Dưới đây là những nội dung cơ bản, giới thiệu luật quy hoạch mong rằng sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm được các thông tin quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian, vùng, ngành nghề lĩnh vực để qua đó có thể tiếp cận được tin quy hoạch, có những dự định, tính toán phù hợp với các quy hoạch của nhà nước.
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1. Khái niệm quy hoạch đô thị
- 2. Nội dung quy hoạch đô thị
- 3. Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là
- 4. Bộ khung pháp lý cho các đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam gồm:
- 5. Hệ thống đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam bao gồm gì?
- 6. Nội dung quy định luật quy hoạch hiện hành
- 7. Những điểm nổi bật trong luật quy hoạch hiện nay
- 8. Điểm mới trong quy định về quy trình lập quy hoạch tỉnh
1. Khái niệm quy hoạch đô thị
a) Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
b) Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
c) Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung.
d) Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Xem chi tiết: Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12
2. Nội dung quy hoạch đô thị
Đối với Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị được pháp luật quy định như sau:
1. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị được quy định tại Điều 5, thông tư số 12/2016/TT- BXD như sau: “Điều 5. Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị; Nhiệm vụ quy hoạch chung các đô thị là thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn thực hiện theo quy định tại Điều này.
1.1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng, bản đồ ranh giới và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch chung đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
1.2. Thuyết minh
a) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; vị trí, quy mô phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung đô thị.
b) Nêu tóm tắt hiện trạng về đô thị, các quy hoạch và dự án đang triển khai; yêu cầu đối với việc thu thập tài liệu; yêu cầu về định hướng phát triển không gian đô thị, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, di sản, di tích, các công trình đầu mối, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đánh giá môi trường chiến lược.
Đề xuất một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế - xã hội để có thể nghiên cứu ở bước lập đồ án quy hoạch, đáp ứng Mục tiêu, tính chất, định hướng phát triển đô thị.
c) Xác định tính chất, động lực phát triển, vai trò đô thị đối với vùng và cả nước; quan Điểm và Mục tiêu quy hoạch; xác định những vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch.
d) Dự báo sơ bộ về phát triển kinh tế - xã hội, dân số, lao động, nghề nghiệp, đất đai phát triển đô thị, nông thôn và hạ tầng kỹ thuật.
đ) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch phù hợp với từng loại đô thị.
2. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch”.
3. Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là
- Đầu tư và phát triển bất động sản.
- Văn hóa, lối sống cộng đồng.
- Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực.
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
- Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên.
- Phát triển bền vững của nhân loại.
4. Bộ khung pháp lý cho các đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam gồm:
1. Luật Quy hoạch Đô thị 2009:
- Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị - kèm theo Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
- Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
- Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
5. Hệ thống đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam bao gồm gì?
Theo Nghị định 37/2010, Thông tư 10/2010/TT-BXD, bao gồm:
- Quy hoạch chung xây dựng với tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/25.000.
- Quy hoạch phân khu xây dựng với tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/5.000.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng với tỷ lệ 1/500.
- Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế đô thị.
6. Nội dung quy định luật quy hoạch hiện hành
Luật quy hoạch năm 2017 là luật chung về quy hoạch bao gồm các nội dung quy hoạch dược quy định từ điều 22 đến 26 của luật này. Nội dung quy hoạch bao gồm các công việc từ phân bố sắp xếp, tổ chức lại không gian, đánh giá thực tế, phân tích, đánh giá, dự báo, giải pháp đối với các vấn đề quy hoạch sau:
1. Nội dung quy hoạch quốc gia
- Quy hoạch tổng thể quốc gia (điều 22): Tổ chức sắp xếp phân bố lại không gian cho hoạt động: kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, biển, vùng trời…
- Pháp luật quy hoạch biển quốc gia (điều 23): Phân vùng và tổ chức không gian ngành, lĩnh vực đối với đất ở ven biển, đảo, quần đảo, biển, vừng trời trên biển thuộc quy chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Pháp luật quy hoạch sử dụng đất quốc gia (điều 24): Phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội, môi trường, sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực liên vùng, tỉnh.
- Pháp luật quy hoạch ngành quốc gia (điều 25): xác định hướng phát triển, tổ chức và phân bố lại không gian, nguồn lực cho các ngành thuộc tính liên ngành, liên tỉnh và quy hoạch bảo vệ môi trường, tài nguyên quốc gia.
2. Nội dung quy hoạch vùng: Các nội dung của Luật quy hoạch năm 2017 mới nhất điều chỉnh
- Các vấn đề về quy hoạch vùng sẽ bao gồm các nội dung phân tích, đánh giá thực trạng, quan điểm mục tiêu và phương hướng phát triển, giải pháp theo từng vùng cụ thể để có kế hoạch định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh.
3. Nội dung quy hoạch tỉnh
- Nội dung của luật quy hoạch tỉnh theo quy định tại điều Điều 27 là: hoạt động triển khai các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
4. Nội dung luật quy hoạch đô thị, nông thôn
- Pháp luật quy hoạch đô thị và nông thôn theo điều 28 quy định bao gồm các nội dung: lập, thẩm định,, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, nông thôn.
- Hiện nay các quy định quy hoạch đô thị, nông thôn được thực hiện theo văn bản hướng dẫn luật quy hoạch đô thị và luật xây dựng mới nhất 2014 sửa đổi. Đối với việc công bố, công khai quy hoạch đô thị và nông thôn sẽ được thực hiện theo nghị định hướng dẫn luật quy hoạch 2017 và pháp luật quy hoạch đô thị và xây dựng.
7. Những điểm nổi bật trong luật quy hoạch hiện nay
7.1 Pháp luật công khai quy hoạch
- Theo Luật quy hoạch, tuyệt đối nguyên cấm các hành vi từ chối thông tin về quy hoạch. Điều này có nghĩa là luật quy hoạch yêu cầu phải công khai các tin tức quy hoạch nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực trong việc quy hoạch cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của những người liên quan.
- Cụ thể luật công khai quy hoạch xác định các hành vi cấm như sau:
+ Không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch nếu không thuộc thông tin mật của nhà nước
+ Cố ý công khai quy hoạch sai
+ Làm giả, hủy hoại, sai lệch hồ sơ, tài liệu về quy hoạch
7.2 Xác định nguyên tắc kế thừa khi quy hoạch
- Điều 4 Luật Quy hoạch 2017 quy định nguyên tắc khi quy hoạch đó là:
+ Đảm bảo sự tuân thủ, liên tục, kế thừa và ổn định trong quy hoạch
+ Luôn thống nhất, đồng bộ với các chiến lược quy hoạch ngành, lãnh thổ…
+ Công khai quy hoạch và đảm bảo sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân, hài hòa lợi ích quốc gia, vùng, địa phương và người dân.
+ Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch
7.3 Buộc phải lấy ý kiến khi quy hoạch:
- Theo quy định khi pháp luật về lập quy hoạch sẽ phải lấy ý kiến của các cơ quan,tổ chức liên quan và những đối tượng mà quy hoạch tác động đến theo điều 19.
- Việc lấy ý kiến sẽ thực hiện theo các hình thức:
+ Gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch;
+ Niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
+ Các đơn vị, cơ quan được lấy ý kiến phải có trách nhiệm trả lời. Đối với lấy ý kiến cộng đồng sẽ đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch;
7.4. Pháp luật về điều chỉnh quy hoạch:
- Quy định của luật điều chỉnh quy hoạch cần phải đảm bảo các nguyên tắc, đặc biệt là không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch nếu không phải là trường hợp:
+ Điều chỉnh mục tiêu chiến lược kinh tế, phát triển ngành, lĩnh vực.
+ Điều chỉnh địa giới hành chính.
+ Điều chỉnh quy hoạch do tác động của thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu.
- Theo luật việc điều chỉnh quy hoạch không phụ thuộc vào ý chí của cơ quan lập quy hoạch mà sẽ chỉ được điều chỉnh khi có căn cứ.
8. Điểm mới trong quy định về quy trình lập quy hoạch tỉnh
- Đối với vấn đề lập quy hoạch cấp tỉnh sẽ phải tuân thủ, trình tự các bước theo khoản 4 Điều 16 như sau:
+ Đánh giá thực trạng và đề xuất các mục tiêu, định hướng phát triển.
+ Các cơ quan và tổ chức liên quan, UBND huyện đề xuất nội dung, ý kiến cho quy hoạch.
+ Xử lý, điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, góp ý kiến.
+ Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch.
+ Hoàn thiện nội dung và lấy ý kiến lập quy hoạch.
+ Tiếp nhận, tiếp thu ý kiến và giải trình hoàn thiện quy hoạch.
+ Trình UBND tỉnh xem xét, thông qua và trình chính phủ..
- Trong đó, việc lập các hoạch có tính chất chuyên môn, chuyên ngành phải tuân thủ các quy định của một số luật chuyên ngành như:
+ Pháp luật quy hoạch đất đai mới nhất - Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (Luật đất đai 45/2013/QH13).
+ Pháp luật quy hoạch môi trường: quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường (Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
+ Quy định luật quy hoạch bảo vệ, khai thác sử dụng nguồn nước… (Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13).
+ Quy hoạch thủy lợi (Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14).
+ Quy hoạch xây dựng (Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 sửa đổi luật quy hoạch bổ sung 2018).
+ Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12).
+ Quy hoạch sử dụng biển của cả nước (Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13).
- Mỗi loại quy hoạch có tính chất chuyên môn ngoài tuân theo các quy định của Luật quy hoạch chung 2017 thì cần phải tuân thủ theo các quy định của luật chuyên ngành
Bạn đang theo dõi bài viết Luật quy hoạch đô thị năm 2020: Ngắn gọn và đầy đủ nhất của đội ngũ Invert tổng hợp. Để biết thêm thông tin dự án khác của Invert, bạn có thể tham khảo thêm tại đây
Nguồn: Invert.vn
Gửi bình luận của bạn
(*) yêu cầu nhập