Trong cuộc sống hàng ngày, mọi thứ diễn ra mà ta cho đó là điều hiển nhiên, bình thường nhưng thực tế, phía sau nó tồn tại một trật tự nhất định và lặp đi lặp lại. Con người sẽ trải qua sinh, lão, bệnh, tử đó là một quy luật mà không ai có thể bỏ qua một giai đoạn nào.
Trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp những khúc mắc của đọc giả các vấn đề liên quan đến quy luật.
Quy luật là gì?
Thuật ngữ “ quy luật” chúng ta thường xuyên bắt gặp trong lĩnh vực học thuật và cả trong đời sống hàng ngày, do đó thuật ngữ ngày không quá xa lạ với chúng ta. tuy nhiên, việc nắm vững định nghĩa và phân loại chúng cũng rất quan trọng. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật là sự phản ánh những mối liên hệ chung, tất yếu, khách quan mang tính bản chất được lặp đi lặp lại giữa các sự vật và hiện tượng.
Còn quy luật được xác định dưới góc nhìn của triết học thì nó lại là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa học. Quy luật sẽ phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Việc này có thể hiểu là những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể
Đối với chủ nghĩa duy tâm thì lại quan niệm sự phản ánh của tư duy não bộ mỗi người là quy luật. Cũng chính vì thế mà theo quan niệm này quy luật lại luôn mang theo sự đánh giá, quan điểm các nhân, vì vậy, quy luật không thể có tính khách quan.
Tuy nhiên, ngày nay mọi người thường nhìn nhận quy luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại và mang tính khách quan.
Những đặc trưng cơ bản của quy luật
Quy luật mang tính tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người, đây là một trong những đặc điểm cơ bản của quy luật. Các quy luật đều phản ánh nhận thức, tư duy của con người về thế giới quan.
Quy luật phản ánh bản chất của sự vật, do vậy nắm được quy luật là hiểu được bản chất của đối tượng mà quy luật phản ánh. tuy nhiên, cùng một bản chất có thể được biểu hiện qua nhiều quy luật khác nhau.
Quy luật mang tính ổn định, bên cạnh đó, quy luật còn được lặp đi lặp lại trong những điều kiện và hoàn cảnh tương tự.
Các hình thức biểu hiện của quy luật
quy luật trên thực tiễn rất đa dạng và phong phú, các quy luật khác nhau về phạm vi, tính chất đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Chính vì thế, việc phân loại quy luật là rất cần thiết để phù hợp với mục đích của con người sẽ áp dụng các quy luật khác nhau để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật khác nhau đó.
Xét về phạm vi tác động, quy luật được phân thành: quy luật chung có phạm vi tác động rộng lớn trong toàn thế giới và quy luật riêng tác động trong một loài, một loại sự vật nào đó.
Xét về tính chất phản ánh, quy luật được phân thành:
- Quy luật tự nhiên, diễn ra một cách tự phát trong lĩnh vực tự nhiên. Ví dụ: quy luật trao đổi chất của các sinh vật sống như ở con người, động, thực vật.
- Quy luật xã hội, diễn ra trong xã hội thông qua hoạt động có ý thức của con người. Ví dụ: quy luật cung cầu, quy luật sản xuất giá trị thặng dư.
- Quy luật tư duy, diễn ra thông qua hoạt động của bộ óc con người, biểu hiện cụ thể trong logic hình thức như: Quy luật đồng nhất, trong suy luận cần phải nhất quán về đối tượng tránh tình trạng tiền hậu bất nhất.
- Quy luật cấm mâu thuẫn về một đối tượng nào mà cả hai ý kiến trái ngược nhau thì cả hai không thể cùng chân thực.
- Quy luật loại trừ cái thứ ba hay bài trung, một ý kiến về đối tượng chỉ có thể hoặc là chân thực hoặc là giả dối.
- Quy luật lý do đầy đủ khi bình phẩm về đối tượng phải có đầy đủ các căn cứ để chứng minh.
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật bao gồm: quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại cho biết phương thức của sự vận động, phát triển, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập cho biết nguồn gốc của sự vận động và phát triển, quy luật phủ định của phủ định cho thấy khuynh hướng phát triển của sự vật
Trên đây là một vài thông tin liên quan đến vấn đề Quy luật là gì? Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Truy cập website INVERT.VN để biết thêm nhiều bài viết khác nhé!
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập