Nhà nước là thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu kể từ khi xã hội bắt đầu xuất hiện sự phân tầng giai cấp. Nhưng trên thực tế, nhà nước là gì và nguồn gốc ra đời của nhà nước ra sao? Cùng chúng tôi tham khảo ngay những nội dung sau!
Mục lục bài viết [Ẩn]
1. Nhà nước là gì?
Về khái niệm, nhà nước được hiểu là tổ chức đặc biệt sở hữu quyền lực chính trị của một quốc gia. Đây là bộ máy chuyên thực hiện các nghiệm vụ cưỡng chế, thực hiện những thức năng quản lý có phần đặc biệt để duy trì trật tự trong xã hội. Mục đích cuối cùng là bảo vệ địa vụ của tầng lớp giai cấp thống trị trong xã hội.
2. Các học thuyết lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước
Nhắc đến nguồn gốc ra đời của nhà nước, chúng ta sẽ có rất nhiều góc nhìn khác nhau dựa trên hệ thống các lý thuyết và quan điểm. Cụ thể:
Nguồn gốc nhà nước theo thuyết thần quyền
Thuyết thần quyền đưa ra quan điểm rằng thượng đế chính là người sắp đặt nên các trật tự xã hội, trong đó bao gồm nhà nước. Nhà nước được thượng đế sáng tạo ra nhằm mục đích bảo vệ trật tự xã hội nói chung.
Nguồn gốc của nhà nước theo thuyết gia trưởng
Theo thuyết gia trưởng, việc xuất hiện của nhà nước chính là kết quả của sự phát triển các mối quan hệ gia đình. Về bản chất, nhà nước chính là một mô hình gia tộc được mở rộng, quyền lực từ nhà nước chính là quyền gia trưởng trong thuyết gia trưởng được nâng cao. Đây chính là hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội con người.
Nguồn gốc nhà nước theo thuyết bạo lực
Theo thuyết bạo lực, nguồn gốc của nhà nước xuất hiện bởi các cuộc chiến tranh xâm lược cũng như việc thị tộc này sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề với thị tộc khác. Kết quả của các cuộc chiến tranh chính là bên thắng được quyền đặt ra hệ thống cơ quan quản lý đặc biệt là “nhà nước”.
Nguồn gốc của nhà nước theo thuyết tâm lý
Theo lý thuyết này, việc ra đời của nhà nước là kết quả thỏa mãn nhu cầu tâm lý của con người. Họ luôn muốn phụ thuộc vào các giáo sĩ, thủ lĩnh để dẫn dắt, tạo động lực cố gắng.
Nguồn gốc nhà nước theo thuyết khế ước xã hội
Thuyết khế ước xã hội cho rằng sự ra đời của nhà nước chính là sản phẩm được tạo thành từ một khế ước xã hội. Khế ước này được ký kết giữa những người sống trong trạng thái không có nhà nước với một nhà nước mới. Trong trường hợp không giữ được vai trò của mình thì khế ước sẽ bị mất hiệu lực, nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký khế ước với chính quyền mới.
Nguồn gốc của nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Theo quan điểm thuộc chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật thực tế không phải những thứ tồn tại vĩnh cửu. Nhà nước chỉ xuất hiện khi mà xã hội của loài người chúng ta phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đó. Cụ thể:
Nhà nước xuất hiện một cách khách quan: Điều này không có nghĩa là nhà nước là vĩnh cửu và vĩnh viễn, nó có thể tiếp tục vận động, phát triển và biến mất hoặc bị thay mới nếu không đáp ứng được những nhu cầu khách quan của dự tồn tại và phát triển của con người.
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đạt đến giai đoạn nhất định: Điều này có nghĩa là nhà nước xuất hiện bởi sự tan rã của thể chế cộng sản nguyên thủy trước đó. Nhà nước chỉ xuất hiện ở thời gian nào đó khi có sự tồn tại của sự phân chia xã hội thành những giai cấp đối kháng nhau.
3. Những chức năng của nhà nước
Chức năng của nhà nước chính là những mục tiêu và cách thức hoạt động chủ yếu mà nhà nước hướng đến. Thực tế, chức năng của nhà nước được xuất hiện từ bản chất của nhà nước và được hình thành bởi cơ cấu giai cấp trong xã hội và cơ cấu kinh tế quyết định. Cụ thể, nhà nước hiện nay được điển hình bởi 2 chức năng chính sau:
Chức năng đối nội
Chức năng đối nội chính là các hoạt động của nhà nước hướng đến sự phát triển nội bộ trong nước. Cụ thể bao gồm:
- Bảo vệ chế độ nhà nước, an ninh chính trị và trật tự xã hội
- Bảo vệ các quyền tự do và dân của của người dân
- Bảo vệ trật tự pháp luật và tăng cường pháp chế
- Tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục hay khoa học
Chức năng đối ngoại
Đối ngoại là chức năng mà nhà nước sử dụng để thiết lập các mối quan hệ với dân tộc, nhà nước khác. Mục tiêu cuối cùng là kết nối, đem đến cơ hội phát triển và cơ hội hợp tác quốc tế cho nhân dân. Từ đó tăng cường tính đối ngoại, phát triển kinh tế quốc gia, khu vực.
Các chức năng khác
Ngoài ra, chức năng của nhà nước còn được chia làm nhiều nhóm khác nhau tùy vào lĩnh vực. Tiêu biểu có thể nhắc đến những chức năng nổi bật sau:
- Chức năng kinh tế
- Chức năng trấn áp
- Chức năng xã hội
- Chức năng bảo vệ quốc gia
- Chức năng thiết lập các mối quan hệ với các nước khác
Hy vọng với những nội dung nêu trên, bạn đọc đã có được những kiến thức hữu ích liên quan đến nhà nước và nguồn gốc của nhà nước. Từ đó có được những kiến thức hữu ích nhất liên quan đến sự ra đời của nhà nước nói chung.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập