Kinh nghiệm mua nhà

[2024] Điều kiện mua nhà ở xã hội ở TP HCM và Hà Nội

Đất nước chúng ta ngày càng phát triển, mọi người dân đều mong muốn có một mái ấm dù nhỏ hay to, để đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp nên Nhà Nước đã ra đời nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội hiện đang được ưa chuộng
Nhà ở xã hội hiện đang được ưa chuộng

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhậu hoặc các loại hình nhà được sở hữu quản lý bởi nhà nước được xây dựng với mục đích giúp cho các cán bộ công nhân viên chức chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp những đối tượng theo quy định của pháp luật.

Nhà ở xã hội do Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cho các đối tượng theo quy định của pháp luật mua ở hoặc cho thuê. Đây là loại hình đóng góp to lớn trong việc phát triển kinh tế, ý nghĩa xã hội cho người dân nhất là những người có thu nhập thấp.

Trước đây mọi người chưa biết nhiều về nhà ở xã hội nên thường nghĩ nhà ở xã hội là các loại chung cư xây dựng tạm bợ, lụp sụp, nhưng hiện nay các dự án nhà ở xã hội ngày càng được các nhà đầu tư xây dựng quy mô, sạch sẽ, chất lượng nên được nhiều người quan tâm, nhiều người đang muốn tìm hiểu về các điều kiện để mua được nhà ở nhà hội.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Horea nhận định về  nhà ở xã hội
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Horea nhận định về  nhà ở xã hội

Quy định về các đối tượng được mua nhà ở xã hội

Hiện nay theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Trong đó ưu tiên những đối tượng sau:

- Người có công với cách mạng;

- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; chưa có nhà ở hoặc có nhà ở diện tích chia đều nhỏ hơn 8 mét-vuông trên 1 người.

- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

Ngoài những đối tượng nêu trên thì các đối tượng sau cũng được ưu tiên mua nhà ở xã hội đó là:

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND và QĐND;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…

Điều kiện vay mua nhà ở xã hội

- Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại nơi có dự án nhà ở xã hội và đã đóng Bảo hiểm xã hội trên 1 năm.

- Chỉ tiến hành cho vay với các Hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký với chủ đầu tư sau ngày 7/1/2013.

- Không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên do mức thu nhập thấp dưới 9 triệu đồng trên tháng và có nhu cầu về mua nhà ở xã hội với lý do phù hợp.

- Người đi vay mua nhà ở xã hội thực sự chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích đất sử dụng dưới 8 mét-vuông trên người và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

- Đảm bảo có tài sản thế chấp khi đăng ký vay mua nhà, có thể thế chấp bằng chính căn hộ đăng kí mua hoặc tài sản có từ trước.

- Khi vay mua nhà ở xã hội và đáo hạn nợ trước hạn sẽ phạt 2% trên tổng số tiền trả nợ.

- Các loại nhà ở xin vay mua đảm bảo là nhà ở xã hội, nhà ở thương mại đang chuyển sang nhà ở xã hội, có diện tích dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu trên 1 mét-vuông.

- Người mua cần kí kết hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước khi đăng kí vay mua nhà ở xã hội và trình hồ sơ đến Ngân hàng

- Vay mua nhà ở xã hội năm 2017

- Người đi vay đảm bảo có công việc và mức thu nhập ổn định.

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Để được hỗ trợ mua nhà ở xã hội thì những đối tượng nêu trên phải đáp ứng những điều kiện như: Điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập, bao gồm:

- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội;

- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội;

- Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó.

- Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

- Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Đối tượng mua nhà ở xã hội hiện hiện nay

Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014, có 9 đối tượng được mua nhà ở xã hội. Cụ thể, người có thu nhập thấp, hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn thành thị, người làm việc trong các đơn vị công an và quân đội nhân dân, những người có công với cách mạng, công nhân làm trong các khu công nghiệp, cuối cùng là các hộ dân thuộc diện bị giải tỏa mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng mà chưa được bồi thường.

Điều kiện mua nhà ở xã hội: Có 3 điều kiện mua nhà ở xã hội theo quy định của nhà nước mà mọi người cần biết như sau:

Điều kiện về cư trú: Nếu bạn có nhu cầu mua nhà ở xã hội tại nơi có dự án nhà ở xã hội bạn phải có hộ khẩu thường trú. Nếu bạn không có hộ khẩu thường trú thì điều kiện bắt buộc bạn phải có hộ khẩu tạm trú tại nơi có dự án nhà ở xã hội. Ngoài ra bạn phải có bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động 1 năm trở lên tại tỉnh, địa phương nơi có dự án nhà ở nhà hội.

Nếu bạn thuộc diện tái định cư thì phải đảm bảo các điều kiện quy định của tỉnh, địa phương nơi có dự án nhà ở xã hội.

Điều kiện về nhà ở: Theo quy định của luật nhà ở điều thứ 51 bạn phải là người đang gặp khó khan về nhà ở, cụ thể như sau:

+ Đối tượng phải đi thuê, mượn hoặc ở nhờ nhà người khác vì chưa có nhà ở. Bạn chưa mua hoặc thuê nhà ở xã hội của các dự án khác.

+ Đối tượng đã có nhà ở nhưng đã bị nhà nước thu hồi vì giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án của nhà nước triển khai, hay nơi bạn ở đang bị xuống cấp và nhà nước thu hồi chưa đền bù cho bạn nơi ở khác.

+ Đối tượng chưa được tặng nhà ở tình thương, tình nghĩa theo diện người có công với cách mạng, chưa hưởng chính sách đất đai nhà ở nơi bạn sinh sống.

Ngoài ra, bạn đã có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình như nhà ở xuống cấp, chật chội không đáp ứng đủ nhu cầu của bạn. (Theo quy định diện tích đất của hộ gia đình là 10m2/sàn/người)

Điều kiện về thu nhập: Bạn là người có thu nhập thấp không thuộc diện người phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên. Đối tượng là người trong hộ gia đình có giấy chứng nhận của đia phương thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo.

Mục đích của việc xây nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho những người có thu nhập thấp nên điều kiện này rất quan trọng và thiết yếu trong điều kiện mua nhà ở xã hội mà mọi người cần biết.

Người mua nhà ở xã hội vẫn được vay với lãi suất 4,8%/năm

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 1956/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.

Theo đó, mức lãi suất của ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo qui định tại Thông tư số 11, Thông tư số 32 và Thông tư số 25 là 4,8%/năm. Mức lãi suất này không thay đổi so với 2021 nhưng đã giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm 2019 và 2020.

Bỏ ưu đãi lãi suất khi vay mua, thuê nhà xã hội

Từ ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 25/2015/TT-NHNN hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội có hiệu lực thi hành, trong đó đã bỏ ưu đãi lãi suất khi vay mua, thuê nhà ở xã hội.

Cụ thể, Thông tư 20/2021/TT-NHNN đã bỏ quy định về ưu đãi lãi suất khi vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; kể từ ngày 20/01/2022, đối tượng được vay vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội chỉ gồm:

- Đối tượng vay vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

- Đối tượng vay vốn xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Thời gian chuyển nhượng, mua bán nhà ở xã hội

Căn cứ theo Điều 62 Luật Nhà ở 2014 thì việc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội phải đúng quy định của Luật này; trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội; đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.

- Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm;

- Thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trình tự thuê, mua nhà ở xã hội
Trình tự thuê, mua nhà ở xã hội

Các thủ tục để đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội

  • Đơn xin mua nhà ở xã hội;
  • Hồ sơ chứng thực về đối tượng và thực trạng nhà ở của bạn tại địa phương bạn sinh sống;
  • Hồ sơ chứng minh điều kiện cư trú của bạn;
  • Hồ sơ chứng minh thu nhập của bạn.

Lợi ích và một số lưu ý để đáp ứng điều kiện mua nhà ở xã hội

Lợi ích: Nhà ở xã hội mang lại lợi ích về mặt kinh tế, đảm bảo về an ninh xã hội, giúp đáp ứng nhu cầu, ước mơ sở hữu căn nhà riêng do mình đứng tên. Nhà ở xã hội còn kích thích tăng trưởng các ngành nghề xây dựng, nội thất.

Theo Bộ Trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết “Đầu tư cho NOXH không chỉ có lợi về mặt xã hội mà còn có lợi cả về mặt kinh tế. Nó vừa giúp cho người dân có nhà ở, vừa tạo ra sự phát triển kinh tế. Đây chính là một kênh đầu tư xây dung”.

Ngoài ra, Nhà ở xã hội còn góp phần giúp cho giá trị bất động sản, tiêu dung khu vực tăng lên vì thu hút được lượng người mua nhà về đây sinh sống.

Một số nhà ở xã hội năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh như: nhà ở xã hội quận 9,quận 10, quận 12, quận Bình Tân, nhà ở xã hội River Tower quận 9 và rất nhiều dự án nhà ở xã hội khác đang được xây dựng.

Một số lưu ý mà bạn cần biết: Nhà ở xã hội chủ yếu đáp ứng nhu cầu cho người có thu nhập thấp nên chỉ xây dựng diện tích từ 25m2 đến tối đa 75m2.

Không được thế chấp ngân hàng dưới mọi hình thức hoặc chỉ được thế chấp ngân hàng để mua chính căn hộ đó. Ngân hàng có thể hỗ trợ vay tối đa 80% giá trị căn hộ.

Không được sang nhượng khi chưa đủ điều kiện 5 năm tính từ ngày trả hết tiền mua nhà theo hợp đồng đã ký kết. Hoặc trước 5 năm cần bán lại nhà chỉ được bán cho Nhà nước, chủ đầu tư, hoặc các đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội đang được nhiều người quan tâm nên Invert đã thu thập các thông tin đầy đủ về điều kiện mua nhà ở xã hội cho các bạn có nhu cầu. Chung tôi sẽ đưa đến cho các bạn về các loại hình nhà ở khác.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đồng Phục Trang Anh

Gửi bình luận của bạn

(*) yêu cầu nhập

Nội dung bình luận (*)
Họ tên
Email
Dự Án Tại TP. Hồ Chí Minh