Khi mua bảo hiểm nhân thọ chắc chắn bạn thường nghe qua thuật ngũ "đáo hạn". Vậy ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì? Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của INVERT.
Mục lục bài viết [Ẩn]
Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì?
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và kinh doanh bảo hiểm, thuật ngữ "đáo hạn" được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, việc đáo hạn hợp đồng chỉ thường áp dụng cho sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là ngày cuối cùng của thời hạn hợp đồng, được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu như hợp đồng còn hiệu lực đến thời điểm đó. Đến ngày đáo hạn, đơn vị bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ tiền gốc và lãi suất (nếu có) cho người được bảo hiểm.
Thời gian đáo hạn hợp đồng cũng sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm bảo hiểm bạn đã mua. Có thể là 10 năm, 20 năm, 30 năm hoặc đến trọn đời.
Quyền lợi bạn nhận được khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình như việc bạn mua gói bảo hiểm nào, phí bảo hiểm tham gia (cao hay thấp), lãi suất và bảo tức tích lũy hàng năm,...
Ví dụ: Anh An tham gia bảo hiểm trọn đời (bảo vệ sinh mạng đến năm 99 tuổi) với hiệu lực hợp đồng ký kết là ngày 2.1.2020. Mà anh An sinh ngày 14.6.1995, tính đến tháng 7/2021 thì được 26 tuổi. Do đó, ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm sẽ là ngày 1.1.2094 (74 năm).
Những yếu tố ảnh hưởng tới quyền lợi đáo hạn BHNT
Quyền lợi đáo hạn BHNT không chỉ phụ thuộc vào mức phí khách hàng đóng cao hay thấp mà còn chịu tác động của những yếu tố sau:
1. Kết quả hoạt động của Quỹ mà chủ hợp đồng tham gia chia lãi
Đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có tham gia chia lãi, công ty bảo hiểm sẽ trích 1 phần phí vào Quỹ chủ hợp đồng. Quỹ này được đầu tư vào các tài sản có thu nhập cố định như gửi ngân hàng, mua trái phiếu và đầu tư cổ phiếu.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư (trừ đi các khoản phí) sẽ được chia cho người tham gia dưới dạng bảo tức hoặc Lãi chia cuối hợp đồng. Tuy nhiên, khoản bảo tức này sẽ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến quyền đáo hạn bảo hiểm của bạn.
2. Kết quả hoạt động của Quỹ đầu tư
Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho phép người tham gia tự chọn Quỹ đầu tư với tỷ lệ chấp nhận rủi ro phù hợp. Đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, mức lãi suất phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Quỹ liên kết. Nếu Quỹ liên kết hoạt động tốt, mức lãi suất và quyền lợi đáo hạn sẽ tăng, và ngược lại.
3. Định kỳ đóng phí, rút tiền mặt, bảo tức, tạm ứng và trích phí tự động
Để tối ưu quyền lợi đáo hạn bảo hiểm, khách hàng nên đóng phí bảo hiểm định kỳ theo năm để tránh tình trạng dòng tiền về chậm ảnh hưởng đến khoản đầu tư từ phí đó. Để đảm bảo sự công bằng cho khách hàng đóng phí như nhau, các định kỳ nộp phí khác nhau sẽ được áp dụng hệ số khác nhau. Theo đó, định kỳ đóng phí càng nhiều thì hệ số càng cao.
Ngoài ra, việc rút tiền mặt, tạm ứng hoặc tự động trích phí từ giá trị hoàn lại trước ngày đáo hạn cũng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc trước khi thực hiện hành động này, đặc biệt là trong 2 năm đầu tiên, để tránh mất quyền hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng.
4. Sức khỏe và nghề nghiệp của người được bảo hiểm
Khách hàng có sức khỏe dưới chuẩn hoặc làm nghề có tính rủi ro cao sẽ phải trả chi phí bảo hiểm cao hơn. Điều này nhằm để bảo vệ trước rủi ro, so với những khách hàng có sức khỏe tốt và nghề nghiệp ít rủi ro.
Thủ tục nhận quyền lợi đáo hạn bảo hiểm nhân thọ
Để làm thủ tục đáo hạn BHNT, khách hàng tham gia cần chuẩn bị hồ sơ đáo hạn bao gồm:
- CMND (Chứng minh nhân dân)/ CCCD (Căn cước công dân) còn thời hạn sử dụng;
- Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ: tờ màu hồng, có dấu đỏ;
- Bảng minh họa quyền lợi, bảng này cần có mẫu chữ ký của chủ hợp đồng;
- Một số loại giấy tờ khác: giấy ủy quyền hợp pháp (dùng cho trường hợp người được bảo hiểm không thể trực tiếp đến đơn vị bảo hiểm để nhận tiền),...
Thủ tục đáo hạn đúng quy trình gồm 4 bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn kiểm tra ngày đáo hạn trong hợp đồng. Nếu đã đến ngày đáo hạn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị bảo hiểm qua điện thoại hoặc đến văn phòng để yêu cầu thanh toán hợp đồng.
Bước 2: Sau đó, điền đầy đủ các thông tin vào giấy yêu cầu đáo hạn hợp đồng bảo hiểm. Đảm bảo thông tin này chính xác, trùng khớp với những gì đã ghi trên hợp đồng trước đó.
Bước 3: Tiếp đến, đơn vị bảo hiểm sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp mọi thứ hợp lệ thì phía đơn vị bảo hiểm sẽ đẩy nhanh quá trình tất toán cho khách hàng.
Bước 4: Cuối cùng, khách hàng nhận tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm theo quy định của đơn vị bảo hiểm.
Cách tính tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn, số tiền được thanh toán thường phụ thuộc vào mức đóng phí ban đầu, lãi suất, bảo tức tích lũy,... Đồng thời, các công ty bảo hiểm cũng sẽ tính tiền dựa trên trách nhiệm của người tham gia và phía đơn vị bảo hiểm, theo giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Cách tính giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm như sau:
Trong đó:
- Số tiền bảo hiểm (quyền lợi đảm bảo): số tiền mà đơn vị bảo hiểm cam kết trả trong trường hợp có rủi ro xảy ra hoặc được nhận khi đáo hạn.
- Bảo tức tích lũy: khoản lãi không đảm bảo của quỹ chủ hợp đồng tham gia chia lãi, được công bố hàng năm (nếu có).
- Lãi chia cuối hợp đồng: lãi chia không đảm bảo của quỹ chủ hợp đồng tham gia chia lãi.
- Lãi tích lũy: khoản lãi bạn nhận được khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm và để lại tiền mặt tại đơn vị bảo hiểm.
Các hình thức thanh toán đáo hạn hợp đồng BHNT
Hiện nay, có rất nhiều hình thức thanh toán khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm để khách hàng có thể lựa chọn, cụ thể:
- Nhận tiền mặt tại văn phòng của công ty/đại lý bảo hiểm
- Nhận tiền qua bưu điện gần nhất
- Nhận tiền qua tài khoản ngân hàng.
- Chuyển qua tiền đóng hợp đồng mới, nếu khách hàng đủ điều kiện tham gia.
Có thể đáo hạn bảo hiểm nhân thọ trước hạn không?
Việc đáo hạn hợp đồng bảo hiểm có thể được thực hiện trước thời hạn quy định. Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Cụ thể như sau:
- Đáo hạn trong 2 năm đầu kể từ ngày mua: Khách hàng mua bảo hiểm không nhận được hoặc nhận lại rất ít. Đồng thời, các quyền lợi bảo vệ khác cũng không còn được đảm bảo.
- Đáo hạn sau 2 năm và trước ngày đáo hạn: Khách hàng mua bảo hiểm nhận lại được số tiền nhất định theo quy định của công ty bảo hiểm. Ngoài ra, các quyền lợi bảo vệ khác chỉ tính đến thời điểm yêu cầu đáo hạn.
Những lưu ý khi đi nhận tiền đáo hạn BHNT
Khi khách hàng đi nhận tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Khi khách hàng đi nhận tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Cần mang theo CMND/CCCD còn hiệu lực.
- Thời gian nhận là trong vòng 2 ngày, tính từ lúc đại lý nhận được tiền công ty giao.
- Tiến hành ký tên xác nhận lên phiếu thanh toán sau khi đã nhận đầy đủ tiền.
- Khách hàng cần duy trì một chữ ký trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm.
- Có thể ủy quyền cho một người khác để nhận hộ, nhưng cần có chữ ký của chủ hợp đồng và đơn vị bảo hiểm.
Qua những thông tin ở trên, hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp được thắc mắc ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì. Đồng thời, khi đến ngày đáo hạn, khách hàng hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để công ty bảo hiểm nhanh chóng chi trả quyền lợi này.
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập