Phí thường niên là một trong những khoản phí được hầu hết các ngân hàng áp dụng đối với những khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng. Vậy phí thường niên là gì? Làm cách nào để giảm mức phí thường niên hàng năm cho thẻ ngân hàng?
Cùng INVERT tìm hiểu phí thường niên là gì cũng như một số thông tin cơ bản về phí thường niên thông qua bài viết sau.
Phí thường niên của các ngân hàng
Ngân hàng | Phí thường niên (VND) | Phí phát hành (VND) |
Agribank | 100.000 | 100.000 |
Vietcombank | 100.000 | Miễn phí |
Vietinbank | 120.000 | 75.000 |
BIDV | 200.000 | Miễn phí |
Đông Á | 200.000 | Miễn phí |
HD Bank | 220.000 | Miễn phí |
VPBank | 250.000 | Miễn phí |
TPBank | 250.000 | Miễn phí |
Sacombank | 299.000 | Miễn phí |
Techcombank | 300.000 | Miễn phí |
ACB | 300.000 | Miễn phí |
Eximbank | 300.000 | Miễn phí |
Pvcombank | 300.000 | Miễn phí |
Mục lục bài viết [Ẩn]
Phí thường niên là gì? Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Phí thường niên là khoản phí hằng năm được ngân hàng thu bằng cách cấn trừ trực tiếp vào tài khoản hay khách hàng phải trả cho ngân hàng để duy trì tính năng dịch vụ, chủ yếu áp dụng cho các loại thẻ, để đảm bảo quyền lợi của chủ tài khoản. Nếu như bạn chỉ mở tài khoản ngân hàng mà không làm thẻ thì bạn sẽ không cần phải đóng loại phí này.
Tài khoản thu phí thường niên chính là số tài khoản ngân hàng của thẻ ATM nội địa, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán,… Chỉ khi đóng phí thường niên đầy đủ, ngân hàng mới cho phép bạn thực hiện giao dịch gửi tiền, chuyển tiền, nhận tiền,…
Phí thường niên thu khi nào? Cách tính phí thường niên
Phí thường niên sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm bạn đăng ký và mở thẻ bằng cách cấn trừ trực tiếp vào tài khoản. Đối với thẻ tín dụng, khoản phí này sẽ được tính chung vào hạn mức tháng thu phí. Trong trường hợp, tài khoản của bạn không có tiền, ngân hàng sẽ thu phí ngay sau khi bạn nạp tiền lần tiếp theo.
Sau đó, phí thường niên sẽ được tính tiếp theo và thu vào tháng 12. Nếu thời gian tham gia của chủ thẻ chưa đủ năm thì thu theo số tháng tham gia thực tế trong năm.
Số tháng tham gia được tính như sau: Nếu chủ thẻ tham gia trước ngày 15 trong tháng thì tính phí kể từ tháng bắt đầu tham gia trở đi. Ngược lại, nếu chủ thẻ tham gia tử ngày 15 trở đi trong tháng thì tính phí từ tháng liền kề sau của tháng tham gia trở đi.
Chắc hẳn qua những giải thích trên, bạn cũng có thể biết được thu phí thường niên techcombank là gì? Phí thường niên mb bank là gì? Thu phí thường niên tpbank là gì? Thu phí thường niên Agribank là gì,... rồi đúng không nào. Cùng INVERT tham khảo ngay các mức phí ngay dưới đây.
Phí thường niên mỗi năm thu bao nhiêu tiền?
Tuỳ vào từng loại thẻ mà mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các mức phí thường niên khác nhau. Cụ thể như sau:
Loại thẻ |
Mức phí |
Thẻ ATM, thẻ debit nội địa | Từ 50,000 VND – 100,000 VND |
Thẻ thanh toán quốc tế (debit) | Từ 100,000 VND – 500,000 VND |
Thẻ tín dụng | Tùy thuộc vào hạn mức thẻ, dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. |
Đặc biệt: Ngày nay, một số ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng đăng ký mở thẻ nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường. Cụ thể, ngân hàng sẽ không tính phí thường niên đối với một số thẻ ATM hoặc mở tài khoản ngân hàng.
Chi tiết phí thường niên của các ngân hàng năm 2022
Dựa vào từng hạn mức thẻ mà phí thường niên thẻ tín dụng sẽ được tính khác nhau. Đặc biệt, với những hạn mức không giới hạn, phí thường niên thường được tính rất cao bởi nhiều ngân hàng. Dưới đây là bảng phí thường niên của một số ngân hàng bạn có thể tham khảo:
Ngân hàng | Phí thường niên (VND) | Phí phát hành (VND) |
Agribank | 100.000 | 100.000 |
Vietcombank | 100.000 | Miễn phí |
Vietinbank | 120.000 | 75.000 |
BIDV | 200.000 | Miễn phí |
Đông Á | 200.000 | Miễn phí |
HD Bank | 220.000 | Miễn phí |
VPBank | 250.000 | Miễn phí |
TPBank | 250.000 | Miễn phí |
Sacombank | 299.000 | Miễn phí |
Techcombank | 300.000 | Miễn phí |
ACB | 300.000 | Miễn phí |
Eximbank | 300.000 | Miễn phí |
Pvcombank | 300.000 | Miễn phí |
Một số câu hỏi thường gặp về phí thường niên
1. Không đóng phí thường niên thẻ ATM được không?
Tuỳ thuộc vào loại thẻ mà bạn đang sử dụng mà ngân hàng sẽ căn cứ xem bạn có cần phải đóng phí thường niên hay không. Cụ thể:
- Đối với thẻ tín dụng: Kể cả khi bạn không sử dụng cũng như làm thủ tục khóa nhưng không hủy thẻ thì bạn vẫn phải đóng phí thường niên. Nếu như không đóng, mức phí phạt qua tháng, năm sẽ rất cao.
Ngoài ra, việc không đóng phí thường niên dài hạn sẽ khiến cho bạn nằm trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của bản thân gây nhiều khó khăn cho việc vay vốn về sau đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
- Đối với các loại thẻ trả trước: Khi tới kỳ thanh toán phí thường niên nhưng tài khoản của bạn không có tiền thì ngân hàng sẽ thu bù ngay sau khi tài khoản có tiền. Trong trường hợp, khách hàng không sử dụng tài khoản đó nữa thì mức phí này sẽ được tính vào tổn thất của ngân hàng.
2. Làm thế nào để giảm phí thường niên?
Với mong muốn giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Dưới đây là một số cách để giảm bớt phí thường niên:
- Chọn thẻ được tích điểm thưởng: Nhiều ngân hàng đưa ra chính sách tích lũy điểm thưởng để đổi phí thường niên như HSBCm TPBank,...Khi đó, khi dùng thẻ để chi tiêu, bạn sẽ được quy đổi thành điểm thưởng và phiếu miễn phí thường niên cho năm tiếp theo.
- Chọn ngân hàng có chính sách ưu đãi phí thường niên: Trước khi mở thẻ, bạn nên lựa chọn những ngân hàng có miễn phí thường niên từ 1 đến 2 năm tùy quy định của mỗi ngân hàng.
- Đàm phán trực tiếp với ngân hàng: Trên thực tế, phí thường niên là giá bán sản phẩm nên có thể đàm phán được với ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào khả năng của khách hàng cũng như tiềm lực tài chính của tổ chức tín dụng.
- Tận dụng chương trình khuyến mại: Bạn có thể bù đắp chi tiêu bằng cách tận dụng các chương trình khuyến mãi của ngân hàng. Điển hình là các khách hàng đăng ký mở thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng sẽ được khuyến mãi lên tới 70%.
3. Phí duy trì tài khoản là gì? Có khác phí thường niên không?
Phí duy trì tài khoản là phí mà người dùng thẻ phải trả để duy trì tài khoản tại ngân hàng dao động từ 2.200 - 66.000 đồng/ tháng (đã bao gồm VAT). Đối với nhiều ngân hàng, nếu bạn duy trì số dư trong tài khoản trên mức quy định (ví dụ với Techcombank và MSB là 2.000.000 VNĐ) thì khách hàng sẽ được miễn loại phí này.
Về cơ bản, phí thường niên và phí duy trì tài khoản là 2 khoản phí khác nhau nên bạn cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Trên đây là bài viết tổng hợp về phí thường niên là gì mà đội ngũ INVERT chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng thông qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể biết được phí thường niên là gì cũng như số tiền mà bạn phải trả khi tới hạn phí thường niên.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập