engineering Company Limited đứng đầu.
Trong khi đó, liên danh Vietur bao gồm 10 thành viên, trong đó có một số nhà thầu trong nước như: Ricons, Newtecons, Sol E & C, Vinaconex, CC1, và liên danh này do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng Ic Istas (Ic Istas) của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.
2. Năm 2023 khởi công hai đường kết nối sân bay Long Thành
Hiện tại, 2 con đường T1, T2 dài hơn 8 km, với tổng kinh phí đầu tư vượt qua ngưỡng 2.600 tỷ đồng, đang được triển khai để tạo nối kết tối ưu giữa Sân bay Long Thành và tuyến cao tốc TPHCM - Dầu Giây thông qua quốc lộ 51.
Dự án này do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khởi công vào ngày 14/7 và dự kiến sẽ hoàn thành sau khoảng 2,5 năm. Đây là một phần quan trọng trong giai đoạn 1 của dự án xây dựng Sân bay Long Thành.
Tuyến đường T1, có chiều dài 3,8 km, khởi điểm từ cổng chào phía tây Sân bay Long Thành, liên kết với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và kết thúc tại tỉnh lộ 25C. Tuyến này rộng khoảng 85-120 m, bao gồm 8 làn ô tô tiêu chuẩn và 6 làn xe cùng hành.
Tuyến đường T2, dài 3,5 km, bao gồm 4 làn ô tô chạy theo hai nhánh riêng biệt hoặc nối với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Cả T1 và T2 đều được thiết kế để tạo một sự liên kết thuận lợi, giúp việc di chuyển giữa Sân bay Long Thành và các tuyến đường chính khác trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Việc xây dựng hai tuyến đường này đòi hỏi việc sử dụng hơn 130 ha đất, trong đó có khoảng 110 ha dành cho hộ gia đình và cá nhân với hơn 900 trường hợp. Hiện nay, hơn 70% diện tích đất cho tuyến T1 đã được UBND huyện Long Thành sử dụng, trong khi diện tích đất cho tuyến T2 vẫn chưa được chuyển giao.
Hai tuyến đường T1 và T2 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Sân bay Long Thành với hệ thống giao thông hiện có, giúp tối ưu hóa lưu thông hành khách và hàng hoá giữa TP HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như các tỉnh miền Nam. Tuyến T1 cũng được thiết kế để phục vụ việc xây dựng các hạng mục khác tại Sân bay Long Thành. Việc đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông này được ACV xem là cần thiết, góp phần cải thiện khả năng di chuyển của hành khách và hàng hoá, cùng với sự hoạt động liên tục của sân bay khi đi vào vận hành.
Vì là một công trình có quy mô lớn nên sân bay Long Thành được chia làm 3 giai đoạn để hoàn thành:
Giai đoạn 1 (2019 – 2025): ở giai đoạn này, một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách sẽ được xây dựng đầu tiên. Nhà ga này sẽ phục vụ hành khách và và vận chuyển hàng hóa với công suất 25 triệu hành khách/năm và số lượng hàng hóa là 1,2 triệu tấn/năm.
Giai đoạn 2 (2025 – 2035): Với mong muốn đạt được 50 triệu hành khách/năm, 15 triệu tấn hàng hóa/năm sân bay Quốc tế Long Thành sẽ xây thêm một đường cất hạ cánh và một nhà ga khách ở giai đoạn 2.
Giai đoạn 3 (2035 – 2050): Mục tiêu cao nhất mà sân bay này muốn đạt được là 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, chính vì vậy cần phải có giai đoạn 3 để hoàn thành với lộ trình 2035 – 2040.
Trước đó để thực hiện gói thầu tư vấn khảo sát và có thể nghiên cứu, đưa ra những giai đoạn thi công hiệu quả nhất, ACV đã ký hợp đồng với tư vấn JFV vào giữa năm 2018.
Diện tích để xây dựng cảng quốc tế Long Thành rất lớn, chính vì vậy việc giải tỏa đền bù và tái định cư cho người dân tốn khá nhiều thời gian. Dự án này đã được giải ngân 225 tỷ vào tháng 5/2019.
Việc bàn giao mặt bằng cho dự án sân bay Quốc tế Long Thành phải hoàn thành vào quý 2 năm 2020. Những điều này vẫn đang là một thách thức vì việc bồi thường và bàn giao không phải là chuyện nhỏ. Có khoảng 4.541 hộ với 14.462 nhân khẩu nằm trong vùng phải giải tỏa. Ngoài ra còn có 25 tổ chức bị ảnh hưởng, quá trình này mất một số tiền rất lớn lên đến 18.500 tỷ đồng.
Từ 10/2015 đến 2019 dự án sân bay Quốc tế Long Thành về cơ bản đã hoàn thành những bước triển khai đầu. Ngày 18/5/2019 việc giải tỏa đền bù được tiến hành nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện 6 xã nằm trong khu vực quy hoạch của dự án này là xã Long An, Long Phước, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn, Bàu Cạn của huyện Long Thành (Đồng Nai) đang được hỗ trợ tái định cư.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, phải khởi công giai đoạn I dự án sân bay quốc tế Long Thành vào đầu năm 2021.
Quy hoạch hệ thống giao thông nối trực tiếp sân bay
Xem chi tiết: Những tuyến đường kết nối với sân Bay Long Thành trong tương lai
Lợi ích của sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động
Việc xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành không chỉ đem về nhiều lợi ích mà còn có khả năng giải quyết được rất nhiều vấn đề, cụ thể như sau:
Thứ nhất giải quyết được tình trạng quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất: Như chúng ta đã biết, Tân Sơn Nhất là một trong những sân bay quốc tế lớn tại Việt Nam. Với diện tích 590 ha cho khai thác dân dụng và 517 ha do quốc phòng quản lý. Không chỉ vậy, một phần của sân bay này được dùng làm sân golf. Vào năm 2016, công suất phục vụ khách mà sân bay này đạt được chỉ 25 triệu khách/năm nhưng lại gặp tình trạng quá tải vào các năm sau đó.
Không chỉ vậy đường bay của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất không đạt chuẩn khi khoảng cách giữa hai đường chỉ có 365m, mà khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn của ICAO là 1035m, hai máy bay mới có thể cất và hạ cánh cùng lúc.
Việc xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành sẽ giảm được một áp lực rất lớn cho sân bay Tân Sơn Nhất , đồng thời cũng giảm được tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở xung quanh khu vực sân bay.
Thứ hai không cần phải tốn kém trong việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Đã có nhiều tranh cãi xoay quanh việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hay xây mới sân bay Quốc tế Long Thành. Mặc dù việc xây sân bay Quốc tế Long Thành rất tốn kém, nhưng nếu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ khiến thành phố gặp rất nhiều vấn đề như phải di dời và giải tòa 140.000 hộ dân. Cuộc sống của hơn nửa triệu người sẽ bị xáo trộn và đặc biệt với khu vực trung tâm thành phố, điều này lại khó khăn hơn bao giờ hết.
Hơn thế nữa mức chi phí để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên tới 9,1 tỷ USD con số này cao hơn việc tiến hành xây dựng sân bay Long Thành trong giai đoạn 1. Việc cải tạo sân bay cũ sẽ khó có thể đồng bộ tốt mà còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác.
Chính vì vậy xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành là giải pháp tối ưu vì Long Thành có vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng sân bay, nó còn nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam châu Á với các đường bay Đông - Tây, Bắc – Nam.
Thứ ba sân bay Long Thành tạo điều kiện phát triển kinh tế: Sau khi hoàn thành sân bay này dự tính sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại và xếp hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Vì khi đất nước ta đưa vào quy hoạch cảng quốc tế này sẽ giúp chúng ta có cơ hội cạnh tranh với những cảng quốc tế khác, tạo nên động lực để phát triển kinh tế. Đặc biệt là việc kích thích sự phát triển của ngành vận tải trong lĩnh vực hàng không.
Không chỉ vậy sân bay Long Thành nằm ở trung tâm của khu vực ĐNA với những đường bay thuận lợi giúp chúng ta thu hút được một lượng lớn hành khách và hàng hóa cần vận chuyển. Mục tiêu đạt được là 100 triệu hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tại đây còn có thể phát triển các mô hình thương mại, dịch vụ và công nghiệp khác nhau.
Thứ tư giúp giá đất tại Long Thành tăng cao: Đất nền tại Long Thành có nhiều biến động từ khi dự án này được phê duyệt. Việc cảng hàng không quốc tế được xây dựng tại đây đã biến khu vực này trở thành một mảnh đất tiềm năng, thu hút một lượng lớn nhà đầu tư bất động sản. Xem thêm: Các dự án đất nền Long Thanh đang triển khai hay dự án khu đô thị Gem Sky World tại Long Thành đang mở bán với giá 25 triệu/m2. Rõ ràng cảng quốc tế này sẽ là bước tiến mới cho khu vực Đồng Nai, đặc biệt là Long Thành, giúp đất ở đây dễ bán hơn bao giờ hết.
Thứ năm tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn người: Việc xây dựng sân bay quốc tế tại đây sẽ kéo theo nhiều cơ hội cho những lĩnh vực khác, công nghiệp, dịch vụ theo đó cũng được đẩy mạnh để đáp ứng được nhu cầu của hành khách và đặc biệt là việc vận chuyển hàng không từ Đồng Nai sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Không chỉ vậy lượng lao động cần sử dụng đến cho công việc sẽ nhiều hơn. Dự tính sau khi cảng Quốc tế này được xây dựng sẽ giải quyết được vấn đề thất nghiệp cho hàng trăm ngàn người.
Đơn giá bồi thường đất khu vực sân bay Long Thành
Theo quyết định 1214/QĐ-UBND về phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành như sau:
Với tổng diện tích đất thu hồi tại xã Bình Sơn là 1.737ha. Giá bồi thường cao nhất là 5,106 triệu đồng/m2 (tính theo mét ngang của đất) cho đất tiếp giáp mặt tiền (vị trí 1), đoạn qua xã Cẩm Đường ở Hương Lộ 10, còn vị trí 2 (đường Hương Lộ 2) đường nhựa hoặc bê tông được bồi thường 2,545 triệu đồng/m2 còn đường đất là 2,241 triệu đồng/m2. Đất ở vị trí 3, 4 được bồi thường từ 1,459-1,98 triệu đồng/m2.
Đất ở nông thôn, đoạn từ ranh giới nông trường cao su Bình Sơn đến hết ranh giới xã Suối Trầu cũ được bồi thương như sau:
Vị trí 1 thuộc đất ở được bồi thường 4,591 triệu đồng/m2, vị trí 2 từ 2,049 đến 2,3 triệu đồng/m2, vị trí 3 từ 1,606 đến 1,8 triệu đồng/m2, vị trí 4 từ 1,464 đến 1,577 triệu đồng/m2.
Giá bồi thường thấp nhất thuộc về đất nuôi trồng thủy sản ở Hương Lộ 10, đoạn qua UBND xã Bình Sơn và đường vào UBND xã Bàu Cạn. Cụ thể, vị trí 1 thuộc đất ở được bồi thường 338 ngàn đồng/m2, vị trí 2 là 203 ngàn đồng/m2, vị trí 3 là 183 ngàn đồng/m2, vị trí 4 là 161 ngàn đồng/m2.
Hình ảnh sân bay Long Thành sau 2 năm khởi công
Diện mạo mô phỏng sân bay Long Thành trong tương lai
Trên đây là một vài thông tin về cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sân bay Quốc tế lớn nhất nước ta.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập
Bình luận (1)