Trong xã hội hiện nay, nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá con người từ đó quyết định chất lượng, mối quan hệ giữa người với người.
Vậy nhân cách là gì? Những yếu tố nào hình thành nhân cách? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và phân tích trong bài viết này.
Mục lục bài viết [Ẩn]
1. Khái niệm nhân cách là gì?
Trong bất kỳ hoàn cảnh bất kỳ xã hội nào, nhân cách con người luôn là yếu tố được coi trọng. Nhân cách không phải là tính cách bẩm sinh của con người, mà nó được hình thành và phát triển dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngay từ nhỏ, mỗi cá nhân đều được giáo dục để trở thành người có nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử, giao tiếp giữa người với người và phản ứng giữa con người với các sự vật, hiện tượng.
Khái niệm nhân cách con người không được quy định chính xác hay thuộc bất kỳ khuôn khổ luật pháp nào, nhưng trong phạm trù tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khi nói về nhân cách. Từ nhiều nguồn tham khảo, có thể định nghĩa nhân cách là tổng hợp những đặc điểm thuộc tâm lý, tính cách được hình thành từ các yếu tố sinh học và môi trường, biểu thị bản sắc, giá trị của một con người.
Nhân cách không phải là tất cả đặc điểm mà chỉ bao gồm những đặc điểm được quy định của con người với tư cách là thành viên xã hội nói lên cốt cách, phẩm chất của mỗi cá nhân. Phẩm chất, cốt cách này được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành động, ứng xử, các hoạt động phổ biến và được xã hội đánh giá.
Nhân cách không phải là một phẩm chất riêng lẻ, mà là tổng hợp những đặc điểm tâm lý đặc trưng được xác định. Những thuộc tính tạo thành nhân cách được thể hiện ở 3 cấp độ: cấp độ bên trong con người, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra thành hành động.
Nhân cách con người không quy định độ tuổi, tuy nhiên chúng ta không nói nhân cách của trẻ sơ sinh, trẻ em vài tháng tuổi. Do vậy, có thể ngầm hiểu nhân cách được hình thành và xây dựng từ sau khi con người sinh ra, trong quá trình sinh sống và trưởng thành, bằng cách phản ứng với các mối quan hệ xã hội sẽ xây dựng lên nhân cách của từng cá nhân mỗi người. Nhân cách không cố định, mà có thể giữ nguyên hoặc thay đổi theo thời gian, nó có thể phát triển tốt đẹp hơn mỗi ngày hoặc cũng có thể suy thoái xấu đi theo thời gian.
Nhân cách là yếu tố quan trọng giúp xây dựng đạo đức của mỗi cá nhân, từ những cá nhân có nhân cách tốt sẽ hình thành một tập thể tốt, đó cũng là tiền đề để phát triển xã hội và đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách
Có 4 đặc điểm cần phân tích khi nói về nhân cách:
Tính ổn định: Nhân cách của con người có thể thay đổi theo thời gian, nhưng tổng thể chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn và thống nhất. Nhìn vào nhân cách có thể đánh giá một cá nhân trong khoảng thời gian nhất định cũng như dự đoán hành vi trong những tình huống cụ thể.
Tính thống nhất: Nhân cách có thể bao gồm nhiều thuộc tính riêng lẻ nhưng sẽ không tách rời nhau và tạo một tổng thể thống nhất mang bản sắc riêng của mỗi cá nhân.
Tính tích cực: Nhân cách là chủ thể hoạt động và là sản phẩm của xã hội do đó nó mang tính tích cực. Tính tích cực thể hiện ở quá trình thoả mãn các nhu cầu nhằm cải tạo bản thân chủ thể và cải tạo xã hội xung quanh.
Tính giao tiếp: Con người tham gia vào xã hội thông qua giao tiếp, đây được coi là nhu cầu cơ bản và cần thiết nhất của mỗi người. Từ hoạt động giao tiếp này, nhân cách được bộc lộ và đánh giá. Nếu vì lý do nào đó, một cá nhân bị tách khỏi xã hội loài người thì sẽ không thể tồn tại và phát triển nhân cách.
3. Các yếu tố hình thành và phát triển nhân cách
Khi mới bắt đầu chào đời, con người được coi là một cá nhân chưa có nhân cách, trong suốt quá trình trưởng thành mỗi cá nhân sẽ tự xây dựng nhân cách cho riêng mình. Nhân cách được hình thành và phát triển dựa trên 5 yếu tố:
Di truyền
Bao gồm các yếu tố về bẩm sinh có sẵn bên trong cấu tạo sinh học của con người, đó có thể là những đặc tính di truyền của thế hệ trước cho thế hệ sau. Những yếu tố này là tiền đề đầu tiên để hình thành và phát triển nhân cách trong quá trình trưởng thành sau này.
Hoàn cảnh sống
Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên (đất đai, khí hậu) và hoàn cảnh xã hội (văn hoá, phong tục, tập quán) có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách. Ở mỗi hoàn cảnh sống khác nhau, con người có điều kiện, lối sống khác nhau, điều này sẽ tác động đến nhân cách của từng cá nhân trong xã hội.
Giáo dục
Nếu như hoàn cảnh sống là nhân tố tác động ban đầu thì giáo dục sẽ là nhân tố nuôi dưỡng sau này giúp hình thành nhân cách. Giáo dục được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có kế hoạch mang hướng tích cực đến con người đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên.
Giáo dục giúp định hướng cá nhân theo tiêu chuẩn xã hội, giúp điều chỉnh lại những đặc điểm bẩm sinh nếu chưa hoàn thiện, giáo dục cũng giúp bù đắp những khiếm khuyết ở hoàn cảnh sống. Tâm lý học chỉ ra rằng, trẻ em chỉ được phát triển tốt nhất khi được sống trong môi trường có giáo dục ngay từ khi con nhỏ.
Hoạt động
Con người tham gia xã hội thông qua những hoạt động, đây là những hoạt động có mục đích được thực hiện bằng thao tác, công cụ nhất định. Thông qua những hoạt động khác nhau và việc lặp đi lặp lại hoạt động sẽ hình thành nhân cách bên trong con người.
Giao tiếp
Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội để trao đổi, trau dồi nhân cách. Trong hoạt động này, con người không chỉ nhận thức chính mình mà còn có thể nhìn nhận người khác, tự so sánh mình với mọi người để đưa ra tiêu chuẩn đúng đắn nhất cho bản thân.
4. TOP câu nói hay về nhân cách sống và đối nhân xử thế
Câu nói hay về nhân cách sống, đức tính con người
Những câu nói hay về nhân cách sống đáng suy ngẫm nhất
Những câu nói hay về nhân cách sống
Top những câu nói hay về cách đối nhân xử thế
Việc giao tiếp với những người có nhân cách đúng đắn, chuẩn mực sẽ tác động tích cực đến quá trình hình thành nhân cách của bản thân. Ngược lại, nếu ở trong môi trường có nhiều cá nhân chưa đúng chuẩn mực đạo đực có thể ảnh hưởng đến nhân cách của những người giao tiếp cùng.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập